Tôi về Phước Tường Phát, gia đ́nh Bác Ba tiếp đón thật nồng hậu thân t́nh. [Tưởng nên nói rơ trong đại gia đ́nh Phước Tường Phát gồm 6 gia đ́nh nhỏ chung sống trong khuôn viên khá lớn - người Việt gốc Hoa - chỉ có anh Hiển Rémy và đứa con trai Hiền là công giáo.] Bác Ba người gốc Sa-Đéc trông phúc hậu, rất sùng đạo ăn chay mùng một và rằm mỗi tháng, “ở vậy” nuôi 3 gái 1 trai từ khi chồng qua đời lứa tuổi trung niên. Mới gặp mặt lần đầu tiên, tôi đă cảm nhận một mẫu người thật cao quí kính trọng: một người Mẹ đúng nghĩa, an vui hạnh phúc với con cái trong gia đ́nh. Thành thật mà nói, tôi được mọi người trong gia đ́nh Bác Ba - cũng như mọi gia đ́nh trong khuôn viên Phước Tường Phát - tiếp nhận tôi không như là khách, mà như là một thành phần của gia đ́nh, của đại gia đ́nh. [Trong đời tôi, ngoài gia đ́nh Cha Mẹ Anh Chị Em ruột thịt và Ḍng La San - cách riêng Tỉnh Ḍng Saigon - tôi có hai gia đ́nh đích thực là thân t́nh và là ân nhân: 1. Gia đ́nh Chị Sang là gia đ́nh đă “nuôi sống tôi trong cảnh cơ hàn”; và 2. Gia đ́nh Bác Ba là gia đ́nh đă “cho tôi làm lại cuộc đời sau cảnh 3 ch́m 7 nổi 9 chín long đong”.
Tôi không quên những anh em trong “gia đ́nh...tù pḥng số 4” ở Thủ Đức, nhất là hai em Cường, Hán và “chuyên viên mở c̣ng”, cũng như các em học sinh đă bất chấp mọi liên lụy nguy hiểm bản thân đă đến thăm nuôi, như các em Linh Diệu-Linh Tuyền, Đặng K. Quang, Nguyễn M. Phụng, Hà N. Hạnh và James Nhân...
]

Chiếc thuyền... cào tôm gần xong. Anh Hiển cho tôi biết vài ngày nữa tôi sẽ xuống ở luôn dưới thuyền - đổi tên chính thức là Hiển, tên gọi là “anh Bảy!” -, hành nghề đánh cá cào tôm, và khi thiên thời địa lợi nhân hoà th́ ra khơi... không hẹn ngày về! Giấy tờ hợp lệ đă có sẵn, nhưng tránh mặt công an càng nhiều càng tốt! [Chứng minh nhân dân tạm - không có photo - mà anh Hiển đă cất dấu được khi làm chứng minh nhân dân chính thức - có photo - và thẻ thuyền viên do sở Thủy Sản cấp, có photo của anh Hiển, lột ra thay thế bằng photo của tôi, và dùng nút khoén gạch gạch vài đường làm dấu... nổi là xong.]

***

Đúng ngày hẹn, Huynh Đệ “cộng đoàn... tù” nay trở thành “cộng đoàn La San Mossard... lưu vong” gặp nhau vui mừng khôn xiết. Huynh trưởng Ánh có người em ở đường Bạch Đằng, ngă tư Hàng Xanh; có thể tạm trú “hợp pháp” v́ cô Thiên làm “tổ trưởng”. Em Thắng có thể “nay đây mai đó” qua đêm tại nhà các bạn đồng môn trước 75. Huynh Điệp và tôi đạp xe lên vùng kinh tế mới B́nh Sơn, cách Saigon khoảng 50Km.

Được giới thiệu trước, gia đ́nh anh Phúc tiếp đón chúng tôi thật thân t́nh. Một bất ngờ mừng mừng tủi tủi: linh mục Thể cũng... lưu vong như chúng tôi. Linh mục Thể bị công an Huế rượt bắt v́ lư do “không giảng theo chiều hướng... đạo đức cách mạng!” Một giáo dân biết linh mục sẽ bị bắt - theo tin hành lang - nên thuyết phục và giúp đỡ linh mục “tạm thời ẩn mặt” tại vùng kinh tế mới và tạm trú trong nhà anh Phúc. Linh mục Thể tâm sự: “Ḿnh ở đây biết là bất tiện, và nguy hiểm cho gia đ́nh anh Phúc v́ nếu bị phát hiện th́ anh Phúc sẽ bị liên lụy; nhưng cũng may bà con lối xóm lưa thưa, ít giao thiệp với nhau, ai lo việc nấy: kinh tế mới mà! Ḿnh đă nhờ người ‘t́m đường chắc ăn’ mà chưa được.”

Mỗi tối, gia đ́nh 4 người (anh chị Phúc và hai con 2-3 tuổi) - đặc biệt hôm nay có 2 anh em chúng tôi - quay quần quanh chiếc bàn nhỏ, soi chiếu bởi một ngọn nến, trong pḥng tối om - bít chắn hết các khe hở cửa ra vào cũng như cửa sổ, hiệp dâng thánh lễ “tôn vinh cảm tạ Cha trên trời v́ ‘mọi sự đều là hồng ân Thiên Chúa ban cho mỗi người’ và cầu xin được ơn b́nh an, mọi nơi mọi lúc.” Lễ xong, mỗi người một chiếc chiếu t́m xó xỉnh nào thích hợp lăn quay ra ngủ.

Chúng tôi liên hệ xă giao với công an khu vực tại một quán cà-phê được coi là ngon nhất: tuy không có “cái nồi ngồi trên cốc” nhưng pha cà-phê bằng “vớ dày” cũng không đến nỗi tệ, cộng thêm vài điếu thuốc lá “có cán” (đầu lọc) là tên công an khoái rồi! Anh Phúc khôn khéo giới thiệu, từ từ hé lộ “món tiền béo bở” không ai ở vùng kinh tế mới dám ước mơ... Tên công an có vẻ ngửi được mồi ngon, nhưng c̣n e dè, hẹn gặp lại hôm sau “bàn thảo thêm chi tiết về việc này”. Thật ra lúc ban đầu chúng tôi nghĩ chỉ cần có hộ khẩu mới, nhờ đó xin giấy đi lại, và sẽ cùng với Huynh Triển, chủ hộ khẩu Tân Cang tiếp tục đời sống cộng đoàn. Nhưng anh Phúc cho biết cần phải có chứng minh nhân dân, dù chỉ là chứng minh nhân dân tạm. Đó là vấn đề khúc chiết mà tên công an dè dặt.

Sáng hôm sau, cũng tại quán “Coffee Number One”, tên công an đưa ra giá: “Sổ hộ khẩu mới: 500 đồng; mỗi người: 100 đồng; chi phí giấy tờ, chữ kư và đóng mộc: 100 đồng”. Tôi tính nhẩm “chung cho cả 4 Huynh Đệ: 1,000 đồng”. Tôi vội hỏi: “c̣n giấy chứng minh nhân dân th́ sao?” Tên công an lưỡng lự trả lời: “Đợt làm chứng minh nhân dân qua rồi, phải đợi đợt tới.” Tôi hỏi tiếp: “Khoảng bao lâu nữa?” H́nh như tên công an trả lời cho qua: “Có thể vài tháng, mà cũng có thể 1, 2 năm!”

Anh Phúc nh́n tôi nháy mắt, rồi nói giọng điệu có vẻ thân thiện với tên công an: “Cán bộ nói đúng đó! Đến đợt mới làm chứng minh nhân dân, cần nhất là sổ hộ khẩu. Cán bộ có thể bớt chút ǵ cho anh em với chứ?” Tên công an cười trả lời: “Anh Phúc biết rồi đó, ḿnh phải chi nhiều chỗ lắm chứ đâu phải bỏ túi một ḿnh đâu?” Chúng tôi hẹn hai tuần sau sẽ đem tiền và nhận sổ hộ khẩu mới.

Huynh giám tỉnh bằng ḷng trao 1,000 đồng cho sự giao dịch về hộ khẩu ở vùng kinh tế mới. Tuy nhiên, khi gặp riêng tôi th́ Huynh giám tỉnh “mớm” cho biết nếu t́m được “đường ra khơi” th́ cũng tốt! Tôi nói cho Huynh giám tỉnh biết là gia đ́nh anh Hiển đă sẵn sàng giúp về việc này. Huynh giám tỉnh hóm hỉnh cười nói: “Mấy ‘vous’, nhất là ‘vous’ mà tiếp tục sống ở đây với tâm trạng như vậy chắc sớm muộn ǵ tụi nó cũng ‘mời vous’ đi cải tạo lại!” Thế là tôi được “phép lành” cho chính thức sống ngoại vi để t́m đường... ra khơi.

Hai tuần sau, tôi lên vùng kinh tế mới. Tên công an đă sẵn sàng mọi thứ: tiền trao cháo múc. Nhận sổ hộ khẩu xong tôi xin làm “giấy đi lại” về Tân Cang - có giá trị 3 tháng - cho mỗi Huynh Đệ. Công an móc trong túi ra đủ loại giấy tờ, có cả khuôn dấu, chưa đầy ba phút sau, việc giao dịch hoàn thành tốt đẹp. Anh Phúc tiễn chân tôi một đoạn, vừa cười vừa nói: “Frère thấy đó! công an ở đây đi đâu cũng sẵn sàng ‘giao dịch tốt!’: giấy tờ đem sẵn, nhất là khuôn dấu luôn ở trong túi... Thiệt là có tiền mua tiên cũng được!” Tôi cám ơn anh Phúc và gởi lời chào linh mục Thể: “Cầu chúc linh mục sớm t́m được đường dây... ra khơi!”

***

Ghe thuyền “đánh cá cào tôm” đă hạ thủy thành công tốt đẹp. “Thủy thủ đoàn” gồm có 7 thuyền nhân - 2 tài công, 1 thợ máy ăn ở dưới ghe 24/24, tôi chịu trách nhiệm đại diện hai ông chủ thuyền bảo quản chiếc ghe, giao dịch với sở thủy sản trong việc giao nộp tôm bạc thẻ đúng hợp đồng. [Sau biến cố 75, phong trào cào tôm khá thịnh hành. Sở thủy sản cấp thẻ thuyền viên và chứng minh thư cho chủ ghe ghi rơ: “Cào tôm bạc thẻ phải ‘bán’ cho sở thủy sản, không được ‘bán chợ đen ’.” Thực ra, tôm bạc thẻ dùng để xuất khẩu - một mối lợi tức ngoại tệ rất lớn của chính phủ - hoặc để... trả nợ cho các nước đàn anh đă ‘giúp cách mạng thành công’. Từ đó trong nhân gian có câu đố ví von: “con ǵ dài nhất thế giới? - Con tôm bạc thẻ, v́ đầu th́ ở Việt Nam mà ḿnh th́ ở tận Nga-Tàu.”] Anh Hiển và thầy Thức chịu trách nhiệm “mua băi bến, tuyển chọn... gà và chiến thuật hành quân”.

Trang bị đầy đủ dụng cụ hành nghề như lưới cào tôm, dây thừng, ṛng rọc kéo lưới, hải bàn v.v... tôi đề nghị định ngày “xuất quân” không phải để ra khơi ngay lập tức mà để “quen nước quen cái”, nghĩa là làm quen với máy thuyền, làm quen với đường đi nước bước, nhất là làm quen với các trạm kiểm soát đường sông. Mọi người đồng ư định sáng ngày 14/11/1981 - sinh nhật thứ 34 của anh Hiển, là đem thuyền ra Bến Đá, Vũng Tàu.

Thật không ai có thể ngờ được là thuyền đánh cá cào tôm “với mưu đồ khá lộ liễu” [chiếc ghe dài 20 mét, rộng 3 mét, máy dầu Yanmar 3 đầu bạc] lại hạ thủy ngay bến Chương Dương, neo bên cạnh những giang thuyền kiểm soát đường sông của sở công an thành phố! Tôi mời 6 anh em đồng nghiệp (thủy thủ đoàn) xuống ở dưới ghe 3 ngày đêm trước khi ra quân lần đầu tiên. Chiều tối ngày 13/11, viện cớ mừng sinh nhật anh Hiển, tôi tổ chức một chầu nhậu mời tất cả bạn bè... đồng nghiệp ở các ghe lân cận - mà tôi biết chắc chắn là công an mặc thường phục. Hai mục đích chính của chầu nhậu này là:
1. tôi muốn sống, muốn cảm nghiệm và làm quen với cảm nghiệm những lo âu hồi hộp đó khi phải đương đầu cụ thể với những đối tượng “đáng gờm” nguy hiểm đến đời sống của tôi cũng như của nhiều người liên hệ.
2. tôi muốn kiểm chứng sự “hợp pháp hợp hiến” của giấy tờ tùy thân: giấy chứng minh nhân dân tạm và thẻ thuyền viên... thay h́nh đổi dạng.

Sáng ngày 14/11, thợ máy kiểm soát lần cuối cùng máy Yanmar, máy bơm thoát nước lườn. Bùm! Bùm! Bùm! Tiếng máy nổ ḍn đều đặn. Tài công chắp hai tay trong giây lát. - nhưng không dám làm dấu thánh giá v́ trên bờ nhiều công an trá h́nh tiếng là ‘cầu chúc thu hoạch nhiều tôm cá’ nhưng thực chất là theo dơi; quả thật cùng lúc đó một giang thuyền cũng sẵn sàng nhổ neo. Tôi làm hiệu cho em Bảo, một thuyền viên trẻ nhất, khoẻ mạnh nhất trong nhóm, nhổ neo. Chiếc ghe rời bến...

Mặc bộ đồ công nhân màu xanh, tôi đứng trước mũi ghe nh́n bến Bạch Đằng trước mặt, ngày càng gần kề, lo âu hồi hộp nhưng hoàn toàn phó thác. Chiếc ghe bùmbùmbùm lướt êm ả trên sông Saigon, tôi quay đầu nh́n đằng sau, giang thuyền theo xa xa. Đến trạm kiểm soát đường sông Nhà Bè, tất cả mọi ghe thuyền phải tắp vào tŕnh giấy “đi công tác”, giang thuyền cũng tắp vào. Tôi thấy một tên công an chạy nhanh lên nói to nhỏ ǵ đó với công an trạm trưởng, rồi xuống giang thuyền đi ngay. Tôi hội ư với thủy thủ đoàn, v́ là lần đầu tiên có mưu đồ... bất hợp pháp nên ai cũng khớp đổ mồ hôi lạnh. Tôi tự nghĩ đến nước này rồi th́ đành nhắm mắt làm liều.

Tôi đem nộp toàn bộ hồ sơ hành nghề, mọi thuyền viên khác ở dưới ghe, máy vẫn nổ bùmbùm nghe rất ḍn. Một tên công an theo tôi đi kiểm soát. Mới xuống gầm ghe, hắn đă nói: “Ghe lớn như vậy mà đi đánh cá cào tôm th́ ai mà tin? - Vượt biển phải không?” Tôi đứng lặng chết điếng. Hắn nh́n tôi ranh mănh; tôi không biết phải trả lời ra sao, chỉ ầm ừ “đâu có!” Hắn chỉ thùng nước uống, trừng mắt nói: “Không vượt biển mà trang bị thùng nước uống lớn vậy à?” Tôi ngớ ngẫn nh́n, trong bụng nhủ thầm “chà, ḿnh không để ư chuyện này!” Tuy nhiên, tôi cố b́nh tĩnh nói: “Ông bà chủ thuê mướn chúng tôi đi đánh cá cào tôm nhiều ngày mới về cho nên...” Hắn hầm hầm hừ hừ tiến sát tôi, nhích nhích ngực trái, làm như để gây tôi chú ư đến túi áo sơ-mi, tôi chợt nhớ “ḿnh chưa lo thủ tục ‘đầu tiên’!”

Ngay lúc tôi móc túi lấy 200 đồng - đúng số tiền tôi đă được chỉ dẫn trước: mỗi trạm lần đầu tiên 200, những lần sau th́ tùy cơ ứng biến, thoát được th́ thoát! - và định đưa cho tên công an th́ một chú bộ đội xuất hiện bước vào khoang thuyền. Tên công an nói nhỏ: “Đừng cho tên bộ đội thấy!” Th́ ra trạm kiểm soát đường sông Nhà Bè là trạm liên ngành do 2 cơ quan công an và quân đội phối hợp kiểm soát. Tôi sực nhớ các bạn tù cải tạo thuộc diện tŕnh diện ở K3 kể lại: “Ngay sau 75, khi tŕnh diện học tập cải tạo, chúng tôi bị quân đội quản chế cai quản. Dù sao th́ cùng ngành nghề quân sự với nhau, nên bộ đội coi vậy mà dễ thở. Gần một năm sau, các trại tù cải tạo trao cho công an. Ôi thôi bọn “ḅ vàng” hay “chó vàng” này ghê gớm thiệt!...”

Tôi cất 200 vào túi, định “thoát được th́ thoát”, vội vàng lên tiếng nói với bộ đội: “Mời anh cán bộ xuống đây để kiểm soát!” Nào ngờ, anh bộ đội liếc mắt thấy tên công an đang kiểm soát ghe, liền bỏ đi ra ngoài mất dạng. Tôi đành rút ra 200 giao cho tên công an. Hắn không lấy, nhưng xê dịch ngực trái về phía tôi, tôi hiểu là “phải” đút vào túi cho hắn! Giận thiệt nhưng cũng phải nuốt cơn giận xuống cho xong... Hắn liếc nh́n vào túi, hỏi: “Bao nhiêu vậy?” Tôi trả lời: “Ông Bà chủ vừa đóng xong thuyền làm ăn, nên cán bộ thông cảm, 200 đồng!” Hắn lườm một cái, đi lên phiùa tài công, vừa đi vừa lẩm bẩm: “Ghe lớn vậy mà 200 thôi à?” Tôi nghĩ thầm “tham nhũng đút lót mà c̣n trả giá sao?” Hắn tiếp tục mở các ngăn tủ trên cao, thấy áo phao, và một số vật dụng, quần áo, khăn tắm của thuyền viên, hắn lôi kéo ra ngoài, đếm áo phao: may quá, chỉ có 5 cái áo phao. Tôi bắt đầu hơi run. Hắn nh́n tôi, cười ranh mănh rồi nói: “Nếu không vượt biển th́ sao lại run dữ vậy?” Tôi giật ḿnh trấn tĩnh trả lời: “Đâu có run, tại máy nổ làm rung ghe thôi!” Hắn nói lớn: “Tắt máy đi!” Tôi kêu lớn: “Anh Chánh (tài công chính), nói anh Bảo thợ máy xuống tắt máy!” Tôi đứng vịn vào một khung gỗ cạnh máy, gồng ḿnh trấn tĩnh cho khỏi run. Thấy t́nh h́nh không ổn, tôi vội nhét thêm 100 đồng vào túi hắn. Hắn nh́n tôi: “Anh biết chúng tôi bao nhiêu người không mà chỉ có 300?” Tôi năn nỉ: ”Xin cán bộ thông cảm, mới bắt đầu đi dánh cá cào tôm th́ đâu có thu hoạch được ǵ đâu?” Hắn lắc đầu nói: “Ghe lớn như vậy, phải ít nhất 500!” Tôi liếc mắt nh́n anh Bảo và anh Chánh, hai anh trợn mắt nh́n tên công an, rồi lắc đầu nh́n tôi, đau khổ, nhưng qua ánh mắt tỏ vẻ như muốn nói: “Biết làm sao hơn?” Tôi đành phải ch́a thêm 200.

Tên trạm trưởng cầm tập hồ sơ trong tay, xuống đứng trên boong ghe, tất cả các thuyền viên tụ tập lại trước mặt hắn. Hắn kêu tên từng người, nh́n vào thẻ thuyền viên, gật đầu. Trước khi giao trả tập hồ sơ, hắn hỏi: “Thủ tục khám xét ghe xong chưa?” Tên công an cùng đi với tôi cũng vừa lên boong ghe trả lời thoả măn: “Thủ tục kiểm tra ‘đầu tiên’... tốt!” Tên trưởng trạm mỉm cười giao tập hồ sơ lại cho tôi, “chúc anh em sức khoẻ, thu hoạch được nhiều tôm cá!”

Ghe tiếp tục lên đường. Tôi nằm dài trong khoang, thở dài nhẹ nhơm. Anh An (tài công phụ) và chàng thanh niên Bảo ngồi bên tôi, đấm bóp tay chân tôi vừa cười vừa an ủi: “Thoát được trạm nào hay trạm đó anh Bảy à! Nếu không có trạm đột xuất nào, th́ ḿnh chỉ phải tŕnh giấy ở trạm Đồng Tranh là hết!” Ai học được chữ “nếu...!”? Không biết trước khi xuất quân lần đầu tiên, anh Hiển có đi xem bói không mà ngày 14/11 sao lại quá xui xẻo. Trước khi đến trạm Đồng Tranh gặp phải hai lần khám xét đột xuất.

* Lần thứ nhất: một bộ đội đơn phương độc “ghe nhỏ” viện cớ xét ghe chúng tôi v́ “t́nh nghi ghe vượt biển”. Cột ghe nhỏ của hắn để ghe chúng tôi kéo theo, hắn lên ghe lớn đ̣i lục soát mọi ngơ ngách; chúng tôi muốn phản đối nhưng súng AK kè kè trên vai làm chúng tôi khiếp đảm. Hắn đứng nh́n cuộn dây thừng rất lâu, nói: “Làm ǵ mà đem theo dây thừng lắm thế!” Ai ai cũng muốn cười v́ hắn đă bị lộ tẩy: hắn cần cuộn dây thừng. Mặc cho hắn hỏi đi hỏi lại, chúng tôi không ai đếm xỉa. Cuối cùng hắn đành nói thật: “Tôi cần một cuộn dây thừng, các anh có thể biếu tặng không?” Tôi vội trả lời: “Chúng tôi đi đánh cá cào tôm do sở thủy sản cấp giấy hành nghề, một cuộn dây thừng này c̣n thiếu th́ làm sao cắt bớt cho anh được?” Ghe vẫn từ từ tiến về Vũng Tàu một khoảng khá xa, biết là không thể thu hoạch được điều ǵ, tên bộ đội mới buông tha.

* Sau đó khoảng hơn nửa giờ, tôi nghe “đoành! đoành! đoành!” phát xuất từ trên bờ sông; lại một trạm kiểm soát đột xuất phất cờ gọi ghe vào bờ. Th́ ra đó là một đồn nhỏ của bộ đội. Tôi đem giấy tờ lên tŕnh diện, tên trưởng toán hét lớn: “Tại sao tôi phất cờ gọi vào mà bất tuân? Đợi bắn ba phát súng mới vào?” Tôi điềm tĩnh trả lời: “Sở Thủy Sản cho biết chỉ vào tŕnh giấy ở 2 trạm Nhà Bè và Đồng Tranh mà thôi, nên không biết bộ đội cũng có một trạm kiểm soát đường sông ở đây!” Hắn giận dữ nói: “Mấy anh coi trọng công an hơn bộ đội phải không?” Tôi ngạc nhiên không biết phải đối đáp ra sao. Hắn xem tập hồ sơ xong, nh́n tôi nói: “Bây giờ anh phải đi lượm 3 viên đạn trả lại cho tôi rồi đi!” Anh Chánh thúc cùi chỏ vào hông tôi, nói nhỏ: “Tụi nó muốn... ăn đó thôi! 100 đủ rồi!”

Thật là một ngày vất vả, căng thẳng thần kinh.

Những ngày kế tiếp, chúng tôi ra khơi... tập dợt. Cũng thảy khung cào hy vọng cào được tôm bạc thẻ hoặc vài mẻ cá, nhưng chưa lần nào lấy lại vốn liếng tính theo chi phí xăng dầu. Có thu lượm được chăng th́ vài con cá lớn bằng nắm tay, hoặc vài con tôm khá lớn, đủ cho mỗi thuyền viên một con đem nướng nhậu nhẹt... lại sức! Thành quả thấy được, và chính đây là điều tôi quan tâm nhất: đào tạo cho chính bản thân ḿnh cũng như cho mỗi thuyền viên sức chịu đựng sóng gió, mưa lạnh cũng như nắng cháy da, sẵn sàng phục vụ những người “đồng thuyền đồng hội” trong ngày N, ngày mà ai nấy mong chờ.

***

Sau mỗi lần thất bại - phần lớn tại khâu tụ tập “khách hàng” bị phát hiện, tôi đem ghe về Bến Chương Dương như để “nghỉ xả hơi” vài ngày, có khi vài tuần. Đây là dịp thuận tiện để thủy thủ đoàn luân phiên về với gia đ́nh, tránh sự ḍm ngó của công an khu vực và khỏi bị xóa tên khỏi sổ hộ khẩu. Tôi cũng nhân dịp này đến thăm Huynh giám tỉnh và các Huynh Đệ trong các cộng đoàn vùng Saigon. Một hôm, Huynh giám tỉnh ngỏ ư xuống ghe xem cho biết. Tôi dẫn đến bến ghe, chỉ cho Huynh giám tỉnh thấy các giang thuyền của công an chung quanh, Huynh giám tỉnh lè lưỡi nói: “’vous’ bạo thiệt!” Thấy chiếc thuyền “đánh cá” vững chắc, Huynh giám tỉnh tỏ vẻ an ḷng.

Tôi kể lại chuyến đánh đầu tiên - thất bại - cho Huynh Grégoire Tân, Huynh Tân nở nụ cười bí ẩn rồi tâm sự: “Tớ c̣n thảm bại hơn nhà ngươi, mất cả ch́ lẫn chài. Nói thật ra, khi nhà ngươi mới được trả tự do, tớ định kêu nhà ngươi đi với tớ, nhưng biết là lăo Hiển đă bắt cóc nhà ngươi rồi nên thôi. Tớ lo việc trong ghe - máy móc, nước uống, thực phẩm, xăng dầu... - c̣n bà chủ lo chạy giấy tờ hợp lệ. Trong ṿng một tháng, tớ đă sẵn sàng mọi thứ; nhưng bà chủ chạy giấy tờ sao đó đă hơn 3 tháng mà không xong; chẳng những không xong mà c̣n bị lộ. Trước khi chạy trốn, bà báo cho tớ biết “chẩu” ngay, bỏ của cứu người! Thế là toi công... Uổng thiệt! Nếu nhà ngươi ở dưới ghe lo việc kỹ thuật, c̣n tớ đi với bà chủ lo việc giấy tờ th́ đâu đến nỗi! Để tớ giới thiệu nhà ngươi với tên công an tên Hoàng, cháu rể mà tớ mới biết đây - chả dấu kín nghề nghiệp của chả c̣n hơn mèo dấu kít nữa!” Quả thật, trong 12 trận đánh thất bại, chỉ có một trận là chiếc ghe lớn và thủy thủ đoàn bị “t́nh nghi vượt biển” và bị câu lưu hơn một tuần lễ tại Minh Hải, phải nhờ anh công an Hoàng can thiệp.

Chiến thuật lần này là đổ quân, thực phẩm, xăng dầu, nước uống, v.v... ngay tại bến ghe Bà Rịa. Khách hàng sẽ được đưa ra bến theo từng nhóm. Dự định mỗi bên hợp đồng - gia đ́nh anh Hiển và gia đ́nh thầy Thức - tối đa 50 người. Sáng sớm hôm đó, tôi đem ghe lớn từ Saigon ra Vũng Tàu với giấy biên nhận của sở thủy sản “đi đánh cá cào tôm và bến tạm trú là Minh Hải”; các phần khác th́ hai ông chủ chịu trách nhiệm trên đất liền. Qua trạm kiểm soát Nhà Bè êm xuôi; đến trạm Đồng Tranh, hai tên công an xin quá giang ra Minh Hải. Có chết không? Quả thật bất ngờ, ngoại dự liệu, trong phút chốc không biết phải làm sao để tụi nó khỏi nghi ngờ. Sực nhớ đến “nghề nghiệp: đánh cá cào tôm”, tôi ch́a thêm 100 cho tên công an trưởng, nói nhỏ: “cán bộ thấy không? Chúng tôi c̣n ra khơi đánh cá cào tôm, có thể về bến khuya lắm, nên...” Tên công an trưởng hiểu ư lên tiếng: “Người ta c̣n đi đánh cá cào tôm, làm sao hai đồng chí xin quá giang được? Thôi đợi ghe khác, để người ta đi ‘công tác’ kẻo trễ!” Chúng tôi tiếp tục lên đường, không gặp một trở ngại nào. Ai nấy mừng thầm: quả là “ngày lành tháng tốt!”

Đến sông Ḷng Tào khoảng trưa, tôi cho thả cào thứ một chuyến... lấy hên. Ghe đang cào tôm th́ một chiếc ghe máy nhỏ phóng ra từ phía Bà Rịa đến gần ghe lớn. Tôi nhận ra anh Hà, em anh Hiển, đứng trên mũi ghe nhỏ vẫy tay. Hà nhảy lên ghe lớn cho biết: “Khâu lương thực, nước uống, xăng dầu... đă đem đến bến, có Tín em anh Lễ và em lo khâu này. Chiều nay, khoảng 5 giờ, sẽ có ghe máy nhỏ này ra dẫn đường vào bến!”

Tôi bàn với thủy thủ đoàn ra khơi cào vài mẻ tôm, cá đem theo cũng tốt. Cào suốt buổi chiều mà chẳng được mẻ tôm cá nào! Khoảng 4 giờ chiều, tôi đă cho ghe lớn quần ṿng quanh trên sông Ḷng Tào, đợi ghe nhỏ ra dẫn đường vào bến. Quả đúng hẹn! Khoảng 5 giờ chiều, chiếc ghe máy nhỏ xuất hiện xa xa hướng về ghe lớn. Tôi bảo tài công giảm tốc độ quay mũi về chiếc ghe nhỏ, tất cả ngồi trong khoang để tránh sự ḍm ngó của những thuyền chài chung quanh. Người đứng trên mũi ghe nhỏ không phải là Hà, nhưng không sao! Khi hai ghe cách nhau khoảng 300 mét, ghe nhỏ bỗng chuyển hướng, gia tăng tốc độ; tôi bảo tài công rượt theo. Ghe nhỏ dường như phóng hết tốc độ... chạy thoát. Tôi bảo tài công cứ gia tăng tốc độ theo sau. Đến gần bờ sông ghe lớn phải giảm tốc độ v́ sợ mắc cạn, trong khi đó ghe nhỏ phóng luôn lên băi cát, hai người trong ghe nhỏ nhảy ra và “trốn chạy” bỏ luôn chiếc ghe. Quái lạ! “Hay là ḿnh nh́n lầm người?” Tài công cũng như tất cả anh em thuyền viên đều xác quyềt “đó là chiếc ghe máy trưa nay đă đến báo tin với ḿnh!” Ngẫn ngơ bàn tán hồi lâu, trời tối lúc nào không biết. Tôi bảo tài công quay đầu về bến Minh Hải. Trễ rồi! Nước ṛng, ghe lớn mắc cạn tới lui không được nữa, đành tắt máy đợi nước lớn. Tôi định nhảy xuống đi bộ vào bờ t́m đến chiếc ghe máy nhỏ xem có dấu tích ǵ không, nhưng tất cả mọi người khuyên không nên.

Ngồi trong khoang thuyền tối om, mỗi người thử đưa ra suy nghĩ của ḿnh “chuyện ǵ đă xảy ra?” Có thể là... Có thể là... cũng chỉ là “có thể là...” Ai nấy xao xuyến lo âu, sợ gặp phải giang thuyền đi ngang trông thấy ghe ḿnh bị mắc cạn th́ mất cả ch́ lẫn chài! “Bỏ của cứu người?” - “C̣n rừng xanh sợ ǵ thiếu cũi đốt?” Đó cũng là một phương cách để thoát thân, nhưng... c̣n một tia hy vọng “vừa cứu người vừa cứu của” th́ cứ bám vào tia hy vọng đó . Tôi nói với anh Bảo thợ máy: “Bảo, em đem bày biện dụng cụ sửa máy ra, làm như đang sửa máy, nếu giang thuyền công an đến th́ em làm như sửa máy...” Lâu lâu vài thuyền chài đi ngang qua, tiếng hai ba người nói chuyện nghe chữ được chữ không, chỉ lơm bơm đại khái “... vượt biển...” càng làm chúng tôi lo âu khiếp đảm.

Anh Thành, một tài công phụ khác, bỗng reo lên: “nước đang lên, thuyền ḿnh có vẻ chao chao rồi!” Lúc đó khoảng nửa đêm. Đợi thêm chừng 30 phút, ghe lớn đă có thể quay mũi về bến. Trên đường đi, tôi dặn ḍ mọi người: “Đây chỉ là pḥng hờ, nhưng chúng ta phải nhất trí với nhau về lời khai. Nếu công an hỏi riêng từng người th́ lời khai của ḿnh sẽ là: đang đi cào tôm trong khu vực sông Ḷng Tào, máy bị hư và gió đẩy vào mắc cạn. Thợ máy cho biết là hư... Bảo, em nói cho anh em biết có thể khai hư bộ phận nào?” Anh Bảo suy nghĩ giây lát rồi nói: “ḿnh cứ khai là ‘con heo dầu’ bị long và rỉ nhớt.” Tôi chẳng biết ‘con heo dầu’ là con quái ǵ nhưng cũng lập lại: “ừ, ḿnh đồng nhất khai ‘con heo dầu’ hư nghe. C̣n điểm nữa: cứ khai là ḿnh cào tôm không được bao nhiêu, mỗi lần vài con chia nhau nhậu hết rồi!”

Ghe đến trạm kiểm soát đă quá nửa khuya, công an trực ngái ngủ không thèm coi giấy, cho vào bến. Ai nấy nghĩ là đă thoát qua một tai kiếp, yên tâm nằm ngủ. Tiếng nhảy xuống ghe làm mọi người giật ḿnh thức dậy. Hai tên công an tịch thu giấy tờ đăng kư hành nghề và tất cả thẻ thuyền viên. Quả đúng như tôi đă pḥng ngừa trước, mỗi người chúng tôi bị kêu lên văn pḥng làm việc riêng, và kết quả là giam lỏng thuyền ghe cũng như người cho đến khi có lệnh mới.

“Sự thật đă xảy ra chuyện ǵ?” Tuy không ai suy đoán được điểm nào thoả đáng, nhưng tia hy vọng ngày càng sáng tỏ: quả thật c̣n rừng xanh sợ thiếu ǵ củi đốt! Riêng tôi, điều lo lắng nhất là nếu công an phát hiện giấy tờ của tôi toàn là giả mạo th́ tai hại khôn lường, chẳng những cho chính bản thân tôi mà c̣n liên lụy đến anh Hiển và gia đ́nh từng là ân nhân của tôi. Sáu ngày đă trôi qua. Đứng ngồi không yên càng làm ḷng tôi thêm ray rức. Chẳng may mà... th́ tôi biết làm sao đây? Nghĩ lại những năm tù tội, dù sao th́ tôi cũng đă... quen, nhưng gia đ́nh anh Hiển th́ sao?

Sáng ngày thứ bảy, 2 tên công an tay cầm tập hồ sơ, cùng đi với anh công an Hoàng, cháu rể của Huynh Tân, xuống ghe. Tôi đă gặp anh Hoàng 3, 4 lần - một lần tại tư gia tuy thanh đạm nhưng trên một góc tường có máng điện thoại màu đỏ làm tôi tin tưởng lời Huynh Tân nhiều hơn. Anh Hoàng lên tiếng chào tôi: “Anh Bảy mạnh khoẻ? Thôi ḿnh đem ghe về Saigon bây giờ nhé!” Ai nấy trợn mắt há hốc nh́n. Mừng quá nói không nên lời.

“Sự thật đă xảy ra chuyện ǵ?” - Số là khâu tải lương thực và xăng dầu đến điểm hẹn được chu toàn hoàn mỹ; khâu thông tin liên lạc với ghe lớn cũng hoàn chỉnh ; khâu tụ tập “gà” phần của anh Hiển diễn ra âm thầm tốt đẹp đâu vào đó; duy phần của thầy Thức chẳng những gặp trở ngại lớn đưa đến sự đ́nh chỉ chuyến đánh, mà c̣n hao tổn rất nhiều để công an “thả gà” ra. Thầy Thức tổ chức đưa “gà” đến điểm hẹn như đi ăn tiệc “mừng trước”: 2 chiếc xe du lịch với thùng băng pháo, thùng “con nạp xưởng”, [Trong giờ lao động ở K3, mỗi đội đề cử 2 người lo nấu nước uống. Một hôm đang nướng lạp xưởng được thăm nuôi, cán bộ quản giáo ngửi mùi thơm phức, ṭ ṃ đến gần bếp, hỏi anh cải tạo viên: “Anh nướng ǵ mà thơm thế?” Cải tạo viên trả lời: “Báo cáo cán bộ, nướng lạp xưởng.” Cán bộ thở dài: “Ôi giời ơi! ‘con nạp xưởng’ mà cũng ăn à? Nhưng sao mà thơm thế chứ!”] thùng bánh trái, không quên banderolle “ALLELUIA! TẠ ƠN ĐỨC MẸ!”... rất xôm tụ. “Gà” th́ ăn mặc trang điểm như đi dự ngày hội lớn! Đánh lạc hướng công an để vượt biển kiểu này th́... hết nước nói. Điều ǵ phải tới, đă tới: toàn bộ “gà” vào chuồng và phải mua chuộc lại với giá... phải chăng!

Ngay sau khi bị lộ, có người báo cho ban lưu trữ dầu và anh Hiển biết tin chẳng may - anh Hiển liền phân tán khách hàng về nhà, anh Hà liền cho người đi ghe máy nhỏ ra báo ghe lớn biết sớm về bến, đồng thời tẩu tán hết lương khô và cất dấu xăng dầu. Ghe máy nhỏ ra sông Ḷng Tào, thấy ghe lớn mừng lắm, nhưng v́ mang tâm trạng “bị lộ” nên khi thấy “h́nh như tất cả thuyền viên bị bắt, lố nhố trong khoang thuyền, mà c̣n ‘rượt theo’ ghe nhỏ” nên đă rú ga chạy thoát thân, bỏ mặc luôn cả chiếc ghe trên bờ, đúng theo “bỏ của cứu người!”

Huynh Tân nóng ḷng muốn biết tin tức về chuyến đánh vừa qua, chạy xuống Phước Tường Phát, “gặp ngay lăo Thiếu Đế (Hiển Rémy); th́ ra đánh... hụt. Tớ bảo tên Hoàng ra Minh Hải xem sao. Vậy mà khá, tên Hoàng c̣n nể tớ, và đem nhà ngươi cùng ghe lớn về Saigon”.

***

Tôi dẫn Huynh Tân xuống ghe, và đề nghị Huynh Tân nhập bọn với thủy thủ đoàn, nhưng Huynh Tân trả lời: “Ḿnh đi cả hai người th́ không lợi, để tớ ở ngoài, nếu nhà ngươi có chuyện ǵ - bị bắt lại, th́ tớ c̣n xoay xở cho nhà ngươi.”

Thế là hai anh em tôi thường đèo Honda đi đây đi đó, nhất là sau chuyến thứ tám - cũng thất bại, tôi nói với anh Hiển để tôi và Huynh Tân đi liên lạc với công an, t́m băi bến, v.v... v́ “quen mặt tụi nó nhiều rồi!” [Có lẽ “v́ quen mặt tụi nó nhiều rồi!” mà Huynh giám tỉnh tâm sự: “’Vous’ thất bại nhiều lần chắc có kinh nghiệm về đường đi nước bước và quen nhiều chuyến đi rồi. ‘Moi’ thấy để anh Ánh sống như vậy th́ tội quá, không làm ǵ được với khả năng tri thức trí thức cao của ổng. ‘Moi’ đề nghị ‘vous’ t́m cho ổng một chỗ - không đi với ‘vous’ v́ ‘vous’ thất bại nhiều lần như vậy, sợ ổng không dám - ‘Moi’ chịu tiền lo cho ổng đi. Mà ‘vous’ khoan nói với ổng, khi nào t́m được đường khá chắc chắn an toàn, đi ít người... th́ cho ‘moi’ biết để ‘moi’ nói chuyện với ổng.” Một thời gian sau, tôi biết đích xác một chuyến vượt biển của gia đ́nh một công an đi từ Nhà Bè - trá h́nh đi tị nạn để nằm vùng hay không th́ tôi chưa dám chắc. Huynh giám tỉnh thấy có vẻ an toàn, nhưng... biết đâu! Sau này tôi biết chắc chuyến đó đă thành công đến Singapore.]

Trước mỗi lần ra trận, Huynh Tân đưa tôi ra bến, ngồi nhâm nhi ca-phê đợi giờ xuất quân. Đến giờ hành quân, tôi móc túi đưa cho Huynh Tân hết tiền c̣n lại, bắt tay giă từ; Huynh Tân cười cười nói: “Chúc nhà ngươi thành công, nhưng... gặp nhà ngươi lại tối khuya nay!” Chữ “nhưng...” xem ra xui xẻo mà hiệu nghiệm thật, đúng 12 lần như vậy!

Một lần hành quân xuất phát từ bến ghe Thị Nghè khoảng 5 giờ chiều, sau lưng Sở Thú. Như các lần trước, Huynh Tân tiễn đưa tôi vừa cười vừa nói “đi vui vẻ, chúc thành công! Và... đừng gặp lại tối nay nghe!” Vừa ra tới sông Saigon hướng bến Bạch Đằng đă thấy một giang thuyền theo sau. Trời mưa lâm râm... Tôi bảo tài công cứ b́nh tĩnh đi, tất cả mọi thuyền viên ở trong khoang thuyền, một ḿnh tôi dầm mưa đứng sau ghe theo dơi chiếc giang thuyền. Qua tới ngả ba cầu Tân Thuận, giang thuyền rẽ vào: “không phải bị theo dơi,” tôi nói, “chỉ là một sự trùng hợp!”. Mọi người vui mừng hứng khởi. Đến trạm Nhà Bè - quá quen thuột! tôi vào tŕnh giấy [viện cớ - và có giấy chứng nhận của sở thủy sản cấp - cho đi “thử máy sau khi hoàn tất việc sửa chữa.] Tên công an xem giấy, nh́n tôi nháy mắt ra hiệu “theo tôi!”, tôi đi theo đến chỗ vắng, hắn nói: “Anh Bảy! Anh cho ghe về lại bến ngay lập tức, đă giải tán “gà” rồi!” Th́ ra tên công an “taxi” thấy ghe chúng tôi bị giang thuyền theo sau tại bến Bạch Đằng tưởng chuyện bại lộ nên báo động giải tán “gà” và báo trạm Nhà Bè - đă mua trước, để bảo toàn “cá lớn”.

Tôi bấm chuông nhà Đức Minh, Huynh Tân hấp tấp mở cửa, nh́n tôi cười nói: “Tớ đă bảo... đừng gặp lại mà!” Lúc đó khoảng 11 giờ 30. Nằm ngủ chưa được bao lâu, Huynh Tân réo gọi: “Lăo An ơi, công an xét nhà!” Hết hồn, tôi chạy lên sân thượng ẩn núp. Thấy trống trải quá, tôi nghĩ leo lên cây vú sữa cho chắc. Vài phút sau, nghe tiếng người lên sân thượng, rọi đèn pin quanh vài ṿng rồi đi xuống. Hú hồn! Về giường nằm ngủ lại, thật ngon giấc phần v́ quá mệt mỏi phần v́ yên tâm “công an khu vực đă xét nhà rồi.”

Đang ngon giấc tôi bỗng nghe như có tiếng chuông reo, rồi tiếng mở cửa pḥng; tôi cứ tưởng như đang mơ, nhưng tiếng Huynh Tân rơ mồn một: “Lăo An, tụi nó lại đến xét nhà; ‘mẹ nó’ chắc có người chỉ điểm...” Bổn cũ soạn lại, tôi chạy lên sân thượng, leo lên cây vú sữa, nhưng lần này leo lên tận ngọn cây phủ đầy lá che kín người. Tiếng chân người lên sân thượng, ánh đèn pin quẹt qua quẹt lại, quẹt dọc theo thân cây vú sữa khá lâu, rồi bỏ đi. Lại một phen hú hồn.

Sáng sớm hôm sau, tôi xuống ghe; mọi sự b́nh thường. Tôi bỗng cảm thấy lên cơn sốt, ḿnh ê ẩm mệt nhừ. Anh An tài công phụ đem tôi về nhà, bà Mến vợ anh An cũng là người lo chạy giấy tờ cho thủy thủ đoàn nghe biết sự việc chiều hôm qua khi tôi đứng dầm mưa theo dơi chiếc giang thuyền. Bà Mến bảo bé Linh khoảng 14 tuổi, con gái anh An, “giác hơi”. Mỗi lần ống giác úp vào lưng tôi th́ nước tuôn ra như mưa. Th́ ra nước thấm vào da thịt, tích tụ khắp người làm cho tôi lên cơn sốt và bải hoải.

Tôi ghé Phước Tường Phát ở một ngày dưỡng bệnh. Anh Hiển cho biết cuộc hành quân tiếp phải đợi ít nhất hơn 1 tháng. Tôi lên Tân Cang.

***

“Cộng đoàn La San Mossard... lưu vong” nhập với Huynh Joseph Triển chủ hộ tiếp tục cuộc sống cộng đoàn tại Tân Cang. Một căn nhà tranh 8x8 mét, ngăn chia thành 2 pḥng bởi tấm mành mành: pḥng lớn làm pḥng ngủ, kê 3 giường 2 tầng cho 4 Huynh Đệ - coi như “tạm trú vĩnh viễn”: Joseph Triển, Huynh trưởng Francois Ánh, Em André Thắng Hồ và em của Huynh Ignace Hùng muốn t́m hiểu và nhập lănh cuộc sống Lasan, em Công Hải; [Sau khi hoàn tất việc bắt ống nước tại Mai Thôn, Huynh Điệp xin hồi tục, về ở với gia đ́nh bà D́ tại Thanh Đa, làm nghề sửa đồng hồ để kiếm sống qua ngày, và đợi thời cơ thuận tiện... Đến năm 1988, Anh Điệp may mắn vượt biển thành công, cùng với anh Hoàng Phúc, nay định cư ở Virginia.] pḥng nhỏ làm pḥng đa dụng kiêm pḥng khách, pḥng đọc kinh, pḥng ăn và lẽ tất nhiên pḥngbếp. Cả nhà chỉ có 2 bóng đèn 6V thắp sáng bằng b́nh accu, dùng để đọc kinh sáng & chiều. Mọi sinh hoạt khác đều nhờ vào “năng lượng mặt trời”.

Trong thời gian chờ đợi anh Hiển và thầy Thức t́m được “đường đi” - nghĩa là “mua” công an biên pḥng, “mua” băi bến, chuẩn bị kỹ càng an ninh cho “du khách” lẫn “con cá lớn” - hoặc sau những lần thất bại, tôi thường đến Tân Cang tạm trú 1, 2 tuần, có lúc cả tháng. Cũng vào dịp này, gia đ́nh anh Hiển thay v́ thăm nuôi tôi trong những năm trước, gởi quà cho Huynh Đệ... lưu vong ở Tân Cang như vài xâu “con nạp xưởng”, vài kí thịt, v.v...

Tôi tham gia vào sinh hoạt hằng ngày của cộng đoàn. Huynh Triển thường đem ḅ đi cày thuê. Các Huynh đệ khác th́ cuốc đất trồng khoai ḿ, đậu phụng, đậu xanh và bắp. Đất ở Tân Cang th́ mùa mưa nhăo nhoẹt, mùa nắng th́ như đất sét. Khoai ḿ tương đối dễ nhầt, nhưng thu hoạch chẳng bao nhiêu; đậu phụng th́ may lắm khỏi lỗ vốn; đậu xanh th́ khỏi nói, mất mùa dài dài; bắp cũng không đem lợi ǵ nhiều. Cuộc sống thật t́nh vất vả, nhưng tinh thần Huynh Đệ thật đáng khen.

Thú thật tôi đă ngỏ ư với Huynh trưởng Ánh cùng tôi vượt biển, nhưng Huynh Ánh lắc đầu, bảo rằng: “’Moi’ đă được đi du học ở Pháp, ‘moi’ biết ít nhiều về nếp sống có thể nói là không phù hợp lắm với đời sống tu tŕ cho người Việt Nam ḿnh. Nếu muốn đi th́ ngay cuối tháng 4/75, ‘moi’ đă đi rồi!” Sau vài lần thất bại, Huynh Ánh lại càng lo sợ cho tôi nhiều hơn, tuy nhiên không bao giờ Huynh Ánh khuyên tôi bỏ cuộc, chỉ ủi an nâng đỡ tinh thần và cầu chúc “may mắn hơn!” Tuy nhiên cũng có lúc v́ cuộc sống ngày càng khắc khe, hai Huynh Đệ Ánh và Thắng Hồ đành phải thử thời vận.

***

Gia đ́nh một cựu Nữ tu sinh La San tổ chức vượt biển từ Cát Lái. Huynh Ánh được “tha thiết” mời đi... free v́ gia đ́nh này biết rất rơ hoàn cảnh khó xử và bất ổn của các Huynh Đệ La San. Chuyến đi trong ṿng hai gia đ́nh, tổng cộng khoảng 15 người kể cả thợ máy và tài công. Huynh Ánh nhập nhóm I gồm 8 người “làm như vô t́nh đi dạo ban chiều” gặp nhau trên đường đến bờ sông và sẽ ẩn núp trong bụi, đợi chờ xuống thẳng “cá lớn”. Không biết v́ vô t́nh hay được người chỉ điểm báo trước mà một tốp công an đi ngược đường bắt gặp. Ai ai cũng khai là “đi dạo chiều”, hoặc “trên đường thăm bà con”, v.v... Đến phiên Huynh Ánh, Huynh thẳng thắng trả lời:”Đi... vượt biển!” Tốp công an ngạc nhiên, nh́n nhau cười. Một tên, có lẽ là trưởng tốp, lên tiếng: “Lần đầu tiên tôi nghe một người nói sự thật!” Tốp công an lại nh́n nhau, gật gật đầu như “nhất trí” chuyện ǵ. Tên công an trưởng tốp lại nói: “Có ǵ không?” Huynh Ánh hiểu ngay, xoè hai tay ra nói: “Tôi không có ǵ hết! À, chỉ có đồng hồ đeo tay này mà thôi, các anh muốn lấy th́ lấy,” vừa nói Huynh Ánh vừa tháo cởi đồng hồ đưa ra, tên công an cầm lấy rồi nói: “Đi đi! Đi về nhà nhanh lên!” Về đến Tân Cang, Huynh Ánh tự hứa với ḷng “không bao giờ... vượt biển nữa! Ở K3 c̣n khắc khe gấp bội mà sống được, th́ ở đây nhằm nḥ ǵ!...”

Sau chuyến đi “đáng giá đồng hồ đeo tay”, Huynh Ánh xuống nhà người em nghỉ bồi dưỡng, cùng lúc đó tôi đem ghe từ Minh Hải về sau một trận thất bại. Em Huynh Ánh mời Anh Em chúng tôi làm một chầu cà-phê... giải sầu trên đường Bạch Đằng. Nhóm chúng tôi đang vui vẻ cười cười nói nói th́ 4, 5 tên công an vào dẫn độ chúng tôi về đồn gần đó. Màn tra xét giấy tờ diễn ra. Chị Thiên, em Huynh Ánh, tổ trưởng khu phố được thả ra ngay. Huynh Triển có giấy tờ đầy đủ nên cũng được thả ra với lời nhắn “về nhà ở Tân Cang ngay lập tức!” Đến lượt tôi tŕnh thẻ thuyền viên, tên công nh́n tôi hỏi: “Ở đâu?” Tôi b́nh tĩnh đáp: “Thủ Đức!” Hắn gật đầu cho đi. Huynh Tân chận tôi lại nói: “Tớ quên đem giấy tờ rồi, nhà ngươi về Đức Minh mở hộc tủ lấy dùm đem ra đây.” Tôi lưỡng lự v́ nghĩ rằng “có kịp không?” Huynh Tân lại nói: “Hay là nhà ngươi lấy xe Honda mà đi, để đây tụi nó... thịt liền!” Tên công an xét giấy h́nh như nghe chúng tôi đàm thoại, ngước nh́n tôi nói lớn tiếng: “Không lo đi, muốn ở lại đây hả?” Huynh Tân chưa đưa ch́a khoá Honda cho tôi, cũng chưa đưa ch́a khoá nhà và pḥng, nghe tên công an nói vậy cũng hơi quíu, vội giục tôi đi mau.

Tôi đạp xe chưa tới Đức Minh th́ Huynh Tân đă phóng Honda theo kịp. Mừng lắm! Huynh Tân nói: “Có lẽ tên công an nghe tớ nói tớ quên giấy tờ ở nhà, nên khi hỏi giấy tớ cũng nói thật; không biết tại sao hôm nay tụi nó dễ tính vậy? Nhưng mà hai anh Điệp và Thắng bị bắt giữ ngoài đồn công an rồi! Tớ không kiết tối nay tụi nó có vào xét Đức Minh không? Hay là nhà ngươi qua nhà lăo Roland Anh tạm trú một đêm cho chắc ăn!” Tôi nghĩ “thôi đạp thẳng về Thủ Đức chắc ăn hơn.” Một tuần sau, tôi đem ghe ra Bến Đá ở ĺ ngoài Vũng Tàu.

Hai Huynh Đệ Điệp và Thắng bị giam giữ ở công an, phải làm công tác xúc cát sửa đường. Em Thắng Hồ nh́n qua nh́n lại không thấy bóng công an, dục xẻng chạy trốn nhưng bị bắt lại, ăn đ̣n nhừ tử. Chị Thiên sốt ruột gặp công an bảo lănh cho cả hai người, mất hết 800 đồng. Thiệt là “cái nồi ngồi trên cái cốc” mà mắc dữ tợn vậy! Cũng hơn một tháng sau tôi mới vào Saigon, nhân tiện ghé thăm Huynh giám tỉnh. Huynh giám tỉnh nh́n tôi cười cười nói: “’Vous’ trốn cả tháng nay là ‘vous’ khôn đó! Cà-phê cà pháo... Mấy ‘vous’ lộn xộn quá!” Tôi cười đáp: “Xui quá! tự nhiên đêm đó tụi nó nổi hứng bậy thiệt!”

Sau dịp này khỏang vài tháng, Em Thắng Hồ cũng mon men t́m đường, có người quen giới thiệu đi từ Mỹ Tho. Tiền bạc th́ tính sau, khi nào qua bển làm ăn khá th́... đừng quên là được rồi! Ba ngày nằm ẩn trốn và đợi được đi taxi ra “cá lớn” sao mà dài hơn cả 2, 3 năm... Chiều tối ngày thứ tư, có người đến không phải dẫn lên taxi mà dẫn đến đồn công an, lănh 2 cuốn lịch trongtù cải tạo với tội danh “bám theo gót dày của đế quốc là... phản quốc”. Thiệt là số con rệp!

Từ khi em Thắng Hồ vượt biển thất bại và “học tập cải tạo” lần thứ hai, tôi không c̣n trở lại Tân Cang. “Cộng đoàn La San Mossard... lưu vong” chỉ c̣n Huynh trưởng Francois Ánh, nay sát nhập hẳn với cộng đoàn La San Tân Cang, và cũng từ hôm đó, “Cộng Đoàn La San Mossard” bị xoá tên khỏi... sổ bụi đời!