Vào pḥng làm việc, đă có ông cai tù trưởng Lê Canh [người phát hiện búa tomahawk trong pḥng tôi và bắt tôi kư nhận “tích trữ vũ khí giết người”] chểm chệ ngồi trên ghế bành, trước bàn giấy khá đồ sộ; 3 tên công an cầm súng dài đứng xung quanh. Ông cai tù trưởng bảo tôi ngồi đối diện ông ta trên chiếc ghế đẩu tṛn. Trên bàn trước mặt ông cai tù, tôi liếc nh́n thấy mảnh giấy tôi đă kư nhận ngay ngày đầu tiên công an xét lục pḥng Huynh Hồng. Ông cai tù trưởng trừng mắt nh́n tôi, lộ vẻ giận dữ căm thù; ông nói thẳng vào vấn đề: “Tôi cho anh khai lại, Nhà Ḍng hiện nay có máy in ronéo không?” Tôi chợt hiểu có Anh Em nào đă khai báo về máy in ronéo. Tôi cố trầm tĩnh trả lời:
- Không!
- Nếu “tao” đem máy in ronéo đến đây th́ “mầy” tính sao?
- Tôi chịu trách nhiệm, tôi cương quyết trả lời.
- Đem máy in ronéo đến đây! ông cai tù ra lệnh, trừng mắt nh́n tôi.

Máy in ronéo hiệu Gestetner do 2 tên công an khiêng đến đặt trên bàn nhỏ ngay cửa ra vào. Tôi chột dạ, lo âu suy tính câu trả lời. Ông cai tù hỏi tôi:
- Máy in ronéo này của ai?
- Ở Saigon có cả ngàn máy in ronéo như vậy. Bây giờ ông đem một cái máy in ronéo đến, hỏi tôi là của ai th́ làm sao tôi biết được là của ai?

Tôi nhận thấy ánh mắt tóe lửa của ông cai tù nh́n tôi. Tôi sợ không phải ánh mắt tóe lửa đó, mà run sợ không biết ông ta sẽ dụng h́nh tôi ra sao? Ông gằn giọng nói:
- Được! Nếu “tao” đưa người làm chứng xác nhận máy này là của Lasan, “mầy” tính sao?

Tôi muốn biết Anh Em nào đă khai báo toàn bộ sự thật, nên khẳng khái trả lời: “ Tôi chịu trách nhiệm.” Ông cai tù ra lệnh dẫn nhân chứng đến. Tôi chỉ thấy bóng nhân chứng đứng ngoài cửa pḥng, đối diện với máy in ronéo, nhưng cũng đoán được là ai. Tôi chạnh ḷng hối hận đă không chịu đoán nghĩ trước là ai đă khai báo. Ông cai tù lớn giọng hỏi:
- Máy in ronéo này là của ai?
- Của nhà ḍng!

Đích thực là giọng nói của Huynh Đào, một giọng nói tuy trầm tĩnh nhưng phản ảnh một sự ray rức đau khổ. Vừa nói xong, Huynh Đào liền bị lôi đi. Ông cai tù nh́n tôi đắc thắng:
- “Mầy” nghe rơ chưa?
- Tôi nghe rơ! Nhưng tôi đă không khai gian nói dối. Ngay ngày đầu tiên, ông đă hỏi tôi: “trong nhà ḍng hiện nay có máy in ronéo không?” và tôi đă trả lời: “Không!”. Bằng chứng là trong suốt 3,4 ngày các ông đă lục xét mỗi pḥng, mỗi ngơ ngách nhưng không t́m thấy một cái máy in ronéo nào. Bây giờ các ông đem đến một cái máy in ronéo, và bề trên Đào đă xác nhận - v́ bị ép buộc hay cứ cho là sự thật như vậy đi - rằng máy in ronéo này là của nhà ḍng, lư do là v́ bề trên Đào làm quản lư tất cả các tài sản của nhà ḍng; bề trên bán hay cho ai mượn, th́ làm sao tôi biết được!

Ông cai tù trưởng rút súng lục chỉa sát trước mặt tôi, gương mặt đầy giận dữ, ánh mắt như toé lửa. Tôi rùng ḿnh khiếp sợ, nhưng đồng thời h́nh ảnh cố Hiển cầm hai tay tôi miệng th́ thầm “họ chưa chém ḿnh, máu ḿnh chưa chảy...” hiện ra trong trí như một lời trấn an phó thác. Tôi nhắm mắt định thần. Giọng nói của ông cai tù cay cú ghê rợn vang lên:
- Tao cắt cái lưỡi mầy bây giờ! Đừng tưởng tao không thể giết mầy!

Tôi mở mắt nh́n ông ta, đầu óc trống rỗng. Ông hạ súng xuống, ra lệnh cho công an: “Treo hắn vào cửa sổ 3 ngày 3 đêm cho tao!” Hai tên công an kè mũi sống hai bên hông dẫn tôi đến pḥng giam. Trên đường đi, tôi thấy trên một bức tường bản chữ “Có Tội Th́ Đánh Cho Chừa - Không Tội Th́ Đánh Cho Có” mà rụng rời tay chân.

Qua khung cửa, một bầu trời khác hẳn: bên trái là một dăy pḥng tối om, bên phải là pḥng giam số 4, trước mặt là một sân tráng ximăng h́nh chữ nhật đóng khung bởi dăy pḥng vách bằng những thanh sắt từ trên xuống, lố nhố đầu người nêm như cá ṃi trong hộp, chiếu sáng bằng hai bóng điện lửng lơ. Công an dẫn tôi đến trước pḥng giam số 4. Tiếng mở cửa ken két làm trên dưới 40 đầu người ngồi nhổm dậy. Mùi xú uế hăng nồng làm tôi buồn nôn. Đâu đó văng vẳng tiếng nói “có ‘con’ mới!”

Đứng trước cửa pḥng, tôi giật nẩy người: hầu hết những con người trong pḥng trần truồng như nhộng - không! không phải như nhộng v́ con nhộng dầu sao cũng có lan da mịn màn đều đặn, nhưng ở đây, những con người phô bày làn da đầy những đốm đen đỏ ghẻ lở từ đầu đến chân. Tôi thật sự rùng ḿnh khiếp đảm tự bảo: “Bây giờ, ở thời đại này mà c̣n có những ‘con người’ bị đối xử tàn tệ thế sao?”. Công an đẩy tôi vào pḥng, khoá trái cửa, rồi bảo: “Đến gần cửa sổ, đưa hai tay ra ngoài song sắt!” Một người “bạn tù” thân h́nh cao lớn - sau này tôi mới biết là trưởng pḥng... tù - nói lớn: “Anh cởi quần áo ra đi, nóng lắm chịu không nổi đâu!” rồi quay qua nói với tên công an: “Báo cáo cán bộ, xin cho anh này được cỏi quần áo ra trước khi treo vào cửa sổ!” Tên công an đáp cộc lốc: “Được!”

Tôi như kẻ mất hồn giơ hai tay hai chân ra cho anh trưởng pḥng cởi quần tây dài chỉ để lại quần xàlỏn, và hai chàng thanh niên lột áo sơmi. Đầu óc trống rỗng, không một phản ứng nào. Lột quần áo rồi, tôi mới chợt nhận thức được sự trơ trẽn trần truồng của ḿnh trước một đám đông. Lúng túng. Đỏ mặt tía tai. Bẽn lẽn. Vài tiếng nói xen lẫn tiếng cười vang vọng: “trắng quá! Thật là thư sinh...”

Phải hơn năm phút sau, khi mọi sự trở lại yên lặng, tôi mới choàng tỉnh thấy hai cườm tay ḿnh bị c̣ng ngoài song sắt cửa sổ, hai cánh tay trần tựa trên tường khá cao của khung cửa, đứng đối mặt với một dăy pḥng tối om sâu hút phía trước. Đảo mắt nh́n trong pḥng: la liệt trên dưới 40 thân h́nh đầy ghẻ lở kẻ nằm sấp người nằm ngửa đụng sát vào nhau thành hai hàng, chân người này co lên để khỏi đạp đầu người nằm dưới, hoặc duỗi thẳng quá vai kẻ nằm dưới. Vài ánh mắt nh́n tôi mỉm cười thông cảm. Một số ánh mắt dửng dưng đến lạnh lùng, như thể chịu đựng một cách bàng quan cho kiếp người tù.

Không biết tôi thiếp đi được bao lâu. Gục đầu xuống kéo theo cả thân ḿnh quỵ ngă. Hai tay c̣ng ngoài song sắt cửa sổ níu kéo lại làm tôi thức giấc. “Th́ ra ḿnh đang bị treo cửa sổ!” Đứng thẳng chân tựa vào bức tường, ḷng trí nghĩ vớ vẩn. Không c̣n khái niệm thời gian. Bỗng nghe tiếng người đi từ ngoài vào qua khung cửa. Một tên công an dẫn độ Huynh Hà, hai tay mang c̣ng. Bước vào khung cửa, Hynh Hà thấy tôi đứng hai tay c̣ng ngoài song sắt. Huynh khựng lại và qua ánh mắt vừa ngạc nhiên vừa đau khổ, tôi mường tượng được nỗi lo âu. Tôi chỉ khẽ lắc đầu. Muốn mở miệng cười - dù chỉ cười mỉm “đón chào” mà cũng không được. Nước mắt muốn tuôn trào.

Tên công an đến một pḥng nhỏ, mở cửa, đẩy Huynh Hà vào. H́nh như trong pḥng đă có người đồng cảnh ngộ chào đón. Tôi đoán được “niềm vui trong đau khổ” của người bạn tù trong đó. Bớt cô đơn cô độc. Ít ra c̣n thấy một con người khác cùng chung số phận. Mọi sự trở lại yên tĩnh. Tôi nh́n qua nh́n lại, nh́n trước nh́n sau, chăm chú nh́n sâu vào các pḥng giam để mường tượng những con người đủ h́nh thái đủ tâm tư suy tưởng cá biệt.

Tiếng kẻng vang dội khắp trại. Anh trưởng pḥng hô lớn: “Thức dậy! 6giờ sáng rồi! Cuốn chiếu mền sạch sẽ, chuẩn bị điểm danh!” Ai nấy ngồi trên “đầu giường” nghiêm chỉnh đợi chờ nghe kêu tên. Đó đây vang tiếng “có” vọng ra từ các pḥng giam bên cạnh. Một tên công an cầm tấm carton có gắn mẫu giấy màu xanh hoặc đỏ ghi tên tù nhân trong mỗi pḥng. Xanh: tù xă hội; Đỏ: tù chính trị. Trong pḥng 4 có 3 mẫu giấy màu đỏ, tù chính trị. Khi tên công an điểm danh đi xa, có vài tiếng xầm x́ nhắm vào tôi: “tù chính trị! Hết sẩy!” thêm vài câu đối đáp: “Chứ sao! Phải có người như vậy mới được, nếu không th́ cả nước tiêu tùng sớm!” Tôi mỉm cười gât gật đầu. Vài người đến cạnh tôi hỏi chuyện. Tôi chỉ mỉm cười, xoè hai bàn tay bị c̣ng ngoài song sắt cửa sổ thay cho câu trả lời. Biết ai là ai đâu mà đối với đáp?

“Pḥng 4 đi cầu!” tên công an cai tù vừa nói vừa mở cửa. Các bạn tù ai nấy đều cầm sẵn một ca nhựa đầy nước chuẩn bị đi ra khỏi pḥng theo hàng một. Tôi ngước mắt theo dơi, không biết họ đi đâu... Khoảng 5 phút sau, cũng theo hàng một, các bạn tù trở về pḥng, ca nhựa trống trơn nhưng gương mặt ai nấy lộ vẻ “hân hoan nhẹ nhơm”. Quái! họ đi đâu, làm việc ǵ mà có vẻ thích thú thỏa măn như vậy?

Hai em thanh niên lứa tuổi 16,17 hôm qua đă giúp tôi cởi áo, đến đứng hai bên tôi. Một em tên Cường, em kia tên Hán. Cường hỏi nhỏ: “Anh muốn đi tiêu đi tiểu không?” Tôi sực nhớ ra rằng đă hơn một tuần nay không đi tiêu; có ǵ trong bụng đâu mà phải đi tiêu? Lại nữa, tâm thần bất ổn dễ làm cho người ta... bị bón. C̣n việc đi tiểu th́, ừ nhỉ, từ chiều tối hôm qua đến nay chưa thấy muốn tiểu. Tôi khẽ gật đầu nói với Cường: “Anh muốn đi tiểu, nhưng làm sao đây?” Cường nhanh nhẹn chạy đến “giường” đem ca nhựa của em đến, nói: “Anh để em ‘làm’ cho!”. Thế là hơn nửa ca; nước vàng khè trông đến ghê sợ. Thật mắc cở, nhưng cũng sảng khoái nhẹ nhàng!

Trong khi những người bạn tù trong pḥng bày biện “đồ thăm nuôi” ra ăn sáng - đại khái vài muỗng “bột gạo lức” và một “tán tḥ̣̣n” (đường thẻ nhỏ bằng ngón tay cái), hai em Cường và Hán trông c̣n đơn sơ chất phát, nhưng ánh mắt ẩn tàng một sự uất ức bất măn, thay phiên nhau tâm sự.

Cả hai em thuộc diện “xă hội”, nghĩa là bỏ học v́ cha th́ “tŕnh diện học tập” đă hơn 3 năm nay chưa thấy “tốt nghiệp”, mẹ th́ phải buôn thúng bán bưng lo cho gia đ́nh 5,6 đứa con c̣n nhỏ may mắn lắm mới được bữa cháo bữa khoai qua ngày. “Em t́m cách ‘mánh mung’ tiếp tay cho mẹ”, Cường nói. “Khi th́ đứng đầu đường này chụp giựt được ǵ, chạy đến cuối đường bán lại. Anh có biết đường Huỳnh Thúc Kháng không? Chợ trời sầm uất và đông người lắm! Có lúc em ‘tậu’ được đồng hồ, dù biết là ‘dỏm’ nhưng cũng mánh mung được với vài tên bộ đội khù khờ...”

“C̣n em th́ giành giựt bao nylon hoặc vỏ chai hoặc đồ ve chai với các bạn trẻ cùng lứa tuổi”, em Hán tâm sự. Một hôm em đánh lộn với một đứa giành giựt tảng nước đá ở bến ghe đánh cá, bị công an khu vực bắt gặp, tưởng em âm mưu vượt biển... Không biết tại sao lại đem em về đây nhốt đă hơn tháng nay. Em ở ấp Hải Sơn, Bà Rịa, không biết cha mẹ em đă được báo cho biết là em bị nhốt ở đây không?”

Tôi đứng suốt từ chiều tối hôm qua, muốn quỳ cho đỡ mỏi cũng không được nói chi là ngồi. Đôi khi tôi tựa hai cùi chỏ lên bờ tường cửa sổ, đánh đu cong hai chân cho đỡ mỏi, hoặc thay phiên đứng chân này co chân kia. Máu tụ xuống đôi chân làm đau nhức ê ẩm. Tôi hiểu ra rằng “phạt đứng piquet một em bé học sinh quá lâu quả là... ác độc!” Em Cường bỗng như nẩy sinh một sáng kiến. Em chạy đến đầu giường, đem miếng vải khá rộng và dài, cuộn tṛn theo chiều dài, cột một đầu vào song sắt bên phải, đầu kia vào song sắt bên trái, biến tấm vải thành cái vơng cho tôi ngồi. Hai em Cường và Hán đứng hai bên ngay song sắt; hai tay ôm song sắt như để che đầu mối cột vải. Tôi ngồi trên vơng vải, thoải mái làm sao! Hai em tiếp tục nói chuyện vui vẻ, đôi mắt luôn luôn canh chừng công an cai tù. Sảng khoái thoải mái chưa được bao lâu, bỗng nghe “soẹoẹt...” mảnh vải rách làm hai. Mỗi em cầm một nửa trên tay, nh́n nhau ngớ ngẩn. Tôi nh́n Cường th́ thào: “Xin lỗi em! v́ anh mà em mất tấm vải...” Cường nh́n tôi, nở một nụ cười khó quên, vồn vă nói: “Anh yên tâm! Thấy anh được thoải mái giây phút nào là em vui mừng rồi!” Tôi nh́n em, rưng rưng nước mắt, không nói được lời nào. Ḷng trí được ủi an êm ái tự nghĩ: “Đây là lần đầu tiên trong đời ḿnh nghe được một câu nói êm dịu và ủi an như vậy!” Đoạn Tin Mừng về người lành kẻ dữ trong giờ phán xét cuối cùng hiện ra trong trí. Tôi biết chắc rằng em Cường chưa một lần nghe nói đến đức Ki-tô, chưa một lần nghe ai kể lại câu đức Ki-tô nói với người lành kẻ dữ : “Tôi bảo thật cùng anh chị em, những ǵ anh chị em làm/không làm cho một trong những kẻ bé mọn nhất của Tôi đây, là làm/không làm cho chính Tôi... V́ khi Tôi đói khát, trần truồng, khốn khổ, tù tội... anh chị em đă làm/không làm cho chính Tôi.” Tôi muốn ôm chầm lấy em Cường, nhưng hai tay bị c̣ng ngoài song sắt cửa sổ kéo tôi về lại với thực tế.

Giờ cơm trưa, nhân viên nhà bếp - cũng là tù nhân - đem vào mỗi pḥng một thúng thức ăn và một thùng canh... đại dương. Thức ăn gồm “cơm... bột khai ḿ, hay bột ḿ pha trộn bột khoai”, mỗi tù nhân được một chén/tô; canh cũng là nước uống cho cả ngày th́ mỗi tù nhân được một ca - cùng một ca dùng cho mọi công việc gọi là “ca... đa dụng” với vài cọng rau muống. Khi bị bắt và giải giam vào tù, tôi không đem theo được ǵ, ngoài bộ đồ đang mặc trên ḿnh. Em Cường nhận phần canh cho tôi, em Hán nhận phần “cơm” cho tôi. Em Cường cho tôi ngụm nước canh rau muống, thấm giọng, đỡ khô cổ. Em Hán đút cho tôi miếng “cơm” vo tṛn, nhưng tôi lắc đầu không muốn. Em Hán nói, giọng khẩn khoản nhẹ nhàng: “Anh chịu khó ăn một chút ǵ đi; đă mấy ngày nay anh không có ǵ trong bụng, không tốt đâu!” Tôi nh́n em, rươm rướm nước mắt, th́ thào: “Cám ơn em! Anh thấy miệng đắng quá!” Hai em nh́n nhau lắc đầu.

Khoảng hai giờ chiều, anh em bạn tù như chuẩn bị chuyện ǵ: ai cũng sẵn sàng ca nhựa, mặc quần xà lỏn hoặc quần lót, ít ra là cuộn tấm xà rong quanh người. Hai em cho biết sắp đến giờ tắm rửa. Em Cường nói: “Nếu pḥng ḿnh được tắm đầu tiên th́ tốt lắm v́ bể nước sạch và đầy; nếu tắm cuối cùng th́... cũng đành chịu.” Tôi nghe tiếng chạy ngoài sân ximăng, th́ ra các pḥng ngoài kia được tắm trước. Công an cai tù đến tháo c̣ng cho tôi. Em Hán mừng rỡ kêu lên: “Anh được đi tắm!” Quả thật, công an lại mở cửa pḥng giam và tôi chập chững đi theo, nhưng ra đến cửa pḥng th́ công an c̣ng hai tay tôi lại rồi mới cho ra tắm. Dù sao th́ thở được bầu khí “ngoài trời” cũng tốt. Đám tù vây quanh bể nước cao độ 1thước, ngang 7-8tấc và dài 2thước. Ai nấy lum khum múc nước vào ca nhựa rồi xối đại vào ḿnh. Gọi là tắm chứ thật ra làm ước thân ḿnh cho mát, thế thôi.

Tôi đứng xớ rớ không biết phải làm sao cho có nước, v́ ca không có, gàu không có, chẳng có ǵ trên đôi tay ngoài c̣ng số 8. Tôi chợt để ư thấy anh trưởng pḥng cao nhất trong đám, có thể cao hơn tôi cả cái đầu. Tôi đi lại sau lưng anh ta, hưởng “ơn mưa móc” từ ca nước anh ta vung văi. Nh́n vào bể nước, ôi thôi! tôi rụng rời: cơm thừa, xương cá, cọng rau muống. Em Cường nói đúng: “... cũng đành chịu!” Được 3 phút, tiếng tù huưt vang lên, ai nấy từ từ đi về pḥng. Mạnh ai nấy lau chùi, vắt ráo và rũ quần tắm, rồi thay bộ đồ khô nếu có, không th́... trở về thời nguyên thủy. Tôi định nhập vào nhóm thứ hai, nhưng mắc cở quá “cũng dành chịu” mặc quần ướt. Điều tôi mừng nhất là nghĩ tưởng mới bị treo cửa sổ một đêm một ngày nay được “tha”. Tôi lầm lớn! Tên công an kêu: “ông An đâu? Lại đây!” Thế là hai tay đưa ra ngoài song sắt.

Trong pḥng nóng hừng hực, mặc dù đúng vào cuối mùa đông, đầu tháng 1/1978. Hơi nóng từ da thịt của gần 40 con người nêm như mắm trong một pḥng quá nhỏ, độ ẩm lên cao v́ vừa tắm xong lại phơi quần tắm ướt lung tung trong pḥng, cộng thêm mùi nồng thum thủm phát ra từ những ghẻ lở ung nhọt... thật khó chịu. “Rồi cũng sẽ quen thôi!” tôi tự an ủi. Sau khi hưởng được vài ca nước mát dội trên thân thể, hầu hết các bạn tù quay ra ngủ, như để tiếp tục hưởng thụ vài giây phút mát mẻ và duy nhất trong một ngày... tù. Hai em Cường và Hán lại đến bên cạnh. Tôi bảo: “Hai em đi ngả lưng cho khoẻ, anh không sao đâu! Ḿnh c̣n nhiều giờ mà!” Hai em gật đầu; Cường nói nhỏ: “Anh cố gắng đi nghe! Cần ǵ anh cứ nói, em sẽ giúp anh nghe!” rồi hai em cầm hai cánh tay tôi, như để truyền hơi ấm yêu thương chia sẻ. Thật cảm động.

“Giờ cơm tới rồi...” anh trưởng pḥng kêu lớn, báo thức các bạn tù đang say giấc: 5giờ chiều. Cũng những món ăn thức uống như bữa ăn trưa, cũng những bày biện thức ăn hằng ngày dùng đủ đối với những tù nhân được gia đ́nh chiếu cố thăm nuôi, và cũng những cảnh buồn buồn tủi tủi đối với một số tù nhân “con bà d́ phước” không được thăm muôi đành an phận ngấu nghiến ơn mưa móc của bác và đảng cho qua ngày. Cũng như trưa, hai em Cường và Hán lănh phần của tôi. Tôi chỉ uống chút nước canh, chứ không muốn ăn ǵ. Em Hán hóm ỉnh nói: “Anh đừng lo, nếu anh muốn đi tiêu th́ em sẽ giúp anh; cứ ăn vài miếng...” Tôi lắc đầu.

Sau cơm tối, anh trưởng pḥng triệu tập buổi học tập hằng ngày, “phê và tự phê thái độ sinh hoạt của tù nhân dựa theo 10 điều nội quy pḥng giam”. Anh trưởng pḥng là người tù được cán bộ cai tù chỉ định nên rầt có uy. Tất cả ngồi ṿng tṛn, hướng mặt về bản nội quy gắn trên góc tường, ngay trên đầu “giường” của trưởng pḥng. Anh trưởng pḥng lên tiếng hướng về tôi: “Chào anh An nhập vào ‘gia đ́nh’ tụi em!” Tiếng vỗ tay cười cười cởi mở pha lẫn mùi vị chua cay tủi tủi. Tôi quay mặt nh́n mọi người, mỉm cười đồng t́nh chia sẻ nỗi khổ tâm đau xót. Anh trưởng pḥng nói tiếp: “Theo thông lệ và nội quy, bất kỳ ‘con mới’ nào đến cũng phải lớn tiếng đọc bản nội quy trước khi được chỉ định chỗ nằm. Mới vào th́ phải nằm ngay ‘phi đạo’, [Nghe anh trưởng pḥng nói đến “phi đạo” tôi mới để ư thấy ngay khung cửa ra vào, có một ống nhựa, trên đầu ống là một cái ca nhỏ như ống phểu; th́ ra đó là “cầu tiểu”. Phần dưới ống nhựa được thông vào thùng đạn, vừa để chứa nước tiểu, vừa dùng làm cầu tiêu! Tôi hiểu từ đâu xông lên mùi xú uế nồng nặc.] nếu có người ‘từ giă’ chúng ta ra đi, th́ được lên một ‘cấp’ cao hơn. Trường hợp anh An th́ từ chiều tối hôm qua, anh đă bị treo ngay vào cửa sổ nên chưa đọc bản nội quy, vậy bây giờ em đọc thay thế anh An nghe!” Đâu đó vang lên vài câu: “chứ sao!”, “đúng rồi!”, “Anh An đâu cần phải đọc, hihihihi... Anh An biết quá rồi!”

Buổi học tập tiến hành đều đều. Nhiều câu “phê và tự phê” quá quen thuộc gây nên những pha cười đùa thích thú, thư giăn. Bóng công an cai tù thoáng lướt qua ngoài khung cửa sổ từ phía sân ximăng, tôi tằng hắng một tiếng lớn, h́nh như các bạn tù hiểu ngay ư nghĩa, liền nghiêm chỉnh trở lại. Tên công an cai tù lườm lườm nh́n vào pḥng thấy tất cả tù nhân ngồi quanh bản nội quy ra vẻ chăm chú nghe anh trưởng pḥng diễn giải. Hắn gật gật đầu ra điều “yên tâm” rồi bỏ đi. Tôi quá thừa biết trong ḷng hắn suy tưởng điều ǵ.
“Chuẩn bị điểm danh!” anh trưởng pḥng loan báo trong khi anh em tù tụm ba tụm bảy to nhỏ nói chuyện sau buổi học tập. Tất cả về ngồi ở đầu “giường” ḿnh, nghiêm chỉnh trả lời “có!” khi nghe kêu tên. Để kết thúc, anh trưởng pḥng lớn tiếng nói: “Báo cáo cán bộ, đủ!”.

10 giờ tối. Đèn trong pḥng vẫn được thắp sáng. Một ngày trong pḥng tù giam kết thúc, tất cả phải nằm, giữ thinh lặng cho đến sáng hôm sau.

***

Mỗi sáng thứ tư, có mục đặc biệt vui sướng cho các tù nhân: gia đ́nh thăm nuôi. Tiếng là “thăm” nhưng không được gặp mặt, chỉ “nuôi” nghĩa là người nhà tiếp tế thức ăn trong một bao/hộp ghi rơ tên họ tù nhân, số pḥng giam, liên hệ gia đ́nh rồi giao cho các bộ lục xét. Nếu có phần nào “vi phạm nội quy nhà tù”th́ chẳng những người nhận bị cắt phần thăm nuôi ngày đó, mà thân nhân đem đến có thể bị liên lụy về sau. Cán bộ sẽ trực tiếp đến pḥng giam liên hệ, kêu tên họ người nhận, vài câu hỏi kiểm chứng, v.v... rồi mới “giao hàng”.

Bầu không khí mỗi sáng thứ tư thật nhộn nhịp. Ngoại trừ một số ít tù nhân biết thân phận hẩm hiu của ḿnh - hoặc vợ bỏ, hoặc cha mẹ từ, hoặc vô gia đ́nh - phần đông nhốn nháo mong chờ được gọi tên. Hơn 2/3 số tù nhân trong pḥng 4 có gia đ́nh thăm nuôi, 1/3 kia hoặc là “con d́ phước”, hoặc v́ một lư do nào đó mà người nhà vô t́nh hay hữu ư bỏ quên. Số 1/3 này ngồi tán gẫu với nhau; một vài người liếc nh́n bạn tù “khui hàng” với cặp mắt thèm thuồng ít nhiều phản ảnh một sự uất ức buồn tủi. Tôi bắt gặp vài cặp mắt đó, và tự hỏi: “Bao giờ đến phiên ḿnh thèm thuồng tủi tủi như vậy?”

Bữa cơm trưa hôm nay xem ra rất thịnh soạn. Ngày ngày toàn là canh đại dương với vài cọng rau muống và “cơm” bột khoai ḿ khô khan, hôm nay được tiếp tế vài miếng cá kho tộ, vài miếng thịt heo kho tàu cộng thêm vài quả trứng gà... Ôi thôi, thật là đại tiệc! Mặc dù không phải ai ai trong nhóm được thăm nuôi cũng có phần tiếp tế “cao lương mỹ vị” như vậy, nhưng bữa cơm trưa hôm đó sao mà vui mừng hớn hở, cười cười nói nói vang vang trong pḥng giam, như thể mọi người quên mất thực chất hiện tại của kiếp... tù. Mọi người? - Không! Có đến gần 1/3 không được thăm nuôi v́ bất kỳ lư do nào, ngồi góc xó mặt buồn thiu, tủi phận.

Đứng với hai tay c̣ng ngoài song sắt đă được 3 đêm và gần 3 ngày, dù đôi chân sưng vù đau buốt tê nhứt chỉ muốn quỵ ngă, tôi vẫn có thể thấy ít nhất 5, 6 người ngồi trong xó góc pḥng, ngấu nghiến miếng cơm bột khoai ḿ, lâu lâu liếc nh́n những món ăn thịnh soạn của bạn tù, hít hít vài cái như thể thu hút hết mùi thơm ngon trước khi tiếp tục ngấu nghiến để giúp nuốt trôi miếng cơm khô khan, nước mắt lưng tṛng. Tôi chợt nhớ đến đoạn văn Cá Rô Cây và tự nghĩ “hoá ra là đúng sự thật!”

Chương tŕnh ngày tù tiếp tục như thường lệ. Sau khi điểm danh, công an cai tù đến tháo c̣ng. Mừng quá! Tháo c̣ng ra khỏi song sắt, nhưng hai tay tôi vẫn phải mang c̣ng. Dù sao th́ cũng bớt khổ. Tôi được “tự do”, vừa dớm bước đi th́ đă quỵ ngă không đi nổi. Hai em Cường và Hán cùng hai anh bạn tù khác đến xoa bóp, nắn lên nắn xuống hai chân hồi lâu tôi mới đứng dậy và chập chững đi được.