Tại Mai Thôn, thánh lễ Đêm Noel 1980 thật ấm cúng.

Trong bộ áo quần rộng thênh thang mà Huynh giám tỉnh đă gom góp trước ngày 15/12 như món quà Giáng Sinh cho Huynh Đệ tù được trả tự do, tôi đứng cuối nhà thờ hiệp dâng thánh lễ

VINH DANH THIÊN CHÚA TRÊN TRỜI
B̀NH AN DƯỚI THẾ CHO NGƯỜI CHÚA THƯƠNG

mà ḷng trí liên nghĩ đến hai Huynh Hà và Thắng (Khều). Không biết hai Huynh có “ăn Réveillon” như ngày Noel năm ngoái không? Ai chịu đem củi? Ai chịu thu hoạch đậu phụng? Thánh lễ đang tiến hành đều đặn, một số em đệ tử được báo tin đă t́m đến Mai Thôn ngay, vui mừng đứa vỗ vai, đứa ôm ngang hông, đứa bá cổ, đứa cầm tay... loạn xạ cả lên; may mà tôi đứng cuối nhà thờ nên ca đoàn hát cứ hát, Huynh Đệ ḿnh chung vui mừng rỡ cứ vui mừng chia sẻ tâm t́nh “B́nh An Dưới Thế Cho Người Chúa Thương”.

4 Huynh Đệ chúng tôi tạm trú “bất hợp pháp đối với chính quyền nhưng hợp pháp đối với luật pháp của chính quyền về tự do tín ngưỡng” tại tầng lầu 1 của ngôi nhà gần nhà bếp của La San Mai Thôn. Một số Anh Chị Em bạn bè thân hữu, cựu đệ tử và cựu học sinh lần lượt đến thăm và chúc mừng “cộng đoàn La San Mossard - Thủ Đức thoát nạn.”

Tôi đến ở tại nhà của “gia đ́nh ân nhân nuôi sống tôi” trong 3 năm qua vài ngày. Tôi biết hai chữ “cám ơn” không đủ tŕnh bày ḷng tri ân cũng như sự cảm nhận của tôi về mọi gian truân khó khăn mà Chị Sang và hai em Hoà-Duyên cùng gia đ́nh đă cam tâm chịu đựng để tôi có thêm chất dinh dưỡng mà sống c̣n. Tôi được biết trong hai năm 78 và 79, hầu như toàn quốc chịu cảnh thiếu hút trầm trọng về lương thực - đến độ nếu không giải quyết kịp thời th́ cảnh chết đói năm 45 ở miền Bắc đă có thể tái diễn - thế mà mỗi lần gia đ́nh kiếm được một ít gạo trắng hay một ít lương khô hay bất kỳ thực phẩm nào, Chị Sang liền chia làm hai: “phần này để cho anh An, phần này để cho ḿnh!”

Tôi đến nhà Phước Tường Phát, Thủ Đức ở vài ngày. Nếu gia đ́nh Chị Sang là “ân nhân nuôi sống” th́ gia đ́nh anh Rémy Hiển là “ân nhân cứu sống, giúp tôi làm lại cuộc đời”. Tôi được biết anh chị Hiển và bé Hiền (con đỡ đầu rửa tội của tôi năm 76) trước khi lên thuyền vượt biển bán chính thức năm 79 - chuyến cuối cùng - quay lại chào từ giả Bác Ba (mẹ ruột chị Nga, mẹ vợ anh Hiển, bà Ngoại bé Hiền); Bác Ba nói: “Các con đi rồi, c̣n anh An th́ sao?” Cả gia đ́nh khựng lại, Nga và Hiển cùng trả lời: “Hay là... ḿnh đợi anh An được trả tự do rồi ḿnh cùng anh An vượt biển?” Thế là sau khi tôi được trả tự do, gia đ́nh anh Hiển đến thăm tôi tại Mai Thôn ngay ngày hôm sau và xúc tiến “chương tŕnh vượt biển”.

Ba Má em Nguyễn Hiển Vinh đến thăm... nuôi tôi, đem đến bộ áo quần và nón an toàn bằng nhựa “công nhân” như món quà em Vinh để lại cho tôi. Ông Bà cho biết em Vinh đă may mắn đi bán chính thức thành công và đang định cư tại Paris, Pháp với gia đ́nh bà cô. “Tụi con hết 6 cây vàng mới bốc em Vinh ra được khỏi trại lao động ở Cát Lái đó Frère! Tốn thêm 7 cây nữa em Vinh mới thoát khỏi nhà tù... vĩ đại này! Frère giữ bộ đồ “công nhân” này để làm kỷ niệm nhớ đến em Vinh. Tụi con tin chắc em Vinh nhớ và lo lắng cho Frère lắm! Mỗi ngày trước khi đi làm việc, em thường nhắc nhở đến Frère: ‘Không biết bây giờ Frère ra sao? Chắc khổ lắm!’...” [Trong thời gian vượt biển, bộ áo quần công nhân màu xanh và nón mũ an toàn tránh cho tôi nhiều rắc rối về giấy tờ... dỏm! “Công nhân là số... 1” mà!
Năm 1984, tôi gặp lại em Vinh ở Paris. Vinh tiếp tục làm “công nhân” cầu đường. Tuy được vui hưởng bầu khí tự do gấp trăm ngàn lần, nhưng công việc cũng cực nhọc lắm, nhất là dưới cơn mưa lạnh, tuyết rơi... Vinh đă được đoàn tụ gia đ́nh với Ba Má, định cư ở miền Nam California.
]

***

Tôi không quên câu chuyện trao đổi với anh bạn bị giam giữ tại sở công an thành phố vài ngày trước khi được trả tự do. Tôi muốn kiểm chứng thực hư ra sao trước khi nói với Huynh giám tỉnh. Thành thật mà nói, ngay sau khi được đưa từ trại cải tạo K3 về sở công an thành phố, Huynh trưởng Ánh và tôi có bàn chuyện “Anh Em có tin tưởng ḿnh như trước khi ḿnh bị bắt không? Đó là một đau khổ ḿnh phải chịu chứ biết làm sao hơn?”

Dịp may đă đến. Em Triết đến thăm. Tôi hỏi ngay:
- Ba em bị bắt cùng một lượt với ḍng Tên Trung Tâm Đắc Lộ phải không?
- Sao Frère biết? Frère mới về đây mà!
- Frère biết trước khi được thả về lận ḱa! Bây giờ Ba bị giam giữ ở đâu?
- Em không biết!
Tôi kể cho em nghe cuộc nói chuyện trao đổi với người bạn trong pḥng giam ở sở công an thành phố. Em gật đầu tán thành “đúng vậy! v́ lúc đó em cũng có mặt tại hiện trường, và lúc đó em mới vào cổng thấy nhiều xe công an nên đứng bên kia vệ đường nh́n mà thôi.” Tôi kể đến đoạn “tên chỉ điểm”, em Triết cắt ngang:
- Em biết tên đó! Em về nhà lấy khẩu súng lục tính đi thịt thằng cha đó rồi, nhưng mẹ và Thụy chận lại không cho. Bây giờ Frère muốn em đi thịt thằng đó không?
- Không! tôi vội nói. Thịt thằng đó th́ dễ dàng, nhưng giết đứa này có đứa khác ḿnh không biết. Chi bằng cứ để yên đó, ḿnh theo dơi và pḥng ngừa tốt hơn, chứ nếu giết nó rồi th́ ḿnh mất mối dây theo dơi.

Tôi c̣n muốn “cử” một em thân tín đi kiểm chứng tại nhà thờ Kỳ Đồng. Em Quốc Định (c̣n gọi là Định... hô, hoặc Định... bộ đội - chính là em đệ tử giải bài toán đố sau ngày chúng tôi bị bắt) tuy c̣n trẻ nhỏ nhưng thông minh nhanh nhẹn. Ngày thứ bảy đầu tiên “được sai đi”, em đă nhận diện được tên chỉ điểm. Tôi xin em kiểm chứng lại thêm hai thứ bảy liên tiếp và kết quả “đích thật đúng là tên chỉ điểm”. Đến lần thứ tư, tôi bảo em cứ đi theo tên chỉ điểm sau 5 giờ chiều, ghi nhớ đoạn đường hắn thường đi và đến khu vực nhà thờ nào, hoặc cơ sở nào, hoặc tư gia nào. Theo dơi được 3 ngày thứ bảy, em Định lo sợ nói:
- Em nghi là ông ta biết em theo dơi ổng, v́ vừa rời Kỳ Đồng chưa được 100 mét, ông quay lại nh́n em; em làm bộ không để ư, nhưng vài phút sau ông quay lại nh́n em...
- Thôi! Em đừng đến Kỳ Đồng nữa! Cám ơn em nhiều lắm!

***

Tôi quyết định nói với Huynh giám tỉnh về tên chỉ điểm và về “anh X...” có nhiệm vụ theo dơi nhà giám tỉnh; phản ứng của Huynh giám tỉnh không ngoài dự liệu của tôi: “rằng th́ là... có thể trùng hợp; c̣n chuyện “anh X...” th́ làm ǵ có, ḿnh đâu có vàng bạc mà chuyển ngân với không chuyển?” Tôi đáp ngay: “Con biết là bề trên không tin con, chẳng những không tin mà c̣n nghi ngờ con nữa; tụi con trước khi được trả tự do đă chuẩn bị tâm lư đón nhận sự buồn bực này. Về việc tên chỉ điểm, có thể là một sự trùng hợp nào đó, nhưng biết để thận trọng vẫn hơn; c̣n về “anh X...” th́ bề trên tin hay không tin, tùy bề trên, con tự nghĩ con có bổn phận phải nói cho bề trên biết những ǵ con đă nghe biết...” Huynh Roger Trần Đ́nh Vĩnh, thủ quỹ tỉnh ḍng lúc bấy giờ, là người rất khiêm nhường, dè dặt, cẩn thận - đúng theo ư nghĩa của câu Kinh Thánh: “Người đầy tớ trung kiên công chính Chúa đă đặt làm quản lư gia nghiệp Người” - tỏ vẻ hơi bối rối lo âu. Tôi cảm nhận được thái độ bộc phát đó; tôi nghĩ là Huynh Roger ít nhiều cân nhắc về chuyện “anh X...” [Huynh Roger được gia đ́nh bảo lănh sang Pháp, ở tại cộng đoàn Drancy, đường Raymond Bertout, rất hăng say trong việc “tiếp cứu tài chánh” cho tỉnh ḍng Mẹ Saigon. Tôi đến Pháp năm 1984, Huynh Roger đă tận t́nh giúp đỡ tôi về mọi mặt: hợp thức hoá giấy tờ... tị nạn (mà tôi chưa bao giờ có, dù đă ở trại tị nạn Palawan. Khi bị bắt, giấy tờ pháp lư bị tịch thu - không c̣n chứng minh nhân dân, đến Tân Đảo và về Paris, tôi thuộc diện “apatride=không có quốc tịch”), giấy an sinh xă hội, đơn xin trợ cấp xă hội... chỉ cách đi métro, xe bus, v.v... Hiện nay, Huynh Roger thuộc tỉnh ḍng Pháp, đang hưu dưỡng tại Besancon.]

Tôi gặp Huynh Grégoire Tân, Huynh trưởng cộng đoàn Đức Minh, kể hết mọi chuyện liên quan đến tên chỉ điểm, và quả thật bất ngờ, các Huynh Đệ trong các cộng đoàn vùng Saigon đă ít nhiều “đặt câu hỏi” về tên này nhưng chưa quả quyết thực chất ra sao? Số là tên này thường đem sách đạo đến giới thiệu và nói “chuyện đạo đức” với các Huynh lớn tuổi như Huynh Aimé Đức. Huynh Aimé là người thật sự đạo hạnh rất được dân chúng trong vùng Tân Định kính nể, thậm chí có người “phong thánh... sống” cho Huynh Aimé. Huynh Aimé rất tin tưởng tên “bán sách đạo”, những tuyển tập - in ronéo [Sau biến cố 75, tất cả máy in, máy quay ronéo, máy photocopy... phải đăng kư. Việc ấn loát báo chí, in sách tập... đều bị đ́nh chỉ và cấm đoán. Tiệm photocopy phải có giấy phép hành nghề và chủ nhân phải “báo cáo” tất cả những người đến photocopy bất kỳ giấy tờ nào. Các tiệm làm “khuôn dấu” đều do nhà nước quản lư.] - trích dẫn Kinh Thánh, chọn lọc những câu kinh của các thánh nhân, truyện các thánh, nhất là những “phép lạ... thời trang” qua việc tôn sùng Đức Maria hiện ra chỗ này chỗ nọ... trên quê hương Việt Nam, v.v.. Huynh Tân rất khổ tâm về việc này, khuyến dụ Huynh Aimé “cẩn thận” trong việc mua bán sách in ronéo và tiếp xúc hầu chuyện với người này, nhưng Huynh Aimé trả lời thật đơn sơ: “Ḿnh nói chuyện ‘đạo đức’ là việc ḿnh ‘phải’ làm!”

Huynh Tân và tôi đến gặp linh mục ḍng Chúa Cứu Thế, linh mục Thành Tâm. Chúng tôi quen thân linh mục Thành Tâm, Sĩ Tín, v.v... với nhóm nhạc Allêluia trong những năm ở Kinh Viện Đà Lạt. Linh mục Thành Tâm đă được báo tin về tên chỉ điểm này, nhưng “không ngờ hắn là người chỉ điểm về vụ Trung Tâm Đắc Lộ của ḍng Tên!”; linh mục Thành Tâm c̣n cho biết “Anh Em Ḍng Chúa Cứu Thế tại Kỳ Đồng “đă sẵn sàng khăn gói đi... cải tạo, chỉ cần một tờ truyền đơn rơi trong nhà thờ, hay vài viên đạn... chưng bày trên bàn thờ là xong ngay!”

***

Tết Nguyên Đán gần đến. Mặc dù nhiệm kỳ làm giám tỉnh sắp chấm dứt (1975-1978, 1978-1981) nhưng cũng như cuối nhiệm kỳ trước (1978), t́nh h́nh chính trị xă hội chưa cho phép triệu tập Tỉnh Công Hội để đề cử/bầu bán vị giám tỉnh mới. Tuy nhiên việc triệu tập hội đồng cố vấn không phải không thể. Nếu các cố vấn ở xa như Nha Trang, Ban Mê Thuột không thể đến dự họp v́ lư do “giấy tờ đi lại không được cấp”, th́ ít nhất cũng c̣n những cố vấn có hộ khẩu tại Saigon và vùng lân cận.

Một buổi sáng trời trong đẹp đầu Mùa Xuân, Huynh giám tỉnh đi xe đạp vào Mai Thôn định thăm các Huynh lớn tuổi. Tới ngă tư Hai Bà Trưng và Hiền Vương (đổi tên là Vơ Thị Sáu), đèn đỏ, Huynh giám tỉnh đợi đổi đèn xanh. Một người đạp xe đến cạnh Huynh giám tỉnh, nói nhỏ: “Chào Bề Trên giám tỉnh! Con xin được gặp Bề Trên một phút nói chuyện; xin mời Bề Trên theo con lên lề đường.” Huynh giám tỉnh vội xuống xe, dẫn bộ lên lề đường theo khách mời. Ông khách tươi cười nói:
- Kính chào Bề Trên giám tỉnh. BềTrên c̣n nhớ con không? Con là cựu giáo viên Taberd lớp 7, thời Bề Trên Félicien.

Huynh giám tỉnh thật ra không dạy Taberd nên chỉ mỉm cười lắc đầu. Ông khách hỏi thăm Frère này đến Frère khác, Huynh giám tỉnh chỉ trả lời qua loa. Ông khách bỗng hỏi:
- Thưa Bề Trên giám tỉnh, con nghe nói Frère Jules ở trên Ban Mê Thuột sẽ xuống họp hội đồng cố vấn phải không? Khi nào Frère xuống Saigon vậy? Con làm việc với Frère một thời gian khá lâu tại Taberd, nên con muốn gặp thăm Frère...

Huynh giám tỉnh giật ḿnh khi nghe hỏi về việc Huynh Jules xuống họp hội đồng cố vấn. Huynh giám tỉnh quan sát ông khách kỹ hơn, thoáng thấy giỏ cói trên guidon xe đạp, Huynh giám tỉnh nhớ lại h́nh dáng “tên chỉ điểm” mà tôi đă nói, tự nghĩ “Này là... người! Nhưng quái lạ, sao mà ông ta biết là hội đồng cố vấn sắp nhóm họp?” Huynh giám tỉnh trả lời:
- Họp hội đồng cố vấn là chuyện riêng của nhà ḍng thuộc quyền tự do tôn giáo và thuộc giáo hội. Frère Jules có đi hay không là việc của Frère với giấy đi lại địa phương cấp hay không. Tôi không thể trả lời Frère có xuống hay không.

Vài ngày sau, tôi có dịp lên nhà giám tỉnh, trước là để “Mừng Tuổi”, sau là để “nhận ĺ x́” (việc này quan trọng và cần thiết hơn!). Huynh giám tỉnh kể lại cho tôi nghe sự đối đáp với "người ấy". Dấu hiệu tốt cho tôi biết là Huynh giám tỉnh bắt đầu tin tưởng tôi. Huynh Roger c̣n nói nhỏ cho tôi biết là “không c̣n tiếp xúc với người gốc Hoa nữa”. Tốt!

***

Để chuẩn bị lễ tôn vinh Cha Thánh Lasan, Quan Thầy các nhà giáo, ngày 15 tháng 5, Huynh giám tỉnh giao trách nhiệm cho tôi làm MC (huy động tổ chức và điều khiển ngày lễ). Tôi đề nghị Huynh giám tỉnh phát động phong trào “sáng tác bài hát về Cha Thánh La San” - có giải thưởng. Huynh giám tỉnh đồng ư. Thế là “rỉ tai” cho nhau biết tin ... “có phần thưởng của Huynh giám tỉnh”. Huynh Đệ thi nhau sáng tác nhạc và lời để trong bữa ăn trưa tại Mai Thôn, mỗi tác giả lên ca tŕnh diễn bài của ḿnh.

Bắt đầu thánh lễ, tôi tŕnh bày ngắn gọn ư nghĩa của ngày 15 tháng 5 “Cha thánh La San = Quan Thầy các nhà giáo”, và cuối lễ, trước khi đồng ca “Honneur à Toi, Glorieux De La Salle”, tôi nêu câu hỏi - mà tôi cho là một câu có tác dụng thách đố mỗi Anh Em trực diện với bối cảnh văn hoá, chính trị, xă hội lúc bấy giờ - “Liệu Đặc Sủng của Cha Thánh La San đă triển nở và đem lại thành quả tốt đẹp cho quê hương Việt Nam trên 100 năm nay, có mai một và tàn lụi bởi thế hệ chúng ta hôm nay không?”

Tổng cộng trên 40 bài hát ca tụng và nguyện cầu Cha Thánh lập ḍng cùng các Frère Thánh và Chân Phước Đàn Anh ǵn giữ và củng cố “Lạy Chúa! Đó Là Công Việc Của Chúa!” cho Huynh Đệ đàn em cũng như giới trẻ Việt Nam trong thời buổi gian truân khó khăn của đất nước. Ai nấy kinh ngạc, hứng khởi và vỗ tay liên hồi khi vài vị Đàn Anh như Huynh Aloysius Minh, Huynh Médard Thiện, Chị Nữ La San Hoài Châu... đă sáng tác và tŕnh diễn với giọng ca thật hùng hồn và tin tưởng. Thật khích lệ và như Huynh Désiré Nghiêm nói với tôi sau thánh lễ: “NGỌN LỬA LA SAN VẪN CHIẾU SÁNG...”

Vài ngày sau, Huynh Nguyễn Hoàng Phúc (được trả tự do trước tôi vài tiếng đồng hồ) bị sở công an kêu lên làm việc. Ngoài những câu hỏi “thông thường”, tên công an nghiêm sắc mặt hỏi: “Có phải ḍng La San đă phát động phong trào sáng tác bài hát, đă in thành tập ‘La San Ca’ không?” Huynh Phúc trả lời: “Phải!” Tên công an hỏi tiếp: “Có đăng kư xin phép in không?” Huynh Phúc ngẩng người trố mắt nh́n. Tên công an hỏi tiếp: “Anh cũng có sáng tác vài bài nữa phải không?” Huynh Phúc điềm tĩnh trả lời: “Phải!”

***

Lâu lâu tôi ghé thăm gia đ́nh anh Hiển Rémy, Bác Ba cho biết là anh Hiển hợp đồng với một thầy Đồng Công “tu tại gia” đóng thuyền khá vững chắc để cả hai bên cùng... vượt biển, hy vọng thuyền đóng xong đầu tháng 10 này. Lẽ tất nhiên đóng thuyền... đánh cá cào tôm, và các thuyền viên phải có giấy tờ hợp lệ: chứng minh nhân dân và hộ khẩu để làm thẻ thuyền viên do sở thủy sản cấp. Anh Hiển trấn an: “Đừng lo! ‘Moi’ sẽ lo giấy tờ “hợp lệ” cho ‘vous’, từ đây ‘vous’ tự xưng là ‘Anh Bảy’ cho quen, và khi công an hỏi giấy tờ th́ ‘vous’ tự xưng là... ‘Hiển’ nghe!” Tôi nói cho anh Hiển biết “’vous’ c̣n nhớ Hưng Marc không? - cùng đoàn với ḿnh đó! Hưng Marc có rủ ‘moi’ đi bảo lănh đàng hoàng do chính phủ Úc tài trợ.” Anh Hiển vội ngăn “’vous’ đừng tin nghe bậy mà... vào tù lại đó! Nếu bảo lănh dễ như vậy th́ chắc là ai ai cũng đă đăng kư ghi tên rồi!” - Nói nghe cũng có lư!

Tôi cũng đến thăm gia đ́nh “ân nhân cứu sống”, Chị Sang tỏ vẽ lo lắng hỏi tôi về vấn đề hộ khẩu. Tôi chỉ biết lắc đầu trả lời : “Tới đâu th́ tới!”. Em Ḥa quen thân một người bạn h́nh như có “quan hệ mật thiết” với ông công an trưởng pḥng 3 tại sở công an thành phố. Tôi cùng đi với em Ḥa gặp người bạn đang bán thuốc tây tại chợ trời Tân Định. Tưởng ai chứ “người bạn” này th́ tôi đă quen biết từ lâu. Anh X... có vẽ ngạc nhiên sượng sùng khi gặp tôi. Tôi đi thẳng vào vấn đề: “’Vous’ có thể giúp tôi một chuyện này không? Khi bị bắt tụi nó tịch thu chẳng những hết giấy tờ cá nhân của tôi, mà c̣n tịch thu toàn bộ cơ sở La San Mossard. Chắc ‘vous’ thừa biết chuyện này. Bây giờ ‘vous’ có cách nào giới thiệu tôi và Huynh trưởng Ánh, Huynh Điệp... cho người có thẩm quyền cấp lại chứng minh nhân dân và cho vào hộ khẩu Taberd hay đâu cũng được...” Anh X... lúng túng thấy rơ, suy nghĩ giây lát rồi miễn cưỡng trả lời: “Thú thật th́ tôi có quen một người, nhưng trước mắt, ‘vous’ về làm một tờ đơn xin nhập hộ khẩu trong thành phố, viện cớ là hộ khẩu cũ ở Thủ Đức đă bị mất...” Tôi nói ngay: “Hay quá! Làm xong đưa ‘vous’ giao lại cho người đó nghe!...” Anh X... vội cắt ngang: “Không được đâu! ‘vous’ đem thẳng lên sở công an thành phố, xin gặp anh Ba trưởng pḥng 3...” Nói chưa hết câu, anh X... bỏ đi ngay.

Tôi nh́n quanh xem tại sao anh X... bỏ đi nhanh chóng như vậy, nhưng không phát hiện được điều ǵ. Em Ḥa khuyến khích: “Anh cứ viết đơn, thử xem sao! Anh làm cho anh trước, nếu được mới nghĩ đến các Frère khác. Anh giữ bí mật này dùm em nghe!”

Tôi về Mai Thôn viết ngay “Đơn xin chuyển hộ khẩu” đem lên sở công an thành phố. Đến trước cổng chính, tôi sững sờ: th́ đây là nơi mà hơn 6 tháng qua “cộng đoàn La San Mossard” bị nhốt, nay lại “chui vào rọ” sao? Trong khi tôi định tâm quay về nhà, bỏ cuộc th́ thấy khoảng 20 mét đằng trước có một cổng lớn khác. Tôi tản bộ đến gần, không thấy ai canh gác cổng, đánh liều đi bộ vào. Lên khỏi bậc cấp, bên trái bên phải là dăy hành lang, không có ai. Tôi lưỡng lự không biết nên quẹo phải hay quẹo trái, bỗng một chàng thanh niên mặc thường phục hỏi lớn: “Anh kia! anh đi đâu? T́m ai?” Tôi lắp bắp: “Tôi muốn gặp anh Ba, trưởng pḥng 3.” Chàng thanh niên đến gần hỏi: “Anh là ai mà muốn gặp anh Ba? Gặp làm ǵ?” Tôi đưa tờ đơn ra, nói: “Tôi nộp đơn xin chuiyển hộ khẩu”. Chàng thanh niên đọc đơn rồi nói: “Anh đi lộn chỗ rồi! Đơn về hộ khẩu, xin chuyển hộ khẩu th́ qua phía bên kia đường. Vào trong toà nhà, hỏi pḥng hộ khẩu...” Tôi vội vă lấy lại tờ đơn, đi ra.

Qua bên kia đường Trần Hưng Đạo, người ta chỉ tôi đến một văn pḥng khá rộng, nhiều nhân viên nam nữ đang làm việc, thường dân cũng khá đông. Tôi đến nộp đơn, cô thư kư đọc rồi bảo tôi đi theo. Tôi vào một văn pḥng khác, gặp anh công an đă nói chuyện với tôi hai tuần trước khi tôi được trả tự do: Tám Tâm! Tôi hết hồn! Thiệt là tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa! Nhưng khi cô thư kư đưa tờ đơn của tôi cho anh Tám Tâm, anh ngẩng đầu nh́n tôi, mỉm cười có vẻ nhận ra tôi, mời tôi đến ngồi đối diện. Anh ta nh́n tôi nói: “Bây giờ mà ‘Frère’ c̣n ở dây à? Chưa về nguyên quán sao?” Tôi giật ḿnh nghe gọi tôi là “Frère”, nhưng gương mặt của anh ta không lộ ǵ là mỉa mai, trái lại có vẻ ḥa hoăn cảm thông làm tôi yên tâm b́nh tĩnh hơn. Th́ ra anh ta là một cựu học sinh trường La San Bá Ninh. Anh ta điềm đạm nói:
- Nói thật với ‘Frère’, không phải tôi không muốn giúp ‘Frère’, nhưng không thể được.
- Tôi có một người bạn giới thiệu tôi với anh Ba
- Anh Ba nào?
- Nghe nói anh Ba trưởng pḥng 3...
- A, anh Ba trưởng pḥng chính trị. Anh lắc đầu, nói tiếp. Thôi th́ ‘Frère’ cứ về đi, khoảng 2 tuần nữa đến đây...

Tôi ra về với niềm hy vọng “Anh Em ḿnh giải quyết được vấn đề hộ khẩu.” Khoảng 1 tuần sau, tôi nhận thư anh X... chỉ vỏn vẹn vài chữ: “Ban Lănh Đạo nói anh nên về nguyên quán. Nếu địa phương không nhận cho anh vào hộ khẩu, anh hăy trở lại thành phố, Ban Lănh Đạo sẽ giải quyết sau.” Tôi định nói cho Huynh trưởng Ánh về việc này, nhưng suy đi tính lại, tôi đợi câu trả lời chính thức của anh Tám Tâm.

Đúng 2 tuần sau, tôi đến sở công an thành phố, pḥng hộ khẩu. Anh Tám Tâm đă cầm sẵn giấy trả lời trong tay chờ tôi. Tôi vừa ngồi xuống, anh nói liền: “‘Frère’ ơi, đây là câu trả lời cho thỉnh nguyện của ‘Frère’.” Tôi cầm lấy, đọc thấy ở mục “nơi cư ngụ thường trú: Sở Công An Thành Phố Hồ Chí Minh”. [Trong thời gian vượt biển, tôi nhờ Huynh Grégoire Tân giữ 2 tờ giấy quan trọng: Lệnh Tha và tờ giấy này. Sau khi tôi vượt biển thành công, tôi xin Huynh Tân gởi cho tôi hai tờ giấy này về địa chỉ trại tị nạn Palawan, Princesa City, Philkippines. Tôi chỉ nhận được tờ Lệnh Tha, c̣n tờ giấy trả lời về việc xin chuyển hộ khẩu bị thất lạc.] Tôi đứng dậy ra về. Tôi kể hết câu chuyện cho 4 anh em trong “cộng đoàn... tù”, ai nấy lắc đầu chán nản. Tuy nhiên, ai cũng tỏ thái độ “ĺ, tới đâu th́ tới!” ra điều như “cùi đâu sợ lở”

***

Trong khuôn viên Mai Thôn có vài sào đất trồng lúa. Kể từ sau 75, hai Huynh trẻ Pierre Long và Minh (cọp) hy sinh điều khiển việc trồng trọt, bảo đảm cơm/cháo trắng cho các vị Đàn Anh. Phần cày, bừa, gieo mạ, cấy lúa th́ thuê người đến cày, bừa; đến mùa gặt lúa th́ huy động tất cả các Huynh Đệ trẻ trong vùng Saigon cùng với các Nữ La San tích cực “đồng lao cộng khổ” thu hoạch, đập lúa, phơi lúa, rê lúa... trong t́nh Anh Chị Em La San - Thật vui nhộn và ấm cúng, t́nh Gia Đ́nh họ LA!

Công việc thường nhật của “cộng đoàn... tù” là cuốc đất ruộng chuẩn bị mùa gieo mạ và cấy lúa - thay v́ thuê trâu cày, tiết kiệm được đồng nào hay đống ấy, lại nữa “nhờ ơn bác và đảng” giáo dục dạy dỗ một số Huynh Đệ biết cách cuốc-xới đất và đă thấm nhuần “với sức người sỏi đá cũng thành... cơm”. Chiều tối, Anh Em quay quần bên nhau tán gẫu; nếu hết càphê th́ nước “lá chùm bao”, hết điếu thuốc “có cán” (đầu lọc) th́ điếu “Hoa Mai”, điếu cày (“thuốc lào nâng cao sĩ diện”), hoặc cùng lắm th́... điếu “lá khoai lang non!”

Nhà Nữ La San được xây cất trong khuôn viên Mai Thôn từ thập niên 60, dưới thời Huynh giám tỉnh Bernard Bường (sau Vatican II, đổi tên thành Bernard Tâm) cũng là vị sáng lập ḍng Nữ La San Việt Nam. Biến cố 75 đă ảnh hưởng sâu đậm đến ḍng “sinh sau đẻ muộn” này. Ngoại trừ một số về lại với gia đ́nh (hồi tục) hoặc vượt biển cuối tháng 4/75, trên dưới 10 Chị Em c̣n lại dưới sự lănh đạo của Chị Hoài Châu cương quyết “kiên gan cùng tuế nguyệt” bảo vệ chân tính “Nữ La San” trong bất kỳ hoàn cảnh chính trị xă hội nào, mặc dù vị sáng lập ḍng đă cùng một số Chị Em khác “cao bay xa chạy” đến phương trời tự do dân chủ hơn, kinh tế dồi dào phong phú hơn.

Nếu ḍng Nam La San - đă có thế đứng vững mạnh tại Việt Nam trên 100 năm nay - mà c̣n phải điêu đứng về mọi mặt sau “cuộc đổi đời”, th́ ḍng Nữ La San - chưa tṛn 15 tuổi đời - phải đương đầu với bao nhiêu là thách đố, khổ cực vật chất lẫn tinh thần tâm lư, để sống c̣n và bảo vệ chân tính của ḿnh. Không ai có thể phủ nhận “Tài khéo léo lănh đạo và hy sinh của Chị Hoài Châu trong thời buổi này quả là vĩ đại.”

Nhiều buổi chiều tối trong tuần, sau giờ cơm tối, Huynh Đệ trong”cộng đoàn... tù” chúng tôi qua làm việc chung với các Chị; nói là làm việc chứ thật ra nói chuyện cho vui - mà chúng tôi nghĩ đó là phương cách nâng đỡ tinh thần cho nhau - trong khi các Chị đan giỏ cói như là kế sinh nhai. Giá công rẻ mạt mỗi giỏ cói làm sao mà trang trải nỗi sinh hoạt thường ngày cho hơn 10 Chị? Quả thật các Chị c̣n học thuộc bài cải tạo “làm ngày không đủ tranh thủ làm đêm - [làm thêm cuối tuần]” hơn cả chúng tôi trong tù thật sự... cải tạo! Quí hoá thay tinh thần “cùng chung và liên kết” của các Chị Nữ La San!

***

Huynh Matthieu Bổn đă 92 tuổi mà sức khoẻ vẫn cường tráng, như thể không mang bệnh ǵ nguy hiểm - tuy không đi xa được nhưng ít khi liệt giường, chỉ đôi lúc như “hấp hối” v́ bệnh... già. Trong trường hợp này, linh mục đến xức dầu bệnh nhân, và hôm sau mạnh khoẻ lại. Huynh Matthieu Bổn đă được xức dầu như vậy không dưới 10 lần rồi! Một hôm, Huynh trưởng Maxime thông báo trong nhà cơm “cần vài Huynh trẻ thay phiên canh thức giúp Huynh Matthieu”. Tôi t́nh nguyện canh thức hai đêm. Sáng hôm sau, Huynh Matthieu tỉnh lại, mạnh khoẻ xuống giường. Tôi đem chén cháo trắng mời Huynh ăn sáng. Tôi thấy Huynh múc vài miếng cháo đổ rải rác trên góc bàn. Ngạc nhiên tôi hỏi: “Ông nội làm ǵ vậy?” Huynh Matthieu cười vui vẻ nói: “Để nuôi... thằn lằn!” Hơn 6 năm sau, Huynh Matthieu Bổn qua đời ngày 2/12/1987, hưởng thọ 98 tuổi.

Ngày 30 tháng 7 năm 1981, Huynh Auguste Lộc qua đời. Thi hài quàn trong pḥng khách gần nhà thờ. Ban ngày cựu học sinh và thân hữu đến viếng xác cầu kinh. Tối hôm đó, 4 anh em chúng tôi cùng em Phùng Quốc Khánh - một đệ tử “trốn quân dịch” đến định xin tạm trú qua đêm để hôm sau “tẩu... đi xa” - chuẩn bị xuống viếng xác và đọc kinh cầu hồn, th́ được tin công an xét hộ khẩu. Huynh Michel Toàn, chủ hộ đem tŕnh với 29 “nhân khẩu”có tên trong sổ hộ khẩu - đă xóa bớt 8, 9 tên các Huynh đă qua đời và chắc chắn mới xoá tên Huynh Auguste Lộc v́ Huynh Michel Toàn đă khai tử sáng nay với công an khu vực. Đây đâu phải là lần đầu tiên công an xét hộ khẩu Mai Thôn?

Em Khánh đang ở trong pḥng tôi, và công an đang xét pḥng thứ nhầt gần cầu thang, pḥng Huynh Điệp. Tôi đút vội giấy Lệnh Tha vào túi, bảo em Khánh đi sau lưng tôi. Công vừa vào pḥng thứ hai, pḥng Em Thắng. Tôi từ từ đi về cầu thang, em Khánh núp sau lưng tôi từ từ đến cầu thang. Tôi nói nhỏ: “Em đi nhanh xuống cầu thang, chạy ra phía sau nhà bếp, t́m chỗ nào tối có thể ẩn núp được, ngồi yên đó, đợi Frère đi xuống t́m sau.” Em Khánh vội vàng xuống cầu thang, tôi từ từ về pḥng thứ tư, pḥng cuối cùng. Xét xong pḥng Huynh trưởng Ánh, công an vào pḥng tôi. Tôi đă sẵn sàng giấy Lệnh Tha trao ra. Công an nh́n tôi, không nói một lời, rồi bỏ đi. Thế là xong! “Ḿnh cư trú hợp pháp!” tôi nói với các Huynh Đệ cùng nhau xuống viếng xác và đọc kinh cầu hồn cho Huynh Auguste Lộc. Đến gần pḥng khách, tôi thấy công an đang nói chuyện với vài Huynh Đàn Anh, tôi nghe lơm bơm : “... Xin lỗi... không biết trong nhà có tang...” rồi bắt tay nhau ra về. Thú thật tôi muốn “lộn gan” tức giận. “Không biết trong nhà có tang...!”

Tôi nhớ đến em Khánh, vội đi đến sau bếp, khẽ kêu: “Khánh! Khánh! êm, rồi, ra đi!” Em Khánh núp trong bụi mía... Chúng tôi vào pḥng viếng xác, đọc kinh... Tối hôm đó, tôi nằm suy nghĩ về những chuyện đă xảy ra, chuẩn bị dẫn lễ an táng và nảy sinh ư tưởng “Lễ Cầu Hồn = khóc lóc luyến tiếc, hay Lễ Tạ Ơn Ăn Mừng = Tạ Ơn Đấng Tạo Hoá đă tác sinh muôn loài, trong đó có Huynh Auguste và Ăn Mừng v́ Đấng Tạo Hoá đă đem tạo vật của Người trở về nơi an vui hạnh phúc vĩnh cửu?

Bắt đầu Thánh lễ an táng sáng hôm sau, tôi diễn giải: “Kính mời quư Frère và Ông Bà cùng Anh Chị Em sẵn sàng nhập tiệc Ăn Mừng chung vui với Frère Auguste đang nâng ly rượu mừng, hân hoan đón nhận ân huệ viên măn mà Thiên Chúa tạo dựng đă hứa ban cho mỗi tạo vật của Người. Chúng ta cùng ca hát ALLELUIA!” Trước khi hạ huyệt, Huynh giám tỉnh lập lại ư tưởng này. Sau lễ an táng, Huynh Richard vỗ vai tay, cười nói: “’Vous’ mong ‘tụi moi’ chết để hát ALLELUIA! và nâng ly rượu mừng phải không? (cười) Ư tưởng rất hay! ‘Moi’ đă chuẩn bị ly và rượu để Anh Em ḿnh cùng nhau say sưa nghe!...”

***

Từ khi về Mai Thôn, Huynh trưởng Maxime đă có ư định làm thủ tục xin dẫn ống cấp nước vào Mai Thôn. Thật ra khu vực B́nh Qưới là đồng ruộng và nông trại, nên chưa có hệ thống lắp đặt ống nước vào trong vùng hoang vu này. Tin “hành lang” cho biết chính phủ sẽ trưng dụng toàn bộ khu vực cù lao từ cư xá Thanh Đa sâu vào đến bến ghe đ̣ B́nh Qưới qua Thủ Đức, để biến cù lao thành trung tâm du lịch giải trí. Đầu năm 1976, ông Nguyễn Hộ, chủ tịch ủy ban quy hoạch thành phố đă nhiều lần gặp Huynh giám tỉnh Lucien Quảng và đề nghị “trao đổi” khu đất Mai Thôn, dời nhà Hưu Dưỡng về trường La San Đức Minh Tân Định. Việc trao đổi không thành v́ xét về mặt “nhà hưu dưỡng” th́ không nơi nào có thể sánh bằng khu vực Mai Thôn - họa chăng th́ trao đổi Mai Thôn lấy khu vực La San Mossard, nhưng chính quyền không chấp thuận; lại nữa một số thân hữu “biết điều” thuyết phục nhà ḍng “đừng trao đổi - sẽ mất cả ch́ lẫn chài!”

Măi 5 năm sau, chương tŕnh quy hoạch mới bắt đầu khởi công bằng việc lắp ráp ống nước dọc theo đường Xô Viết Nghệ Tỉnh. Phí tổn bắt ống nước vào Mai Thôn quá cao, nên Huynh trưởng Maxime chỉ xin đặt đồng hồ nước ngay trong hàng rào sát lề đường, phần câu nước vào nhà bếp và lên hồ chứa nước trên sân thượng th́... tự túc. Sẵn trong nhà có nhiều ống nước dự trữ, có étau lớn, mỏ lết ống nước, v.v... thêm vào đó hệ thống cấp nước vào mỗi pḥng đă có sẵn tuy sau nhiều năm không dùng đến có thể đă bị rỉ sét nhưng hy vọng c̣n dùng được hoặc thay thế bằng những ống mới. Với ít nhiều kinh nghiệm bắt ống nước tại Đệ Tử Viện Thủ Đức trước 75, tôi t́nh nguyện lắp ráp lại hệ thống ống nước tại Mai Thôn. Huynh Điệp t́nh nguyện tiếp sức.

Ưu tiên hàng đầu là dẫn nước vào nhà bếp và đưa nước lên hồ chứa trên sân thượng. H́ hà h́ hục suốt 2 tuần lễ, chúng tôi đă thành công đem “nước máy” dự trữ trên hồ nước. Phần tiếp theo là sửa chữa hoặc thay ống dẫn nước vào mỗi pḥng để các vị Đàn Anh khỏi phải mỗi ngày xách xô xuống sông múc nước súc miệng đánh răng và tắm rửa. Công việc tiến hành đều đặn gần hoàn tất th́ vào giữa tháng 9/1981 Huynh giám tỉnh triệu tập họp “cộng đoàn... tù” khẩn cấp. Huynh giám tỉnh cho biết sở công an ra lệnh chúng tôi phải “nghiêm chỉnh chấp hành đúng theo Lệnh Tha, nghĩa là ai nấy phải về nguyên quán của ḿnh. Nếu đến đầu tháng 10 mà vẫn bất tuân th́ sẽ bị bắt lại”. Tôi phản ứng ngay: “Thưa Bề Trên giám tỉnh, cá nhân con, con không đi đâu hết! Con có hộ khẩu hợp hiến hợp pháp ở Thủ Đức, tụi nó bắt con - không có lư do nào, không ra toà, không án phạt, bắt đi cải tạo lao động 3 năm, tịch thu quyền công dân...” Ba Anh Em kia đồng thanh nhao nhao phản đối, quyết tâm “không đi đâu hết, đ̣i lại tu viện La San Mossard Thủ Đức...”

Dường như đă lường trước được phản ứng của “cộng đoàn... tù”, Huynh giám tỉnh vẫn b́nh tĩnh nhỏ nhẹ nói: “Tôi biết mấy ‘vous’ sẽ phản ứng như vậy. Mấy ‘vous’ ở tù quen rồi mấy ‘vous’ không sợ, nhưng mấy ‘vous’ có nghĩ rằng mấy ‘vous’ ở đây làm các Frère Già lo âu cho mấy ‘vous’ không? Nếu mấy ‘vous’ bị bắt lại có phải là thêm một mối lo âu cho các Frère khác không?” Huynh Đệ nh́n nhau kinh ngạc, lẩm bẩm “các Frère Già không muốn ḿnh ở đây?” Tôi nóng năy buột miệng nói: “Xin Bề Trên nói rơ: các Frère Già phàn nàn với Bề Trên về tụi con phải không? Hay là một vài Frère nào khác bất măn v́ sự có mặt của tụi con tại Mai Thôn”

Tôi biết là các Frère Già rất vui thích sung sướng khi thấy chúng tôi được trả tự do và về Mai Thôn. Thêm vào đó, gần 2 tháng nay, chúng tôi làm việc suốt ngày từ pḥng này đến pḥng khác, đem “nước máy” vào tận pḥng của mỗi Frère. Thậm chí trong giờ cơm sáng, có Vị c̣n cười cười hỏi: “Chừng nào đến pḥng ‘moi’? Nói vậy chứ mấy ‘vous’ cứ làm từ từ, lo giữ ǵn sức khỏe trước!” Huynh giám tỉnh không thể không thấy điều đó. Suốt 9 tháng nay, chúng tôi chưa bao giờ xung đột với bất kỳ Huynh Đệ nào. Tôi thầm nghĩ: “Chắc là Huynh giám tỉnh thừa biết đưa lư do phải rời Mai Thôn là ‘lệnh của tụi nó’ th́ ‘cộng đoàn... tù’ sẽ phản ứng mạnh, nên chơi đ̣n tâm lư?”

Huynh giám tỉnh trầm tư khá lâu. Không thấy ai lên tiếng. Cuối cùng, Huynh giám tỉnh tâm sự: “Tôi biết là để mấy ‘vous’ mỗi người về nguyên quán chẳng khác nào buộc mấy ‘vous’ sống ngoại vi (tạm thời sống ngoài nhà ḍng), hay Diaspora (tu tại gia); như vậy rất khó cho mấy ‘vous’ nhất là trong trường hợp này mấy ‘vous’ sẽ bị địa phương chế tài và quản chế gắt gao. Thành thật mà nói, tôi chẳng biết làm sao? Không phải v́ tôi bị khó xử mà đẩy mấy ‘vous’ vào đường cùng. Đương đầu với tụi nó, có thể mấy ‘vous’ kinh nghiệm hơn tụi tôi ở ngoài, nhưng ḿnh cũng phải đắn đo suy nghĩ giữa 2, 3 cái khốn cùng ḿnh bị buộc phải chọn th́ ḿnh xem xét cái khốn cùng nào cứ cho là... nhẹ hơn hết, phải không? Tôi có nghĩ đến Tân Cang và Phú Sơn. Tân Cang chỉ c̣n một ḿnh Frère Triển, Phú Sơn th́ c̣n Frère Hubert và Ignace Hùng. Nhưng cả hai nơi này, công an khu vực thường hay ‘thăm viếng’. Mấy ‘vous’ nghĩ sao? Có sáng kiến nào không?”

Tôi bỗng có cảm tưởng là Huynh giám tỉnh mong mỗi người chúng tôi... “t́m đường cứu nước” (vượt biển) mà không dám huỵch toẹt nói ra. Bốn Huynh Đệ chúng tôi nh́n nhau, to nhỏ cảm thông được mối bận tâm của Huynh giám tỉnh. Huynh Điệp nói nhỏ: “Ḿnh có dám t́m một ‘vùng kinh tế mới’ nào đó rồi xin tiếp tục sống như một ‘cộng đoàn... Kinh Tế Mới’ không?” Huynh Đệ mỉm cười gật đầu. Huynh trưởng Ánh lên tiếng: “Thưa Bề Trên giám tỉnh, Bề Trên nghĩ sao nếu chúng con xin đi t́m một vùng kinh tế mới, tạm làm nhà ở và sinh sống tại đó?” Huynh giám tỉnh ngạc nhiên vui thú ra vẻ như muốn nói: “một sáng kiến hay!”

Tuy nhiên tôi suy nghĩ cần phải thực tế! Biết bao nhiêu người đă bị ép buộc hoặc t́nh nguyện đi vùng kinh tế mới, sau một thời gian ngắn, đă t́m mọi cách về thành phố, dù phải sống lây lất vỉa hè hay lề đường với con cái thơ dại. Tôi nghĩ rằng vấn đề then chốt của tôi bây giờ, cũng là của 3 Huynh Đệ, là làm sao có hộ khẩu hợp lệ, rồi nhờ vào hộ khẩu đó ḿnh có thể xin giấy đi lại hoặc giấy tạm vắng. Xin “chuyển hộ khẩu” th́ coi như không thể được rồi. Xin làm một hộ khẩu mới qua công an địa phương vùng kinh tế mới, hy vọng dễ hơn. Mọi người đồng ư. Vấn đề là:
* một mặt t́m người quen giới thiệu một gia đ́nh nào đó đáng tin cậy và hiện đang sinh sống tại vùng kinh tế mới, và quan hệ với chính quyền địa phương để xin làm hộ khẩu mới;
* mặt khác, trong trường hợp xin làm hộ khẩu mới quá khó khăn, th́ t́m một khu đất thuộc vùng kinh tê mới để tạm thời xây một căn nhà nhỏ bảo đảm cho ‘”cộng đoàn... tù” có nơi ẩn trú.

Huynh giám tỉnh c̣n tiên phong trong việc “chi bao nhiêu cũng sẵn sàng”. Huynh giám tỉnh c̣n cho mỗi người một chiếc xe đạp. Buổi họp kết thúc coi như thành công lớn, hy vọng giải quyết ổn thoả được hai mặt t́nh và lư. Chúng tôi chia thành hai nhóm: nhóm Huynh trưởng Ánh và em Thắng Hồ đi thăm ḍ “người đáng tin cậy đang sinh sống tại vùng kinh tế mới để quan hệ với công an xin làm hộ khẩu mới hoặc nhờ người đó t́m một khu đất”, và nhóm Huynh Điệp và tôi tiếp tục làm “thợ ống nước”.

Nhóm tôi đạt chỉ tiêu sớm: mỗi pḥng đều có “nước máy”, rất thuận tiện cho các vị Đàn Anh có nước nôi súc miệng rửa mặt và tắm ngay trong pḥng ḿnh. Huynh Ambroise Minh và tu viện Nữ La San ngỏ ư có “nước máy” trong nhà. Sẵn c̣n một ít ống dẫn nước tương đối dùng được và với sự chịu chi thêm để mua ống dẫn nước mới của Huynh Ambroise cũng như của Chị Hoài Châu, hai anh em tôi ra sức hoàn thành càng sớm càng tốt. Chúng tôi đă bắt xong ống dẫn nước vào nhà cho Huynh Ambroise, và chuẩn bị bắt ống dẫn nước vào bồn chứa nước trong tu viện Nữ La San.

Nhóm Huynh trưởng Ánh và em Thắng cũng đă liên lạc được một thân hữu, gia đ́nh anh Phúc bà con với Huynh Nguyễn Hoàng Phúc, đă ở vùng kinh tế mới B́nh Sơn hơn 2 năm nay sâu trong rừng Long Thành và t́m dịp thuận tiện tất cả chúng tôi cùng lên “thăm xă giao”. Trong khi chờ đợi, Huynh trưởng Ánh định về Mỹ Tho thăm gia đ́nh 1, 2 ngày. Nói là “về thăm gia đ́nh 1, 2 ngày” nhưng tôi có cảm tưởng là Huynh trưởng Ánh về “tu tại gia” luôn. V́ vậy khi thấy Huynh Ánh chuẩn bị lên đường, tôi chạy theo, hai Huynh Đệ Điệp và Thắng hấp tấp chạy theo sau. Huynh trưởng Ánh vào pḥng lấy gói hành trang ra đi, vừa giận vừa buồn. Tôi chận ngay trên đường, hỏi: “Bề Trên về Mỹ Tho phải không? Có lên lại không?” Huynh Ánh trả lời, rất buồn nản: “Chắc về luôn!” Tôi cầm lấy hai tay, rưng rưng nước mắt nói: “Nếu Bề Trên về luôn th́ con cũng về luôn, ra Huế!” Hai Huynh Đệ Điệp và Thắng đứng bên cạnh, mắt đỏ kè, cùng nói: “Con cũng vậy!”

Trong chốc lát, 4 Huynh Đệ đứng yên lặng, xúc động buồn tủi, rưng rưng nước mắt. Huynh trưởng Ánh lên tiếng: “Thôi! vậy th́ để tôi về nguyên quán thăm gia đ́nh vài hôm, sẽ lên lại. Ḿnh gặp nhau ở đâu?” Tôi nói: “Con sẽ về Thủ Đức, ở tại Phước Tường Phát với gia đ́nh anh Hiển Rémy,” quay về phía Huynh Điệp, tôi nói tiếp: “Frère có bà d́ ở Thanh Đa phải không?” Huynh Điệp đáp: “Phải! em sẽ về Thanh Đa.” Em Thắng nói: “Em về gia đ́nh ở Trà Cổ.” Huynh trưởng Ánh nói: “Vậy th́ tốt! 3 ngày nữa ḿnh hẹn gặp nhau ở Nguyễn Du được không?” Tất cả đồng ư, chia tay nhau và Huynh Ánh lên đường.

C̣n lại 3 Anh Em. “Cộng đoàn La San Mossard” cơ hồ như... ră đám. Sực nhớ chưa bắt ống dẫn nước vào bồn nước của các Nữ La San, tôi hỏi Huynh Điệp: “Hay là ‘vous’ và ‘moi’ chịu khó ở ĺ đây thêm vài ngày để bắt ống dẫn nước vào cho các Sơ La San, ‘vous’ nghĩ sao?” Huynh Điệp gật đầu. Em Thắng nói: “Để em giúp khiêng vác cho nhanh!”

Mission Accomplie!