Một ngày như mọi ngày... Khái niệm về ngày tháng trong nhịp sống mang ít nhiều tính cách máy móc như vậy dần dần lu mờ trong tâm trí. Điểm mốc của một tuần là “ngày thăm nuôi” mỗi sáng thứ tư. Sinh hoạt trong pḥng có thay đổi chăng nữa th́ cũng là màn “con mới đến, con cũ đi” kéo theo sự “đùn lên chỗ nằm”.

Một tối nọ, công an đẩy vào pḥng số 4 một chàng thanh niên trên dưới 20 tuổi thân h́nh tương đối mập mạp bảnh trai, hay tay không, vỏn vẹn trên ḿnh áo T-shirt và quần short trắng bó sát người. Sau thủ tục ban sáng, nghĩa là đi cầu về, chàng thanh niên lăn quay ra nằm ngửa giữa pḥng ngủ ngon lành. Vài người “phát hiện” nơi phần trên đáy quần của chàng vết ươn ướt từ từ lan rộng [v́ quần short màu trắng nên thấy rất rơ]; lom khom cúi xuống nh́n kỹ th́ ra vết loan ướt sền sệt, vội kêu to: “anh trưởng pḥng ơi! thằng này bị bệnh lậu! Mũ lậu chảy ra ghê quá!” Anh trưởng pḥng xem xét lại, gật đầu nói: “Thằng ranh con này ăn chơi dữ a!” rồi đến cửa sổ réo to: “Báo cáo cán bộ, pḥng số 4 có người bị bệnh truyền nhiễm...” Chàng thanh niên giật ḿnh ngồi dậy, đỏ mặt tía tai ra điều mắc cở tột độ. Công an cai tù mở cửa pḥng, kéo chàng ra khỏi, vừa đi tiếng văng tục c̣n ngân: “... [...] cho mầy ăn chơi cho sướng!... [...] cho mầy chết luôn...” Không c̣n thấy chàng thanh niên trở lại.

Ngoài những giờ đă được bản nội quy chỉ định - nghĩa là ban sáng đi cầu, ban chiều đi tắm, sau cơm tối học tập, các bạn tù ngồi tán gẫu, và màn sinh hoạt thông thường nhất là “bắt con ghẻ” cho nhau, hoặc xức thuốc ghẻ cho nhau. [Ngay sau biến cố đổi đời, “bệnh” ghẻ lở lan tràn cùng khắp, ở thành thị cũng như thôn quê. Cũng phải một hai năm sau mới trừ được. Những tù nhân được gia đ́nh thăm nuôi thường xin “thuốc ghẻ”, mỗi lần xoa thuốc ghẻ như vậy là một lần “bệnh nhân” híííít... nóng quá, rát quá! C̣n việc “bắt con ghẻ” th́ người sáng mắt khơi khơi nơi mỗi mụn ghẻ, lấy ra một kư sinh trùng trăng trắng, ép giữa hai móng tay nghe kêu “rốp!” tiếng nhỏ. Thật rợn người!] Ngoại trừ những “con mới”, hầu hết những con cũ đều có thân h́nh “cẩn xà cừ” từ cổ xuống ḷng bàn chân. Có người hai mông đầy ghẻ lở, nh́n như hai miếng cơm cháy đen đắp vào hai mông; anh ta chỉ có thể nắm sấp, rên rỉ đau đớn. Có điều tôi hơi lạ: không ai bị ghẻ lở trên khuôn mặt. Nh́n thân h́nh đầy ghẻ của các bạn cũng đủ làm tôi nổi da gà. Tôi tự hỏi “ḿnh cầm cự được bao lâu đây?”

***

“Tối nay Giao Thừa rồi bà con ơi!” Th́ ra bữa cơm tối hôm nay mỗi tù nhân được “ăn Tết” với phần cơm hằng ngày, cộng thêm hơn nửa chén cơm trắng và một muỗng “nước thịt”. Chương tŕnh tối nay thật đặc biệt: thay v́ tất cả phải nằm sau khi điểm danh lúc 10giờ tối, các tù nhân được “ngồi ngong ngóng giờ Giao Thừa”. Đâu đó vang vọng lời ca trầm buồn bài “Xuân Này Con Không Về”. Mọi người ngồi im lặng, nhắm mắt như hợp thông tâm t́nh buồn buồn tủi tủi với... ca sĩ. Tiếng thút thít càng tăng thêm nỗi xót xa nuối tiếc Ngày Xuân của những năm nào. Anh trưởng pḥng bỗng hỏi tôi: “Anh An có muốn giúp anh em ḿnh đón Giao Thừa không?” Tiếng vỗ tay vang lên, kèm theo “xin mời! xin mời! Tới luôn bác tài!” Tôi nh́n anh em mỉm cười, giơ hai tay mang c̣ng rồi nói: “Chúng ḿnh cùng hát cho vui được không? Tuy hai tay mang c̣ng nhưng tôi có thể ‘đánh trống’ giữ nhịp cho vui nhộn.” Anh em hưởng ứng vui vẻ; một người đem ra một thau nhựa nhỏ úp mặt xuống làm trống, một người khác đưa cho tôi đôi đũa tre làm dùi đánh trống.

“Rừng núi giang tay...” tôi bắt đầu bài hát của Trịnh Công Sơn, v́ nghĩ rằng bài hát không... vàng mà cũng không... đỏ có thể làm vui ḷng cả hai bên, tránh được những câu chửi rủa của “chủ nhân ông” và cũng khích lệ được những “tên bị làm nô lệ... thời cuộc”. Quả thật tiếng vỗ tay và giọng hát như điên lấp cả tiếng trống giữ nhịp của tôi.

Im lặng giây lát như để ḍ xem phản ứng của “phe người ta”; không thấy động tĩnh ǵ. Chắc có lẽ đang “mời anh, mời em... 1 trăm anh ơi... 1 trăm phần trăm!” Tốt! Vậy th́ “phe ta” tới luôn. Bài này đến bài khác của Trịnh Công Sơn làm thành liên khúc, giống như râu ông này ghép cằm bà kia, nhớ câu nào là xướng lên câu đó, miễn là khoái khẩu và cho đă tức là được rồi.

Hứng đang lên bỗng nghe tiếng công an cai tù la lớn: “Pḥng 4 tới số!” Mọi người im thin thít nh́n nhau, rồi nh́n tên công an đứng ngoài cửa sổ, mặt đỏ kè, nồng nặc mùi rượu đế. Anh trưởng pḥng b́nh tĩnh đến gần cất tiếng chào, mừng tuổi: “Báo cáo cán bộ! Anh Em pḥng 4 xin chúc mừng Năm Mới cán bộ được dồi dào sức khoẻ.” Cả pḥng lớn tiếng: “Chúc mừng Năm Mới!” 3, 4 tên công an khác tụ tập nh́n vào pḥng. Tên nào tên nấy có vẻ dịu lại, tươi cười, gật gật đầu như thể đón nhận lời chúc mừng. Anh trưởng pḥng thấy vậy, tới luôn: “Báo cáo cán bộ, xin phép cán bộ cho anh em pḥng 4 được vui hát mừng Xuân!” Một tên công an có lẽ là trưởng nhóm, mặt cũng đỏ kè chỉ ngay vào tôi đang ngồi cầm hai dùi đánh trống: “Anh kia! Tội ǵ?” Tôi ngước mắt nh́n, không trả lời. Anh trưởng pḥng năn nỉ: “Xin cán bộ tháo c̣ng cho anh An được mừng Xuân...” Tên cán bộ không thèm nghe, chỉ trả lời: “Ừ, chúc anh em mừng Xuân vui vẻ, nhưng đừng... phản động đó nghe!” Rồi cả nhóm bỏ đi. Chắc là tiếp tục nhậu nhẹt mừng Xuân!

Pḥng giam nhỏ bên cạnh vang lên tiếng: “Tới luôn An ơi!” Th́ ra giọng của Huynh Hà. Tôi mừng quá lớn tiếng đáp: “Tới luôn bác tài... Hà nghe!” rồi bắt hát bài “Huế Saigon Hà Nội.” Cả pḥng vỗ tay hát tiếp. Đến đoạn : “Đường đi đến những nơi lao tù, ngày mai sẽ xây trường hay họp chợ, dân ta về cày bừa đủ áo cơm no” tôi ngưng lại, bảo anh em trong pḥng HÉT thật lớn câu hát đó. Cả pḥng HÉT lớn chẳng cần nhịp điệu hay đúng giọng; một số đứng dậy giơ tay lên trời nhảy múa quay cuồng. Đă thiệt! Những anh em được thăm nuôi tuần đó, đem hết ra bày biện, khao nhau một chầu Giao Thừa thật vui nhộn, thấm t́nh anh em... tù.

***

Vậy là tôi đă bị nhốt hơn một tháng rồi! Ngoài tin tức hiện thực về Huynh Đào ở pḥng số 10, em Tiến ở pḥng số 5, và nghe giọng của Huynh Hà ở pḥng bên cạnh, tôi không hề biết ǵ về các Huynh Đệ khác. Nghe đâu ḍng Salésiens Don Bosco bị “thăm viếng” một tuần sau ḍng Phước Sơn, và một tuần sau nữa đến phiên ḍng Đa Minh. Như vậy trong ṿng một tháng 5 ḍng tu tại huyện Thủ Đức được chiếu cố đặc biệt.

Cuộc sống trong pḥng giam từ từ trở thành b́nh thường. Thầy Tuấn cũng từ từ hết hy vọng Đoàn sẽ đến đem ra, đành chấp nhận hiện thực và chú tâm lo sao khỏi bị ghẻ tấn công. Thầy Tuấn vào trại giam sau tôi một tuần, mà lại bị ghẻ hoành hành trước tôi, không nhiều như những bạn tù khác, nhưng khổ nổi ghẻ tấn công ngay những nơi “nhạy cảm” nhất. Ban đầu th́ cởi trần cho mát, dần dần không chịu nổi những “con ghẻ đánh vào ... thủ đô” nên cởi truồng cho thoải mái!

“Cười người hôm trước hôm sau người cười”. Thật t́nh tôi không cười ai, và chắc chắn không ai cười tôi; điều ǵ phải đến đă đến: một sáng sớm thức dậy, cả người tôi nổi những đốm đỏ từ cổ đến chân, ngứa ngáy khó chịu. Một bạn tù kinh nghiệm nói: “Anh bị ghẻ ngứa rồi! Cũng may đó chứ bị ghẻ hờm, ghẻ mủ th́ đau nhức khốn khổ lắm!” Bấy giờ tôi mới hiểu tại sao các bạn tù đều trần trùng trục. Lúc đầu th́ ngượng ngùng quá sức, nhưng dần dần rồi th́ “qui comme qui!” [ai cũng như ai], có khác chăng th́ h́nh dáng và kích thước “đồ quí” của mỗi người, cộng thêm việc có” cắt b́” hay không mà thôi. Cả pḥng số 4, h́nh như chỉ có một chàng thanh niên khá đẹp trai là “cắt b́”, nên được mọi người chiếu cố ngắm nh́n; vài câu b́nh phẩm vang lên: “ngộ quá hén!”, “trông cũng... đẹp đấy chứ”, v.v....

Một đêm đang ngủ ngon giấc, tôi giật ḿnh thức dậy v́ đau nhức nơi các ngón chân. Ngồi nhổm dậy, thấy mấy mụn ghẻ căng mủ; lấy ngón tay nặn mủ ra th́ bớt nhức, nhưng sau đó vài phút mấy mụn ghẻ quanh bàn chân trương mủ, lại nặn mủ một loạt, mới cảm thấy nhẹ nhàng hơn. Đang loay hoay nặn mủ, tôi nghe tiếng réo: “Thằng kia! làm ǵ đó? Nằm xuống!” Ngước mắt lên th́ tên công an cai tù đứng ngoài cửa sổ giương bộ mặt thật... dễ ghét. Hắn nói tiếp: “Ngồi đọc kinh há? Tự do tín ngưỡng dành cho những người công dân tốt, ‘mầy’ mất quyền công dân rồi!” Tôi đành nằm xuống, ḷng nghĩ thầm: “Cám ơn đă nhắc khéo tôi... đọc kinh!” Và tôi nằm suy niệm lại Lời Thầy chí thánh: “Đă đến lúc, và ngay bây giờ, người ta không c̣n tôn thờ Thiên Chúa tại đền thờ này núi thánh nọ...”

***

Huynh Hồng được nghỉ dưỡng sức vài tuần, không ai phá rầy hay kêu lên làm việc nữa. Tưởng rằng hồ sơ đă kết thúc, và mong rằng tất cả Anh Em ḿnh đă được thả tự do. Một hôm, Huynh Hồng được “mời” ra làm việc. Ông cai tù trưởng và ông chấp pháp đều tỏ thái độ ḥa hoăn. Ông chấp pháp nói:
- Anh khoẻ mạnh lại chưa?
- Dạ, cám ơn.
- Chúng tôi thấy anh là người rất có tài năng. Chúng tôi đề nghị anh hợp tác với chúng tôi...
- Tôi đă nhận tội, và chỉ một ḿnh tôi lănh trách nhiệm về tất cả mọi chuyện đă xảy ra trong tu viện Mossard. Vậy các Anh Em tôi hoàn toàn vô tội, họ đă được thả tự do chưa?
- Vấn đề đó không liên quan ǵ đến anh. Anh có chịu làm việc cho chúng tôi không?
- Tôi chưa nghĩ đến việc này.
- Thức thời mới là tuấn kiệt! Anh suy nghĩ lại đi. Một tài năng như anh mà không đóng góp cho nhà nước, cho chính phủ và nhân dân th́ đáng tiếc lắm.
Hai ông nói với nhau to nhỏ điều ǵ, rồi ông chấp pháp nói với giọng thật nhẹ nhàng, pha lẫn chút lưỡng lự dè dặt:
- Lần trước, anh nói tự anh cưa đầu đạn M79 phải không? Anh có dám cưa lại, biểu diễn cho chúng tôi xem...
- Được chứ!
- Anh cần những vật dụng, khí cụ nào?
- Tôi chỉ cần một đầu đạn M79 mới, một cưa sắt thật bén, và một étau để kẹp đầu đạn.

Hai người nh́n nhau gật đầu. Ông cai tù trưởng hỏi:
- Khi nào bắt đầu?
- Khi nào cũng được. Ngay bây giờ cũng được!
- Bao lâu th́ cưa xong?
- Không thể nói trước được, tùy nhiều dữ kiện có thể xảy ra như đầu đạn đă bị móp, hoặc cưa sắt không được bén, hoặc...
- Anh mất bao nhiêu thời gian để cưa đầu đạn trưng bày trong pḥng anh?
- Nếu tôi không lầm th́ khoảng gần 2 tiếng đồng hồ.

Hai người lại nh́n nhau thăm ḍ ư kiến, mỗi người tỏ vẻ ngờ ngợ, bán tín bán nghi và qua ánh mắt của cả hai người, Huynh Hồng đoán biết “họ đang lo sợ ḿnh chơi... liều!” Ông chấp pháp lên tiếng: “Được, anh vào pḥng “nghỉ” đi, chúng tôi sẽ gọi anh ra cưa đầu đạn.” Kể từ hôm đó, Huynh Hồng được đối xử như một “tù nhân cao cấp”; phần ăn mỗi ngày gồm cơm trắng, cá kho, canh rau muống, nước trà và nhất là có giường chiếu với mùng mền đầy đủ.

Vào pḥng chưa được 15 phút, ông cai tù trưởng cho người “mời” ra trổ tài cưa đầu đạn M79. Vừa bước ra khỏi cửa pḥng, Huynh Hồng đă thấy ḿnh như bị bao vây bởi bức tường ṿng tṛn xây dựng bằng những bao cát, cao độ hơn 1 thước. Xa xa ngoài ṿng bức tường, trên dưới 10 công an chỉa mũi súng AK vào phía trong. Ṿng ngoài nữa, hai ông chấp pháp, cai tù trưởng và vài người chưa bao giờ thấy mặt đứng nh́n, vẻ mặt căng thẳng, hồi hộp. Huynh Hồng liếc nh́n quanh: người nào cũng mang áo giáp, đầu đội nón sắt an toàn. Người ta giao tận tay Huynh Hồng étau, cưa sắt, và trước khi giao đầu đạn M79, ông cai tù trưởng hỏi: “Anh có cần áo giáp không?” Huynh Hồng dửng dưng lắc đầu, đặt étau và cưa sắt xuống sàn nhà rồi nói: “Đem đến cho tôi một cái ghế đẩu vừa tầm étau”, rồi giơ tay lấy đầu đạn M79 mới toanh. Huynh Hồng cầm đầu đạn sát tai, lắc lắc vài cái như để nghe ngóng điều ǵ. Tên cai tù trưởng hét to: “Đừng làm bậy nghe! Anh mà có một phản ứng ǵ khả nghi th́ binh sĩ nổ súng vào anh ngay đấy!” Huynh Hồng mỉm cười, lắc đầu, ḷng tự nghĩ “tưởng ngon lành, chứ họ chẳng biết mốc x́ ǵ cả!”

Huynh Hồng ngồi trên ghế đẩu, cẩn thận kẹp đầu đạn M79 vào étau và khởi công cưa vỏ bao đầu đạn. Mỗi tiếng rẹẹet như nghiến răng của lưỡi cưa xẻ sắt bao đầu đạn ḥa nhịp với hơi thở của mỗi người có mặt tại hiện trường tạo một bầu không khí vừa căng thẳng vừa hồi hộp như đợi chờ một biến cố nguy hiểm ǵ sắp xảy đến. Huynh Hồng đă lấm tấm mồ hôi lạnh đầy trán ít nhiều hói tóc. Có điều đáng ngạc nhiên là đám người đứng chờ đợi và theo dơi từng động tác của Huynh Hồng quanh ṿng tường cát hơn một tiếng đồng hồ rồi mà không thấy mệt mỏi, trái lại ngày càng háo hức mong chờ kết quả. Có thể ai ai cũng nghĩ thầm: “thật là một kỳ công!” Huynh Hồng đứng dậy, giang rộng đôi tay, vương vai thở một hơi dài như để trút hết bao nhiêu bực dọc, lo âu, căng thẳng dồn nén suốt gần hai tiếng đồng hồ qua. Thấy Huynh Hồng đứng dậy, hầu hết “khán thính giả” thở phào nhẹ nhỏm. Vài tên công an lơi tay gh́ súng trố mắt nh́n thán phục.Vài tiếng x́ xào tán thưởng vang lên, tuy c̣n dè dặt. Huynh Hồng cúi xuống kẹp đầu đạn giữa ngón tay cái và ngón trỏ, từ từ đứng thẳng người quay về phía khán thính giả đang hồi hộp trông coi kiệt tác có thể chết người! Huynh Hồng xoè tay ra, phô bày đầu đạn với bao sắt được mở như một bông hoa hướng dương sáu cánh, nhụy hoa là một khối cầu chi chít những miểng sắt gắn liền nhau. Trông thật tuyệt vời! Nhiều tiếng vỗ tay tán thưởng xen lẫn tiếng tặt lưỡi khen tặng đến ngớ ngẩn. Huynh Hồng nh́n đám người tán thưởng ḿnh mà ḷng cảm thấy chua cay: chỉ gần 2 tiếng hồ trước, họ “giương bộ mặt hầm hầm sát khí”!

Tuy nhiên một tia vui mừng và hy vọng loé lên trong đầu Huynh Hồng “Hy vọng tất cả Anh Em ḿnh được thả tự do!” Tất cả Anh Em? - Không! Dù sao th́ có c̣n hơn không!

1. Ngay chiều hôm đó, tia hy vọng của Huynh Hồng đă thành hiện thực: các vị Đàn Anh Etienne Toàn và nghĩa tử cố Hiển được “phóng thích”; cả hai được về Mai Thôn - sau hơn một tháng bị giam cầm như để “cùng chung và liên kết” chia sẻ nỗi đau thương và hoảng sợ của đàn em.
2. Bà Mẹ hai đứa cháu của tôi [Châu và Thành] từ Tây Ninh chạy lên chạy xuống trường Mossard nhiều lần, t́m mọi cách liên lạc với chính quyền địa phương để t́m hai đứa con trai “bỗng nhiên mất tích”. Phải hơn một tháng sau, hai đứa cháu mới được đoàn tụ gia đ́nh.
3. Cha mẹ em Vinh (Mâm) trung b́nh hai tuần một lần đến Đệ Tử Viện thăm các Huynh Đệ Lasan - trong tâm t́nh thật quí trọng: “Chúng Con thật hănh diện vui mừng được biết các Frère, kính trọng quí Frère như người thân thương nhất trong gia đ́nh chúng con”. Dịp cuối tuần thứ hai tháng 1/1978, hai ông bà lên Đệ Tử Viện, đem theo trái cây và một ít lương thực gọi là chia sẻ với gia đ́nh Lasan Mossard để bồi dưỡng thêm. Hai ông bà muốn té xỉu khi công an canh giữ ngôi nhà thân thương cho biết : “Tất cả bọn phản động cư trú trong nhà này đă bị tống giam hết rồi!” T́nh thương của cha mẹ đối với quí tử Vinh 15 tuổi bị tổn thương quá nặng. Ông Bà t́m mọi cách đem em Vinh ra khỏi tù tội, “tốn kém bao nhiêu cũng chịu hết”. Điều kiện “đầu tiên” đợt một - 3 cây vàng, chỉ đủ “chi phí chuyển em Vinh đi lao động tại Cát Lái”. Sau 6 tháng “lao động là vinh quang”, chi phí đợt hai - 3 cây vàng - mới gọi là tạm đủ cho em Vinh đoàn tụ gia đ́nh! [Em Vinh đă may mắn - được cha mẹ tận t́nh hy sinh thương yêu giúp đỡ “chịu chi bao nhiêu cũng được” - thành công trong chuyến “vượt biển bán chính thức” năm 1979, đến định cư ở Pháp và 5 năm sau đến Hoa Kỳ.]

***

Cuộc sống... tù đă trở nên b́nh thường hơn hai tháng nay, với những thay đổi hầu như hàng ngày “con mới thế chỗ cho con cũ”. Trong pḥng số 4 hiện tại chỉ c̣n 3 người thuộc diện chính trị: 2 thầy ḍng Chúa Cứu Thế Lễ, Tuấn, và tôi. Vẫn không biết tin tức ǵ về các Huynh Đệ và các em Đệ Tử khác, ngoại trừ Huynh Đào, Huynh Hà, Huynh Hồng và em Tiến c̣n bị giam giữ trong cùng trại giam Thủ Đức.

Tiếng là bị c̣ng hai tay suốt ngày đêm, nhưng trong pḥng số 4 có một anh bạn tù rất sành nghề tháo c̣ng.Sau nhiều lầm thăm ḍ xem trong pḥng có ai là “antenne” không, anh ta đề nghị: “Anh An ơi, anh đeo c̣ng suốt ngày đêm như vậy, em thấy ‘ngứa mắt’ và tội nghiệp cho anh quá! Nếu anh muốn, ban đêm để em tháo c̣ng cho anh - tháo một tay thôi, c̣n tay kia vẫn mang c̣ng - và khi có báo động, anh mang c̣ng lại liền nghe, v́ lâu lâu công an cai tù kều tên anh và bảo anh giơ hai tay lên để kiểm soát c̣ng đó mà!” Tôi biết là anh em bạn tù trong pḥng số 4, ai cũng mến chuộng tôi, [Vụ ca hát tùm lum đêm giao thừa gây được sự cảm t́nh mến chuộng; ngày thứ tư mỗi tuần, tôi không/chưa được thăm nuôi, ai có thăm nuôi luôn luôn chia sẻ: người th́ một tán tḥ̣ng (đường tán), kẻ th́ một nửa ca bột dinh dưỡng... nhất là sau 3 ngày 3 đêm bị treo cửa sổ; trong ngày, kể từ khi thân mang đầy vết... “cẩn xà cừ”, vài anh bạn thay phiên nhau bắt dùm “con ghẻ”, dù là nơi “khó chịu” nhất.] nhưng... biết đâu! Tôi do dự, trước hết là không muốn gây phiền lụy cho người khác, sau là phải chăng đó là cớ để ḿnh phải bị treo cửa sổ nữa?

Sau vài lần trấn an “Anh đừng lo! cùng lắm là em bị tụi nó đánh cho một trận rồi thôi! C̣n phần anh, ít ra cũng được co duỗi đôi tay thoải mái, trong ngày th́ cứ mang c̣ng lại, sao đâu!” Nghe cũng bùi tai! Lại nữa, tôi đă bị ghẻ đầy người rồi, “cùi đâu sợ lở!” cứ thử cho biết. Thế là sau điểm danh tối, anh bạn tù đến tháo c̣ng cho tôi. Anh lấy một miếng vỏ tre khô thật mỏng anh cất dấu trong lưng quần, bảo tôi đưa cánh tay ra, nói: “Anh chịu khó đau một chút nghe!” rồi bóp hết các mắt xích c̣ng tay phải, đút miếng vỏ tre vào ngàm xong kéo mạnh c̣ng ra. Tôi giang rộng hai cánh tay - cánh tay trái th́ ṭng teng chiếc c̣ng, cánh tay phải th́ hoàn toàn... tự do, hít thở mạnh vài cái: thoải mái vô cùng! Đêm đó tôi ngủ ngon lành. Sáng sớm hôm sau, mang c̣ng vào lại, ngồi đợi điểm danh tỉnh bơ như không có chuyện ǵ xảy ra. Anh Em bạn tù trong pḥng, ai cũng biết chuyện này, nhưng quả thật không có “antenne!”

***

Một sáng thứ tư, tôi được kêu tên: “Có người thăm nuôi!Biết ai tên là Linh Diệu không?” Trong thoáng chốc tôi không nhớ ai trong gia đ́nh tên là Linh Diệu, nhưng tên nghe quen quen. À phải rồi! hai em học sinh lớp 9A tên là Linh Tuyền và Linh Diệu ở gần nhà thờ Thủ Đức. Tôi buột miệng trả lời: “Có! Là học sinh của tôi!” Tên công an nh́n tôi với đôi mắt như vừa ngạc nhiên vừa bỡn cợt ranh mảnh, nói: “Được cô học tṛ có t́nh có nghĩa như vậy th́ sướng quá rồi!” Tôi giơ hai tay đón lấy thùng đồ thăm nuôi, ḷng trí cảm xúc mạnh: ít ra c̣n có người nhớ đến ḿnh! H́nh ảnh những em học sinh lần lượt chạy qua trong trí như một cuộn phim thời sự nóng bỏng. Các bạn tù thành thật chúc mừng v́ đă gần 3 tháng nay “gia tài” duy nhất tôi có chỉ là bộ áo quần trên người. Hai em Cường và Hán quấn quít khui thùng thăm nuôi, cười sung sướng nói: “Anh An! một cái bánh phong lan to tổ bố!” rồi lục soát mọi ngơ ngách của thùng carton. Em Cường cười nói: “chỉ có bánh phong lan thôi à, không thấy ǵ khác!”. Anh em bạn trong pḥng cười nói vui vẻ. Tôi nói: “Bánh phong lan thôi à? Cũng quá đủ rồi, v́ cái bánh này gói ghém tất cả... Nào! em Cường, em cắt bánh, em Hán đem mời mỗi anh em ḿnh một miếng bánh nghe.” Tôi nói lớn chung cho cả pḥng: “Mời anh em ḿnh mỗi người một miếng bánh t́nh thương, bánh t́nh người, bánh t́nh thầy tṛ, bánh t́nh bạn bè, bánh t́nh anh em chị em. Của ít ḷng nhiều mà, phải không?” Tất cả vui sướng chia sẻ với tôi niềm vui mừng của cuộc thăm nuôi đầu tiên, thật bất ngờ, thật ấm ḷng ủi an.

Thứ tư lại đến, vẫn thăm nuôi như thường lệ - nhưng là thăm nuôi “người ta” chứ tôi th́ ngồi chờ mỏi cả cổ chẳng nghe gọi tên. Năm sáu lần thứ tư như vậy trôi qua... Tôi hiểu được rằng lần thăm nuôi đầu tiên quả là một sự thách đố lớn cho hai em Linh Diệu & Linh Tuyền; theo nội quy thăm nuôi, phải là người trong gia đ́nh - nghĩa là có tên trong hộ khẩu, hoặc ít nhất là phải cùng họ trong vài trường hợp đặc biệt. Nghĩ đến đây, tôi càng cảm xúc nhớ đến Linh Diệu & Linh Tuyền và các em học sinh thân thương. Thấm hiểu được như vậy, tôi cảm thấy bớt tủi thân!