Xe vận tải xịt khói tứ tung, lên dốc nặng nhọc, rồi đứng lại trên một ngọn đồi khá lớn. Khoảng 6giờ chiều. H́nh như vừa tạnh mưa. Tất cả ôm hành trang của ḿnh xuống xe, tập họp trong hàng rào kẽm gai. Một người bạn tù ra vẻ quen thuộc địa h́nh ở đây nói: “Đồi Phượng Vĩ!”

Trong cổng sắt, bên tay mặt là một căn nhà cao ráo rộng răi và trống rỗng, cuối căn nhà có sân khấu xây sẵn, chắc đó là hội trường. Dọc theo hội trường là một sân đất trống rất rộng, và cuối sân có một dăy nhà mặt tiền hướng về sân đất. Sâu sau các căn nhà có cḥi gác khá cao. Hai bên hông sân đất là hàng rào kẽm gai. Đi chéo qua sân đất vào một cổng sắt nhỏ khác hiện ra một dăy nhà khác, mặt tiền mỗi nhà hướng ra sân đất h́nh chữ nhật. Đếm nhanh có đến gần 20 căn nhà song song cách nhau bởi con đường hẻm rộng khoảng 3mét. Nhà nào cũng đóng cửa kín mít.

Tất cả chúng tôi bị dồn vào căn nhà số 9. Trong nhà, hai bên là hai sàn gỗ dài cao độ 5 tấc làm “giường”, mỗi bên 30 người; mỗi người được khoảng 6 tấc. Cuối pḥng là một khung vuông 1x1mét vách gỗ thô sơ làm pḥng tắm và pḥng tiểu - lẽ tất nhiên không có ṿi nước, cũng không có bồn tiểu. Cầu tiêu công cộng ở ngoài xa sát hàng rào kẽm gai. Ban đêm nếu có ai “chuyển bụng” th́ tự lo liệu với bao nylon riêng, cất dấu trong khung gỗ hoặc ngay dưới “giường” ḿnh để sáng sớm hôm sau đem ra cầu tiêu công cộng góp phần cho việc làm “phân... bắc”. Ngồi xe suốt hơn nửa ngày, chắc hẳn ai ai cũng muốn “xả xăng” cho nhẹ bụng!
Huynh Hà trưởng pḥng tại Chí Hoà được anh em đề cử làm trưởng pḥng số 9 tại “Đồi Phượng Vĩ” - tên chính thức là trại cải tạo K3 - cũng là đội trưởng đội 9.

Sau vài phút ổn định chỗ “ăn ở” trong nhà, đội Nhà Bếp đem bữa ăn tối vào. Suốt ngày chưa có ǵ trong bụng, ai nấy sung sướng đón nhận phần ăn: một ca “khoai ḿ lát hấp - bảo đảm vệ sinh và bồi bổ”, anh tù hỏa đầu quân vừa cười vừa nói trước khi ra khỏi nhà. Công an khóa cửa nhà.

Lần đầu tiên được nếm món ăn... tù, thật ly kỳ: bột không ra bột, khoai ḿ không ra khoai ḿ; đen thui đen thủi một... đống trong ca nhựa. Phần v́ đói, phần v́ gặp của ăn lạ, ai nấy ngấu nghiến... ngon lành, bất kể mùi vị ra sao. Ăn xong, không ai bảo ai, lăng cù ra ngủ trên “phần giường” của ḿnh. Chợp mắt chưa được bao lâu, tiếng chạy về phía pḥng tắm/cầu tiểu vang ầm ầm, suốt đêm. Không c̣n bao nylon th́... vung văi đầy sàn pḥng tắm cũng không sao! Thậm chí, chạy không kịp th́ đành vung văi tại “giường” ḿnh. Tiếng rên đau ... chuyển bụng vang dội cùng khắp.

Oái oăm hơn nữa, căn nhà số 9 bị khoá chặt thêm một ngày một đêm - nghĩa là 2 đêm một ngày - nội bất xuất ngoại bất nhập. Hầu hết tất cả mọi người trong nhà nằm la liệt trên “giường bệnh”, giữa những vung văi của chính ḿnh hay của anh em bên cạnh.

Không một lời oán trách - c̣n hơi sức đâu mà lên tiếng, lại nữa ai ai cũng biết có lên tiếng oán trách cũng bằng thừa. Không một câu phàn nàn mắng nhiếc chửi rủa - v́ chính ḿnh là “thủ phạm” ít nhiều góp phần vào sự ô uế cho người khác th́ c̣n chửi với rủa ai? Những cặp mắt nh́n nhau - không thiếu những cặp mắt ứa lệ, những mái đầu ít nhiều muối tiêu lắc lắc buồn tủi. Thảm thương hơn nữa, trong số 60 anh em mới chuyển vào K3 hôm qua, có một bệnh nhân thật trầm trọng, có thể nói là đang hấp hối; ông này trên dưới 50 tuổi đă bị nhốt tại Phan Đăng Lưu hơn 8 tháng, bị bệnh lao phổi đă lâu, không có thuốc men chữa trị, thân h́nh ốm tong ốm teo nằm co quắp đợi chết, thế mà cũng phải bị đưa đi cải tạo lao động; với t́nh trạng sức khoẻ đó cộng thêm bầu khí ô nhiễm trong nhà số 9 như vậy mà cầm cự thêm được vài ngày cũng là kỳ lạ; quả thật 3 ngày sau ông qua đời.Thật kinh hoàng.

Nếu trại tù cải tạo ở Liên Xô thời Staline mà Aleksandr Solzhenitsyn ví như “Tầng Đầu Địa Ngục” trong cuốn sách The First Circle, 1968 th́ tôi không biết phải xếp trại tù cải tạo K3 vào “tầng thứ mấy của địa ngục trần gian?” [Tôi đọc cuốn sách này vào khoảng năm 1972, nhưng thú thật không mường tượng được tính hiện sinh của h́nh thái “Quần Đảo Gulag” như văn hào trứ danh ghi chép lại. Sau khi được thả tự do, anh bạn thật thân, anh Giao đến thăm và tặng cuốn Le Premier Cercle, bảo tôi đọc lại. Thật thấm thía! Tôi đối chiếu lại với những ǵ tôi đă nghe, đă thấy, đă sống trong trại tù cải tạo K3 th́ thấy “y như cùng một khuôn”, chỉ thay đổi tĩnh từ “Russien(ne)” bằng “Vietnamien(ne)”.]

Suốt ngày hôm sau, đội 9 được ở nhà - thay v́ đi lao động - trước là để tẩy uế căn nhà, sau là để học tập nội quy trại cải tạo, và đóng dấu “CẢI TẠO K3” trên mỗi áo quần và viết thư về cho gia đ́nh.

***

Ngày đầu tiên được đi lao động ngoài trời, ai nấy vui mừng hớn hở. Mặc dầu mụn ghẻ đă gần hết, nhưng có ánh nắng mặt trời cũng tốt cho da thịt - hơn 7 tháng dưới mái nhà và đèn điện - đă nhuốm màu trắng lợt tái xanh. Ai cũng xà lỏn áo maillot, sẵn sàng ở trần phơi nắng. Bầu không khí trong nhà số 9 sinh động hẳn lên - quên hết bao bực dọc buồn tủi của 2 đêm một ngày vừa qua.

Tất cả các đội ngồi chồm hổm theo 2 hàng dọc trên sân đất ngang hông hội trường, đối diện với cổng chính. V́ “lao động là vinh quang” nên tất cả các “cải tạo viên” phải đi lao động ngoại trừ:
* mỗi đội được chỉ định 2 người ở nhà lo việc vệ sinh nhà, đi lấy “cơm” sáng trưa chiều từ nhà bếp về cho đội, và - có lẽ khó khăn nhạy cảm nhất - chia phần cơm cho mỗi trại viên trong đội ḿnh;
* bệnh nặng có giấy phép của “bác sĩ trại”; nhức đầu sồ mũi, đau bụng, sốt rét, v.v... là “chuyện nhỏ!”;
* có gia đ́nh thăm nuôi (tối đa mỗi tháng một lần) th́ được nghỉ ban chiều;
* được “mời” lên làm việc, hoặc có công tác đặc biệt bên “Khung” như dạy sinh ngữ , toán lư hoá, luyện thi tú tài, v.v...
* và - lẽ tất nhiên - đang bị phạt nhốt vào hầm đá, cùm hai chân c̣ng hai tay, hạ mức ăn xuống c̣n 9kg/tháng.

Một cán bộ cầm danh sách các đội trong tay đứng trước các hàng đội - cán bộ trực trại; sau lưng cán bộ trực trại là các cán bộ “súng ngắn” - cán bộ quản giáo coi như “giáo sư chủ nhiệm đội”; qua lớp hàng rào kẽm gai, các cán bộ “súng dài” - cán bộ bảo vệ, sẵn sàng hộ tống dẫn các đội đi lao động. Cán bộ trực trại gọi tên đội. Nếu là ngày đầu tiên đi lao động cán bộ quản giáo đi trước dẫn đường, ra khỏi cổng trại, hai cán bộ bảo vệ đi theo sau canh giữ “an ninh” cho đội.

Đội 9 làm việc tại một băi đất rất lớn hoang sơ khô cằn. Mỗi người cầm một cái cuốc, đứng sát cánh với đồng đội theo hàng ngang, xới đất càng sâu càng đạt yêu cầu. Bị giam giữ trong pḥng tối thiếu ánh nắng mặt trời mà cũng thiếu cử động tay chân trên 7 tháng, nên ngày đầu tiên được cử động tay chân thoải mái, hít bầu khí trong lành và nhất là được tắm nắng, ai ai cũng hăng say cuốc đất, “hít hít thở thở thở” thật sảng khoái. Chưa được 3 phút sau, ai ai cũng đứng chống cuốc, nh́n nhau nhếch môi cười, thở không ra hơi! Quản giáo và bảo vệ quá kinh nghiệm hiện trường, đứng xa xa nh́n nhau cười nói vui vẻ, có phần cảm thông.

Mặt trời đă lên cao, khoảng 10 giờ sáng, nghỉ giải lao. Mỗi ngày đi lao động, 2 người được đề cử nấu nước sôi cho toàn đội, và nếu là mùa thu hoạch th́ quản giáo có thể cho toàn đội 2 thùng khoai lang, hoặc bắp, hoặc củ khoai ḿ... luộc để bồi dưỡng - quản giáo và bảo vệ lẽ tất nhiên nhiên có phần tốt nhất và đầy đủ nhất.

Lợi dụng điểm này - lâu lâu muốn lấy ḷng bảo vệ và quản giáo để có thể xin “chôm chỉa” hoa màu, dấu kín trong người đem về trại bồi dưỡng thêm - cải tạo viện nấu riêng và chia cho họ món đặc biệt, như làm bánh khoai ḿ nhân lạp xưởng thơm phức, hoặc có mùi vị bơ sữa được thăm nuôi, hoặc ít nhất vài điếu thuốc lá... có cán như Samit, ba số 555 mà chưa/không bao giờ họ có thể có được [v́ là đồ của... tư sản họ mơ cũng không có!]. Chiêu này coi ra thật hữu dụng; bỏ con tép bắt con tôm mà!
Giải lao 15 phút, cải tạo viên mặc sức hút thuốc lào, uống nước và tự bồi dưỡng bằng những món được thăm nuôi! Nói thật ra lúc này mới thực là bữa ăn sáng cho những người được thăm nuôi. Đối với những người chưa/không được thăm nuôi : dù kinh nghiệm bữa ăn tối đầu tiên khi vừa mới nhập trại vẫn c̣n đó, nhưng đói quá biết làm sao? Riết rồi bao tử cũng quen thôi, hoặc cứ điếu thuốc lào này đến viên thuốc lào khác cũng đem lại cảm tưởng - mà sự thật là như vậy - bao tử đầy no dù chỉ là no... hơi và nước lạnh.

Trời nóng hơn, hầu hết mọi người cởi áo ḿnh trần phơi nắng với cùng một ước muốn: giết tận gốc mọi “con ghẻ”. Tiếp tục cuốc xới đất đến 11 giờ rưỡi. Đội xếp hàng hai, điểm danh, đội trưởng hô lớn: “Báo cáo cán bộ: đủ!” Tên quản giáo nói: “Đi!”Cả đội về trại, nhận phần “cơm” trưa, chuẩn bị 1 giờ trưa đi lao động tiếp. Trong giờ ăn trưa, ai có gia đ́nh thăm nuôi sẽ được “ban tiếp tân” của trại loan báo tại mỗi pḥng, được nghỉ chiều hôm đó và “quần áo chỉnh tề” đợi phiên ra gặp gia đ́nh và nhận đồ thăm nuôi.

Tiếp tục cuốc xới đất như ban sáng. Mục đích? Không ai biết, mà cũng chẳng ai thèm để ư: nước sông công tù mà! Chỉ biết nh́n nhau cùng tiến lên cho đều đặn để khỏi bị mắng nhiếc “đồ chay ‘nười’” là khoẻ thân rồi.

Cũng như ban sáng, làm việc đến 2 giờ rưỡi là giải lao 15phút, rồi tiếp tục làm việc đến 4giờ rưỡi đi “tắm hồ”. Lần đầu tiên thấy hồ nước, tôi chạnh ḷng nhớ hồ bơi ở Mossard Thủ Đức... sau 75: cũng rộng lớn tương đối như nhau, cũng nước rau má đậm đặc; có khác chăng là không biết nguồn suối cung cấp nước cho hồ này từ đâu? Chỉ biết hồ nước này dùng để tưới rau xanh, rau muống, v.v... Mỗi lần có 3 hay 4 đội (trên dưới 200 người) nhảy ùm xuống hồ bơi lội thoả thích, có bảo vệ đứng quanh hồ canh gác bảo đảm an ninh cho cải tạo viên!

Lần đầu tiên xuống tắm, một người bạn kỳ cựu khuyên: “Anh nên hụm một hớp nước hồ này, đó là phương pháp “chích ngừa” bệnh ngă nước và malaria tốt nhất!” Tôi thấy nước mà ớn, bảo uống th́... Anh bạn thấy tôi không nghe lời, đè cổ tôi xuống mặt nước một hồi lâu, đành ngụm không phải 1 hớp mà 4, 5 hớp! Anh cười nói: “Xin lỗi, nhưng anh tin tôi đi! tốt cho anh lắm đó!”

Về lại trại lúc 5 giờ. Những anh em có thăm nuôi - hoặc không có thăm nuôi nhưng có “chôm chỉa” được tí ǵ - nhanh nhẹn bắt ḷ nấu nướng thêm vài món; c̣n những “đứa con bà Phước” th́ an phận với “cơm”... tù.

Đúng 6 giờ chiều, tất cả vào pḥng; cai tù khoá trái cửa pḥng và chỉ mở ra đúng 6 giờ sáng hôm sau. Thế là xong một ngày lao động.

***

Một số khá đông trong đội 9 được gia đ́nh thăm nuôi vào tháng 8, nghĩa là hơn một tháng sau khi nhập trại K3. Các Huynh Đệ “cộng đoàn Lasan Mossard” đợi chờ - và đánh cá chơi “ai trong Anh Em ḿnh là người được thăm nuôi đầu tiên?” Nói cho ngay, ngày viết thư báo tin lần đầu tiên, Huynh Đệ có bàn thảo: “Những Anh Em có gia đ́nh ở vùng Saigon th́ viết thư trực tiếp về gia đ́nh, c̣n những Anh Em có gia đ́nh ở xa như Mỹ Tho, Kontum, Nha Trang, Huế th́ chia nhau mỗi người viết thư báo tin cho mỗi cộng đoàn, như Mai Thôn, Đức Minh, Taberd, Nhà Giám Tỉnh - hoặc viết chung về báo tin cho Huynh giám tỉnh để Ngài tự phân phối và huy động Anh Em giúp đỡ th́ tiện hơn? Tôi nghĩ rằng chắc chắn gia đ́nh các Anh Em vùng Saigon sẵn sàng tiếp tay giúp đỡ thăm nuôi, c̣n những Anh Em ở xa th́ quen thân gia đ́nh học sinh nào ở vùng Saigon cứ gởi thư về Huynh giám tỉnh nhờ gia đ́nh đó đứng tên đi thăm nuôi, như vậy tránh cho Huynh giám tỉnh phải ôm đồm lo cho mỗi người chúng ta.

Gia đ́nh Huynh Hoàng Phúc, gia đ́nh em Ngọc Minh và Hoàng Bobo là những gia đ́nh đầu tiên lên thăm nuôi cùng ngày, hơn 3 tuần sau khi gởi thư báo tin, vào tháng 8/1978. Khoảng hơn 1 tuần sau nữa, Huynh trưởng Ánh nghe gọi tên “Trần Văn Ánh, có ‘vợ’ lên thăm nuôi!” Huynh Đệ nh́n nhau cười và “chúc mừng Papa Ánh!”

Trên đường đi làm việc chiều hôm đó, ngang qua “Nhà Thăm Nuôi” ở ngay dưới chân “Đồi Phượng Vĩ”, tôi thấy Huynh giám tỉnh Lucien Quảng và Sư Tỉ Hoài Châu đứng nh́n đoàn người lê thê đi lao động. Sư Tỉ Châu thấy tôi vẫy tay chào, vẫy tay chào lại và làm hiệu cho Huynh giám tỉnh biết. Huynh giám tỉnh không dám giơ tay chào, chỉ đăm chiêu nh́n tôi rồi lắc đầu tỏ vẻ cảm thông đau khổ. Tôi tự nghĩ trong ḷng: “Chắc Huynh giám tỉnh đang ‘rằng th́ là hứ hứ hứ...’ dữ lắm!”, miệng mở nụ cười chua xót nhưng chấp nhận, tay vẫn vẫy chào cho đến khi khuất dạng.

Khoảng 10 ngày sau, tôi đang cuốc xới đất đồng hành với các bạn theo hàng ngang, Huynh Hà đội trưởng đến bên cạnh nói: “An! quản giáo kêu ‘vous’ lên gặp ông ḱa! Có chuyện ǵ vậy?” Tôi hơi ngạc nhiên, tự nghĩ “ḿnh đâu có chuyện ǵ ‘phi pháp’ đâu?” Tôi lắc đầu trả lời : “Không biết! Kệ mẹ nó, đi th́ đi, chuyện ǵ phải tới sẽ tới thôi!”

Tên quản giáo đă ngồi sẵn trên ghế gần bếp lửa. Dáng người cao ráo trắng trẻo vẻ sinh viên - nghe đâu tốt nghiệp trường Bách Khoa Hà Nội vài năm trước. Tôi đến gần, quản giáo bảo: “Ngồi xuống đây!” - Lẽ tất nhiên ngồi chồm hổm dưới đất, đối diện với quản giáo. Hắn cầm trong tay một lá thư, nh́n tôi có vẻ thách thức nói: “Anh tưởng tôi không biết tiếng ngoại ngữ à? Người nhà viết dùng vài chữ tiếng Pháp để làm tín hiệu phải không?” Tôi thoáng ngạc nhiên tự hỏi “Ai viết thư cho ḿnh vậy?” Tên quản giáo nói tiếp: “Ǵ mà trên đồi Gôn..go...ta? Rồi cái ǵ mà Can...ve? Tín hiệu vượt trại phải không?”

Tôi sững sờ hơn một phút mới hiểu được hai chữ “Gôn-go-ta” và “Can-ve”, nhưng trong nội dung câu văn nào? Tôi b́nh tĩnh nói: “Cán bộ cho tôi đọc lá thư này được không?” Quản giáo đưa thư, tôi liếc đọc nhanh, th́ ra đó là thư Sư Tỉ Hoài Châu gởi, kể lại tâm t́nh của Sư Tỉ và Huynh giám tỉnh khi thấy Huynh Đệ và các đội bạn lênh thênh lấc khấc đi “lao động là vinh quang” mà cảm khái nhớ đến h́nh ảnh của đức Ki-tô vác thập giá lên đồi Golgotha...

Tôi mỉm cười nói với quản giáo: “Tôi biết cán bộ chưa bao giờ nghe nói về địa danh Golgotha và Calvê, v́ đó là địa danh của Công Giáo. Nếu cán bộ đọc hết lá thư này th́ thấy ngay không có liên quan đến ‘tín hiệu’ ǵ ráo, trái lại đây là một lá thư chứa đựng bao tâm t́nh cảm thông và khích lệ tôi cố gắng học tập cải tạo tốt noi gương đức Ki-tô là Chúa chúng tôi tôn thờ...” Tôi vừa nói vừa theo dơi phản ứng của quản giáo, và cảm nhận được rằng ít ra cũng có vài tên công an chịu khó “đóng kịch” v́ hoàn cảnh bắt buộc, chứ thật ra họ cũng c̣n chút lương tri của một con người. [Vài tháng sau, tuy đổi qua đội khác, tôi vẫn c̣n gặp lại quản giáo này theo “dạy” đội 10. Một hôm anh đội trưởng cho tôi biết: “Anh có cuốn Tân Ước không? T́m cách đem vào một cuốn nghe! Cán bộ quản giáo ḿnh ngơ ư xin một cuốn Tân Ước đó!” Và quản giáo đă được toại nguyện, nhưng hiệu quả ra sao về sau, tôi không biết.]

Tuần tự tất cả Huynh Đệ được thăm nuôi. Có lẽ tôi là người cuối cùng trong các Huynh Đệ được kêu tên “Nguyễn Văn An, có chị Nguyễn Thị Sang lên thăm nuôi!” Trong giây phút tôi không mường tượng được “chị Sang” là ai? Có thể là một Sư Tỉ Lasan? Cũng có thể là chị Hảo vợ anh Hảo hay chị Trọng vợ anh Trọng con bác ruột Cửu Tư? Hay là chị Đàng hoặc chị B́nh hoặc chị Hiển Phước Tường Phát? Mà cũng có thể là mẹ của một đệ tử/học sinh - à, có thể là mẹ của em đệ tử Nguyễn Minh Phụng, vợ của Đại Tá Nguyệt- Đúng rồi, v́ có cộng đoàn Lasan gồm các Huynh Emilien Vương và Théodore Hưng tại nhà đại tá Nguyệt? Dù sao được thăm nuôi là mừng lắm rồi!

Tất cả các cải tạo viên được thăm nuôi tập họp tại hội trường ngay sau khi các đội đă đi lao động, chia thành từng nhóm 20 người, chờ đợi đến phiên xuống nhà thăm nuôi. Tôi hồi hộp xuống nhà thăm nuôi, khá đông người già có trẻ có con nít có... đứng đợi sẵn. Trong số lố nhố giương đôi mắt mừng mừng tủi tủi nhận người thân, tôi thấy ngay “Chị Sang” và một em bé gái khoảng 15, 16 tuổi trố mắt nh́n tôi, th́ ra là Bà Nguyệt! Em bé gái kêu “Frère An!”, bà Nguyệt “suỵt” một tiếng rồi nói to: “Anh An mạnh khoẻ không?” - “Dạ cám ơn... “ thoáng nhớ công an báo tin là “Chị Sang” thăm nuôi, nên tôi tiếp : “Chị... Sang và em... có mệt không?” Thật sự lúc đó tôi chưa biết tên em bé gái.

Mỗi “gia đ́nh” được một bàn gỗ 1,5mx3m, cải tạo viên ngồi một bên, gia đ́nh ngồi đối diện. Công an giám sát có lúc ngồi bên cạnh, có lúc đi ṿng quanh mở to hai tai hai mắt theo dơi từng lời nói cử chỉ của mỗi người. Chị Sang ngồi đối diện, miệng luôn luôn mở nụ cười thật thân t́nh cảm thông. Tôi hỏi về t́nh trạng đại tá Nguyệt, Chị Sang nháy mắt lắc đầu. Tôi hiểu. Em Duyên không nói một lời, chỉ chăm chú nh́n tôi. Gương mặt đơn sơ dễ thương, tỏ hiện một tấm ḷng yêu thương cảm mến như muốn chia sẻ nỗi đau thương, mà em có thể mường tượng được Bố em đă phải chịu, qua h́nh tượng hiện sinh đang ngồi trước mặt em. Tôi nh́n em mỉm cười chấp nhận và cám ơn, em mỉm cười rồi mấp máy đôi môi như muốn nói: “... Em đi! Chúc anh An an mạnh!” Tôi gật đầu khích lệ, lép nhép môi hai chữ “May mắn!”

[Em Duyên cùng Mẹ lên thăm nuôi tôi lần đầu tiên với mục đích từ giă trước khi vượt biển thành công và định cư tại Mỹ. Tôi đến Mỹ tháng 8 năm 1986, ngày vừa đến Santa Ana, em Kim Quang đưa tôi đến gặp em Duyên tại Los Angeles. Vui mừng khôn xiết.
Những kỳ tiếp theo, em Kim Ḥa cùng Mẹ lên thăm nuôi tôi, trung b́nh 2 tháng một lần cho đến khi tôi được tự do.
Gần 3 năm “vô gia cư vô nghề nghiệp” sống trên chiếc thuyền do gia đ́nh anh Rémy Hiển (Phước Tường Phát) bảo trợ, tôi vượt biển thành công cùng với gia đ́nh anh Hiển, tôi được “cấp trên” chỉ định về Tân Đảo, sau đó về Paris.
Tôi liên lạc với gia đ́nh ân nhân “nuôi sống tôi trong cảnh cơ hàn”, nhưng sau đó mất liên lạc một thời gian trên 10 năm.
Măi đến năm 1998, tôi mới có “thẻ xanh” thường trú ở Mỹ, tôi về thăm quê hương, đến thăm gia đ́nh “ân nhân cứu mạng” mới biết được tin em Kim Hoà đă vượt biển, gặp cướp biển. Chồng chết trong biến cố này, c̣n em Kim Ḥa th́ bị cướp biển bắt cóc hành hung tàn bạo suốt hơn một tháng trên tàu đánh cá của người Thái, may mắn thoát chết với 5 cô thiếu nữ cùng số phận, và đă được định cư tại Mỹ hơn 10 năm nay.
Thiệt là “Người hiền mắc nạn!”
]

[Đại tá Nguyệt từng đi du học ở Mỹ không muốn cho các con “ra đi” vài ngày trước biến cố 75, mặc dù các con khóc lóc năn nĩ, v́ đại tá Nguyệt nghĩ rằng nếp sống “quá văn minh phóng túng” ở Mỹ không phù hợp cho lối sống thuần túy Việt Nam. Đại tá Nguyệt tŕnh diện đi học tập cải tạo tại trường Taberd, bị đưa lên Chí Hoà, cuối cùng đưa đi cải tạo lao động tại Hoàng Liên Sơn, miền Bắc. Gia đ́nh không liên lạc được kể từ ngày đi tŕnh diện tại Taberd. Đến năm 1978, một người bạn cùng trại tù với đại tá Nguyệt được thả về v́ bị bệnh quá nặng, may mắn liên lạc được với gia đ́nh và chỉ cho biết “Đại tá Nguyệt đă qua đời” không thêm một chi tiết nào.
Gia đ́nh để tang cho Bố. Măi hơn 3 năm sau, gia đ́nh nhận được thư báo tử: “... Nguyễn Văn Nguyệt bị sơ gan, đă tận t́nh cứu chữa nhưng không được, đă chết ngày 12/8/1978...”
]

Gặp gỡ tṛ chuyện với gia đ́nh được nửa giờ, cải tạo viên trở về trại mang theo hàng thăm nuôi nặng chĩu t́nh yêu thương đùm bọc, c̣n gia đ́nh ra về nhẹ vai nhưng ḷng chĩu nặng yêu thương chia sẻ đau thương và âu lo. Nh́n tên công an trực trại - cán bộ tên Kiểu là người được toàn thể anh em cải tạo viên cho là người hiền ḥa, có t́nh người nhất - khám xét từng góc bao nylon, từng hũ đựng thức ăn, tôi tự hỏi cán bộ Kiểu có “phát hiện” được t́nh thương yêu linh thiêng và cao quí ẩn tàng trong mỗi món ăn đó không?

***

Lần thăm nuôi trước Giáng Sinh năm 1978, Chị Sang nói nhỏ: “Anh có thể nhận và đem vô tiền mặt không?”, em Ḥa nói tiếp: “Hai Anh Vương và Hưng gởi quà Noel cho anh đó!” Trong phút chốc, ḷng trí tôi liên nghĩ đến Anh Em c̣n nhớ đến tôi và chắc chắn cũng nhớ đến các Anh Em gặp nạn như tôi; t́nh Huynh Đệ La San cao quí quá quá! Chị Sang thấy tôi trầm tư hồi lâu, lên tiếng nhắc “món quà Noel”, tôi mỉm cười nói: “Tốt quá! Xin Chị gởi lời cám ơn hai Anh Vương và Hưng. Em cũng xin cám ơn Chị, em Ḥa và các em đă hy sinh phần lương thực của gia đ́nh, chịu cực khổ mệt nhọc đi thăm nuôi em. Xin chúc mỗi người Mùa Giáng Sinh An Lành.”

Mặt bàn quá lớn cách biệt hai người đối diện, nếu đưa tiền trên mặt bàn dễ bị phát giát, tôi nói: “Chị đặt tiền dưới đất, dùng chân đẩy qua bên em, em sẽ dùng chân kẹp lấy.” Tôi làm bộ vươn vai ngả lưng rồi chuồi chân thẳng ra, ṃ mẫn đụng giấy bạc, kẹp vào ngón chân cái rồi ngồi thẳng người lên; tôi láo liên nh́n qua nh́n lại xem chừng công an , giơ tay nắm gọn tiền. Vấn đề là làm sao đem vào trại? Tôi nảy sinh ra một sáng kiến: “Để ‘bác’ giữ tiền là chắc ăn!” Tôi nhét tờ 20đồng sâu vào đáy, vận lưng quần xà lỏn thật chặt, mỉm cười tự khen “sáng kiến hay!”.

Trên đường trở lên trại, tôi cẩn thận bước đi chầm chậm, nhẹ nhàng làm như bao thăm nuôi nặng lắm - mà nặng kí thật: nặng t́nh nghĩa gia đ́nh ân nhân, nặng t́nh Huynh Đệ Lasan. Miệng lâm ngâm bài hát “Bác cùng chúng cháu... hành quân!...”. Cán bộ trực trại xét bao thăm nuôi xong, bảo tôi giang hai tay hay chân, sờ nắn trên thân người. “Tốt! Đi đi!” Tôi sung sướng về pḥng, việc đầu tiên là nhảy lên ván giường, móc “của quí” ra. Ô ḱa! sao lạ vậy? tờ 20 đồng không cánh mà bay. Tôi vội vàng tản bộ trở lại con đường vừa đi qua từ cổng chính, chăm chú t́m kiếm, hy vọng rằng “nó” rớt đâu đây... Hoài công! Buồn tiếc hơn 5 phút! Tôi kể lại chuyện này cho Huynh trưởng Ánh và các Huynh Đệ trong “cộng đoàn Lasan Mossard”, ai nấy tiếc hùi hụi. Huynh trưởng Ánh c̣n dí dỏm cười nói: “Học tập tốt hơn... Lần sau làm tốt hơn!” [Cải tạo viên “chôm chỉa” hoa màu bị bắt quả tang hoặc bị phát hiện khi lục xét trước khi vào cổng trại th́ phải viết tờ “Kiểm Thảo, phê và tự phê” ghi rơ việc sai trái ḿnh đă phạm và tố giác “đồng bọn” đă vi phạm nội quy. Trong bài kiểm thảo thường hứa “khắc phục” và “lần sau làm tốt hơn”. Trạng từ “làm tốt hơn” hiểu theo ngôn ngữ của tù cải tạo là “làm sao th́ làm, chôm chỉa sao th́ chôm chỉa, miễn là đừng để cán bộ bắt gặp quả tang, hoặc dấu thật kỹ thế nào cho cán bộ trực trại không xét thấy”. Nói cách khác “qua mặt” được cán bộ là... thắng lớn!]

Một hôm, tôi gặp lại người bạn học cùng lớp 6, hơn 20 năm về trước. Anh thuộc diện “tŕnh diện”, trung úy phi công máy bay “lên thẳng” thời trước 75, c̣n tôi th́ thuộc diện “tù chính trị”. Tuy không ở cùng đội nhưng cùng trại, nên thỉnh thoảng chúng tôi có dịp gặp nhau chuyện tṛ vui vẻ, nhắc lại nào là ông Frère “Tây Kim Long” (Frère Salvator) dạy pháp văn chuyên cầm cây roi dài chỉ nhắp nhắp trên không trung mỗi khi lớp ồn ào chứ chưa bao giờ đánh học tṛ; nào là chuyện anh “Pa-tí-xệ” vui tính và thương người, học tṛ ăn quỵt dài dài; nào là ông Chương gác cổng, tuy gù lưng, nhưng biểu diễn vơ B́nh Định... một cây, nhảy phóc lên đứng trên thành cổng sắt của trường B́nh Linh để hù mấy tên học tṛ ba bứa, v.v...

Lâu lâu, khi được “thăm nuôi” - chừng hai tháng một lần, tôi đem đến cho anh vài tán “thoọng” (đường tán) hoặc dăm ba muỗng mở rán, hoặc vài con tôm khô để gọi là chia sẻ. Nghe đâu anh bị vợ gài số dze, đi lấy chồng khác, bỏ mặc anh trong tù để hưởng trọn vẹn hơn “chính sách khoan hồng của bác và đảng!”
Một ngày Chúa Nhật tăng gia sản xuất theo chính sách cố hữu “làm ngày không đủ tranh thủ làm đêm”, sau giờ “lao động là vinh quang”, tôi ghé thăm anh. Thấy tôi, anh có vẻ lúng túng khác thường, tay đang cầm lon gô vừa nấu món ăn ǵ ǵ đó. Tôi chào hỏi : “Chà! hôm nay có món ǵ đặc biệt đăi tôi phải không?” Tôi chợt giật ḿnh thấy anh rươm rướm nước mắt, buồn buồn tủi tủi. Th́ ra, trong lon gô anh vừa nấu xong toàn là những cọng cỏ non... Anh th́ thào : “đói quá đâm túng quẫn...” rồi bật khóc đắng cay chua xót cho kiếp người... tù.

***

Hắn lẩm nhẩm bấm đốt tay: Tí, Sửu, Dần, Mẹo ..., lim dim đôi mắt tính nhẩm, bỗng reo lên inh ỏi: “Năm nay là năm con Dê!” Mấy thằng bạn tù quay nh́n nó mỉm cười: “th́ đă sao?” - Chỉ buông gọn ba tiếng, nhưng ai cũng hiểu toàn bộ ư nghĩa. Dê hay Mèo hay Chuột cũng thế thôi! Ngày lao động tám tiếng; sáng một “chiếc bánh xe lịch sử”, trưa 2 chén khoai ḿ lát, chiều một chén bobo, rồi ngồi chèo queo nh́n nhau hút thuốc lào, tán gẫu cho đă đời, xong quay ra ngủ... một ḿnh để rồi sáng sớm, tiếng kèn báo thức như “réo gọi hồn ai” đưa một đám tù cải tạo lên đường đi lao động: một ngày như mọi ngày...

Hắn bị bắt ngày 24-4-1976, tội phản động. Hắn mà phản động cái quái ǵ! Mới 17 tuổi đầu c̣n ham bay nhảy lả lướt, chứ biết ǵ là chính chị chính em. Thế mà hôm đó, hắn lang thang trên các vỉa hè thành phố Sài g̣n mất tên, dọc theo đường Pasteur-Huỳnh Thúc Kháng. Đường tương đối vắng. Hắn vừa buồn vừa giận: buồn v́ bị cuỗm mất chiếc xe đạp tuy đă cũ nhưng là “cặp gị” duy nhất của gia đ́nh; giận v́ có hẹn cho “em” đi dạo phố tán gẫu. Bây giờ đành bó tay. Chẳng lẽ “cơng” em đi sao?

Thờ thẫn đi sát tường dọc theo đường Pasteur, vừa đi vừa suy nghĩ mông lung, hắn quờ tay đụng vài tấm bích chương tuyên truyền cổ động bầu cử quốc hội thống nhất vào ngày 26-4-1976. Đến gần bến xe lam Thủ đức – Sài g̣n, hắn dự tính về Thủ Đức “năn nĩ em thông cảm”. Hắn hứng chí nhảy lên đụng một tấm bích chương tróc hồ gần rơi. Xui xẻo thay, một tên công an phường đi xe đạp ngang qua đó thấy được, rút súng lục chỉa ngay vào hắn, hét lớn: “Ê! đứng yên!” - Hắn giựt ḿnh quay lại th́ tên công an đă đứng gần kề. “Mầy phá hoại bầu cử hả?” – Đôi mắt hắn mở thao láo, cóc có hiểu bầu cử là cái giống ǵ; mà phá hoại, là làm sao? Nhưng thấy họng súng tên công an đằng đằng sát khí chỉa vào là khớp rồi. “Da, dạ, dạ...” – “Khỏi nói nhiều! Về đồn công an, tính sau”. Lúc bấy giờ, nhà nước bận quá nhiều công việc, hơi đâu mà xét hồ sơ lư lịch cho thằng nhóc “cố t́nh phá hoại bầu cử quốc hội!” – Nhốt là yên chuyện! Hắn bị nhốt ba tháng ở cầu Băng-Ky, rồi đưa đi cải tạo tại Xuân-lộc. Sắp đến cái Tết thứ ba ở trong tù rồi mà vấn đề “tính sau” cũng chưa giải quyết. Riết rồi hắn cũng chẳng thèm để ư đến chuyện “tính sau” của nhà nước. Lâu lâu buồn t́nh nhớ nhà, nhớ “bồ”, thử thời vận chừng nào được “tính sau”?

Hôm nay, 28 Tết, con Ngựa sắp nhường bước cho con Dê, hắn ngồi tính thử năm tới hắn có “dê” được tí nào không? Tính hắn lóc-nhóc, có phần vô tư. Hơn hai năm tù dạy cho hắn biết mọi kinh nghiệm sống của cuộc đời, mặt trái cũng như mặt phải, điều tốt đẹp cũng như điều xấu xa. Hắn nhận thức hơn rằng “đời là một cuộc tranh đấu không ngừng”: tranh đấu từng centimét chỗ nằm, dành nhau từng hột bobo, nói chi từng giọt nước thịt heo thịt ḅ trong những ngày lễ lớn như “ngày quốc khánh 2 tháng 9”, hoặc ngày Mùng Một Tết Nguyên Đán.

Hắn so sánh cuộc sống của hắn trước năm 75, hồi c̣n học lớp 10, dầu gia đ́nh hắn không sang trọng ǵ lắm, nhưng đâu đến nỗi!... Nhiều lúc hắn tự hỏi: “giải phóng đem lại cho hắn cái ǵ?” - Độc lập, tự do, hạnh phúc? – Thôi đi Tám, cho em xin!
* Lứa tuổi hắn làm ǵ hiểu được “độc lập”? Hắn chỉ thấy rằng trước 75 hắn sung sướng tươi nở đều hoà tinh thần lẫn vật chất.
* Tự do ư? Hắn chỉ biết rằng trước 75 hắn c̣n ngày ngày cắp sách đến trường vui đùa cùng chúng bạn, dạo chơi phố phường thoải mái.
* Vậy th́ hạnh phúc? – Hắn c̣n nhớ rằng trước 75, ban ngày th́ nhà có vẻ vắng lặng, nhưng chiều tối cha mẹ con cái vui vầy quanh bàn ăn cười nói, có khi đi ăn tiệm, đi xinê, đi nghỉ mát thỏa thích...

Năm sắp tới là năm con Dê. Hắn chợt nhớ đến con bồ. Không biết bây giờ con bồ c̣n nhớ đến hắn không? Hay là đang cặp thằng khác rồi, mà dám là thằng“chuột chù” lắm! Hắn nhẩm lại bài thơ : “Trai Saigon như chim anh vũ - trai Hà Nội như con chuột chù - Gái Saigon như cành liễu rũ - gái Hà Nội như củ khoai môn - Chim anh vũ đậu cành liễu rũ - con chuột chù gặm củ khoai môn!” Hắn mỉm cười hy vọng, nhưng cũng hối tiếc là không “dê” ngay cho chắc ăn, khỏi phải hồi hộp lo âu! Hắn xụ mặt, ấm ức.

Tết Nguyên Đán 1979, Tết con Dê - Trại Xuân Lộc. Hằng năm, đến Tết Nguyên Đán, ban Trại trưởng trại tù cải tạo cho “phạm nhân” được nghỉ ba ngày: mùng 1, 2 và mùng 3 Tết. Đặc biệt năm nay Trại cho mỗi đội cử 2 người đi chợ Tết mua sắm Tết cho anh em cải tạo viên trong đội ḿnh, lẽ tự nhiên dưới sự kiểm soát chặt chẽ của tên cán bộ quản giáo đội. Trong dịp này có một vụ “vượt trại” vô cùng ngoạn mục: Anh Quyên đội 9 được cắt cử vào phút chót cùng đi chợ Tết với anh Báu, đội trưởng. Khi đi điểm số đủ 3 người, khi về chỉ c̣n thấy anh Báu hớt ha hớt hả với tên cán bộ quản giáo, anh Quyên không biết “bay” đâu mất tiêu...
Theo suy diễn của anh em cải tạo viên th́ anh Quyên đă sắp xếp nội vụ với gia đ́nh trong những lần thăm nuôi trước, nên khi ra đến chỗ hẹn, th́ đă có người nhà đón sẵn với quần áo để thay h́nh đổi dạng (v́ cải tạo viên nào cũng phải đóng dấu “CẢI TẠO K3” trên quần áo, thiếu điều đóng dấu trên trán thôi!), có Honda túc trực đưa rước, có quán nhậu “phe ta” làm hậu cứ an toàn... Có điều vụ vượt trại êm thấm này không gây ảnh hưởng nào cho các cải tạo viên c̣n lại như những lần trước: ban Trại Trưởng chỉ cho điều tra lấy lệ. Chắc hẳn có sự mua bán đổi chác rồi: anh Quyên nguyên là”tư sản mại bản” giàu có, từng là chủ ghe tổ chức vượt biển nhưng bị công an lừa gạt. Thật là “có tiền mua tiên cũng được” mà!

Trại c̣n cho lập một đội gọi là “Đội văn Nghệ”, được ở nhà tập dượt suốt mấy tháng trời để giúp vui cho tù và cho cán bộ trong ngày Tết. “Lao động trí óc, lao động văn nghệ theo đường lối chủ trương của nhà nước” cũng được rất nhiều đặc ân: thăm nuôi nhiều lần hơn, lâu hơn (có khi 24/24) với vợ để... gợi hứng, nhất là có quyền đem đồ trang sức, đồ cải trang như son phấn, tóc giả vừa để biếu xén cho vợ con cán bộ vừa để cho phần tŕnh diễn thêm hấp dẫn. Gặp ai chứ gặp chủ pḥng trà thời “ngụy” mà đảm trách việc này th́ hết sẩy.

Từ trước đến giờ, hắn có biết con mẹ ǵ là văn nghệ văn gừng đâu, thế mà năm nay hắn chạy chọt “đàn anh” cho đăng kư vào đội văn nghệ làm “vũ ... lại cái” – ăn khách lắm à nghen! Nhất là trong trại tù toàn là “đực rựa” không à! Thật ra th́ hắn nhắm chuyện khác: dại ǵ mà không lợi dụng dịp tốt để nghỉ xả hơi - “lao động văn nghệ” nhàn hạ gấp ngàn lần cầm cuốc xới đất !

Mọi năm, sáng mùng Một Tết, Trại tập trung tất cả anh em “cải tạo viên” trong hội trường để chúc Tết. Nhưng năm nay, Đảng và Nhà Nước cảm thấy hứng chí chúc Tết tù nhân ngay tối 30 Tết cho hợp lẽ “đạo vua tôi”. Mở đầu, một đại diện “bầy tôi” chúc Tết vua cùng bá quan văn vơ: ban trại trưởng, cán bộ quản giao (mang súng ngắn), cán bộ bảo vệ (mang súng dài), “chị em ta” hộ lư cho toàn ban cai tù (công việc thật vất vả!). Lời chúc Tết thật ngắn gọn, nhưng đầy đủ lời cầu chúc sức khỏe để “vượt chỉ tiêu” trong năm mới, chúc Đảng và Nhà Nước ngày càng tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên Xă Hội Chủ Nghĩa; không quên cúi đầu tưởng niệm Bác Hồ muôn vàn kính yêu, vị cha già của dân tộc, đă phất cao ngọn cờ giải phóng quê hương, đưa dân tộc đến tột đỉnh “lao động là vinh quang”; rồi kết thúc bằng quyết tâm thư dâng lên Bác và Đảng cùng Ban Trại Trưởng lời thề nguyền: “Khắc phục, Khắc phục, và Khắc phục để quyết tâm học tập cải tạo tốt, để xứng đáng được Bác và Đảng khoan hồng cho sớm đoàn tụ gia đ́nh...” Hắn nghe bài chúc Tết loại này đă hơn 2 lần, hầu như thuộc ḷng. Trong khi ngồi lóc ngóc làm như đang chăm chú nghe, ḷng trí hắn lại lẩm nhẩm câu chuyện mà các bậc “đàn anh” thường kể cho nhau nghe sau mỗi lần chúc Tết tương tự, hoặc sau những bài “học tập chính trị để thông suốt đường lối và chủ trương ‘khoan hồng’ của Bác và Đảng:

Sau Thế Chiến Thứ Hai, Staline ra lệnh cho KGB phải bắt cho được 5000 kỹ sư, chuyên viên kỹ thuật của nước Đức thua trận, để về phục vụ cho “tổ quốc vĩ đại CHLBSV” (CIA Mỹ mới gom được có 200 tài năng xuất chúng cỡ Von Brown, cha đẻ V1, V2). Trong khi 200 thiên tài người Đức làm việc, đầy đủ tiện nghi ở Mỹ, với ước vọng một ngày nào đó được vào quốc tịch Mỹ, th́ 5000 kỹ sư bị bốc về Liên Xô phải làm việc “hồ hởi” để mong có ngày được... trở lại quê hương nước Đức...

Một tràng pháo tay cắt đứt luồng mơ mộng của hắn: tên chính trị viên của trại, thượng úy Vinh, đọc đáp từ chúc Tết: “Trước thềm... lục địa... Năm Mới...” Hắn nghe lầm? - Không! Cả hội trường vang tiếng cười hể hả, vỗ tay vang rần. Sau giây phút ngỡ ngàng, hắn cất tiếng cười rũ rượi, tiếng cười của hắn lấn át tất cả, tiếng vỗ tay của hắn vang dội hơn cả. Hắn khoái quá! Hả hê quá! như chưa bao giờ hắn phái chí và hả hê bằng, kể từ năm 1975. Điều làm hắn phái chí hơn nữa là thấy tên chính trị viên cũng vỗ tay... tỉnh bơ, với nụ cười khoái trá như thể tưởng tượng anh em cải tạo viên “đă giác ngộ đường lối và chính sách của Bác và Đảng, đă được sáng mắt, sáng ḷng!”...

Bổn cũ soạn lại, chỉ khác phần mở đầu có thêm hai chữ “lục địa” cho có vẻ dài hơn một chút, có vẻ văn hoa bóng bẩy hơn một chút, hay ngày càng để lộ chân tướng ngu muội của “đỉnh cao trí tuệ” hơn một chút, hắn thầm nghĩ như vậy. Hắn nhớ lại lần học tập chính trị, tên cán bộ đánh vần bài báo Nhân Dân nói về “Quyền làm người theo quan điểm XHCN” để trả lời cho dư luận Tây Phương về vụ “Vi phạm Nhân Quyền ở Việt Nam dưới chế độ Cộng sản”. Tiếp theo là mục b́nh luận của ĐTGM (Đức Tổng Giám Mục viết tắt) Nguyễn Văn B́nh, , tên cán bộ đă... rặn: “... đây là lời b́nh luận của ... o...o... đức... tổng... thống Nguyễn Văn B́nh” Kể từ ngày đó hắn mới khám phá ra rằng tại sao dân Saigon chỉ viết tắt tên thành phố Saigon sau khi bị đổi tên là TP/HCM và hắn bắt đầu thấm hiểu cách mạng là ǵ... Hắn khoái chí lẩm nhẩm bài hát “cách mạng” mà Bác và Đảng bắt dân chúng nghe mỗi sáng, mỗi trưa, mỗi chiều trên các ống loa sắt khắp cùng thành phố, nghe riết rồi thuộc ḷng, nhưng dân Saigon không ngại sữa lại vài chữ cho ... hợp thời trang : “Từ thành phố này, Người đă ra đi, Người đ... đi luôn, c̣n vát mặt về !”
Sau bài đáp từ, các đội lục tục về “chuồng”, cán bộ khóa cửa trại đến 6 giờ sáng hôm sau mới mở cửa cho “đàn gà” làm vệ sinh và kiếm ăn. Hắn tham gia câu chuyện bàn tán cùng một nhóm 3, 4 người, nói cười thoải mái. Đặc biệt đêm nay, trại mở đèn đến 12 giờ khuya, giờ Giao Thừa (mọi ngày, đến 10 giờ tối là tắt đèn). Ai cũng dọn một “bàn thờ Tổ Tiên” ngay trên đầu chỗ ḿnh nằm, hồi hộp chờ giây phút linh thiêng trong năm. “Bàn thờ Tổ Tiên”? - Tấm phông là chiếc áo tù màu xám xanh trại vừa phát cách đây gần 6 tháng, với chữ CẢI TẠO K3 đóng ngay lưng! Thôi, vậy cũng đủ rồi! C̣n ǵ nữa đâu! Tháng này không có thăm nuôi mới đau chứ!

Xa xa phía chợ Gia-rây, vài tiếng pháo lẹt đẹt đẻ thiếu tháng làm hắn ngơ ngẩn. Ngồi xếp bằng quây mặt vào “Bàn Thờ Tổ Tiên” chờ giờ Giao Thừa, hắn nh́n hàng chữ CẢI TẠO K3, lẩm nhẩm “Cho Ăn Ít Tại Anh Ô Kê 3... [năm]”, rồi tự mỉm cười chua chát. Trong “chuồng” im lặng hoàn toàn, ai cũng ngồi như hắn hướng về bàn thờ Tổ Tiên của ḿnh. Hắn chợt nghe vài tiếng sụt sùi, nước mắt hắn cũng tuôn trào uất nghẹn. Môi hắn lấp nhấp câu hát: “Xuân này con không về... chắc Mẹ buồn lắm!...”; “Giờ này, Anh ở đâu?”, rồi tự trả lời: “ở K3 chứ ở đâu nữa!” Hắn nghe ḷng ḿnh thắt lại, nước mắt chan ḥa.

Tiếng pháo nổ đều hơn xen lẫn tiếng súng của bọn cai tù báo hiệu giờ linh thiêng đă đến. Bỗng tiếng hát “Việt Nam, Việt Nam nghe từ vào đời...” vang dội từ “chuồng” bên cạnh, xé tan bầu không khí ảm đạm thê lương của những người khốn khổ tận cùng. Không hẹn mà ḥ, tất cả anh em trong “chuồng số 9” quay lại nh́n nhau, tiếp nối bài hát:”...Việt Nam hai tiếng nói trên vành nôi, Việt Nam nước tôi!...” Tiếng hát vang dội lan tràn khắp trại như một luồng gió băo mang theo chí khí anh hùng dân tộc bị dồn nén lâu nay mới có dịp nổ tung. Hắn cảm thấy nổi da gà v́ cảm động, hắn hét to hơn ai cả: “Việt Nam muôn năm muôn năm, Việt Nam muôn năm muôn năm, Việt Nam muôn đời!” Rồi cứ thế mà bài này tiếp nối bài kia, mỗi chuồng tùy theo hứng chí của ḿnh: Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ, Trên Đầu Súng Ta Đi Tổ Quốc Đă Vươn Ḿnh, Đến Với Quê Hương Tôi...

Hắn hứng chí khác thường, chạy bắt tay người này, níu kéo tay người kia múa nhảy, miệng không ngừng ca hát. Thật là một ngày vui lớn của dân tộc... tù, giữa hàng rào kẽm gai và súng đạn. Bọn cai tù bận lo mừng Giao Thừa nên bỏ mặt: hát th́ cứ hát, miễn đừng phá trại là được! Điện cúp. Tất cả về chỗ ḿnh nằm nghỉ. Người thở dài thỏa măn, kẻ thở dài luyến tiếc; người khác th́ quá khích động không ngủ được, kẻ khác th́ muốn tiếp tục cuộc vui chơi dù chỉ một ḿnh ngâm nga ḿnh nghe. Phần hắn th́ quá thỏa măn: đón Giao Thừa được như vậy th́ “đă” quá rồi! mấy năm trước, sức mấy mà có vậy! Hứa hẹn 3 ngày Tết con Dê hào hùng, hứng chí...

Sáng mùng một Tết, hắn lui cui thổi lửa nấu ăn sáng với hai thằng bạn tù. Mặc dầu hắn không có thăm nuôi nhưng v́ ăn chung với hai thằng bạn khác nên cũng hưởng ké hương vị mùa Xuân: bánh chưng bánh tét chấm đường cát trắng, một cốc cà phê sữa. Hôm nay trời trong xanh. Đứng trên đồi xanh đẹp, nh́n về phía thung lũng giữa dăy núi Bà Rịa, mà ḷng phơi phới. Hắn chợt thấy một đám người hộ tống “phái đoàn Nam Nữ” ăn mặc chỉnh tề: Nam th́ complê compliết, càvạt đàng hoàng; nữ th́ áo váy màu sặc sỡ, trang điểm loe loét phấn son. Th́ ra đó là một cặp (tù hết mà!) cải trang thành phái đoàn Liên Xô đi chúc Tết “đồng bào.” Lâu ngày không thấy “bông hồng”, thử hỏi có tên đàn ông nào mà không hứng chí khi có dịp rửa mắt, dù biết rơ đó là bông hồng... dơm!? Phải công nhận là cải trang đẹp thật! Giống thật! Quá giống quá thật tưởng chừng như thật nếu không để ư đến “cục adong” mà “nàng” đeo ṭn ten nơi cổ! Hắn chạy theo đám tùy tùng, nghe xilô xila, có người thông dịch. “Nàng” chỉ mỉm cười không dám lên tiếng, sợ lộ tẩy, nhưng lâu lâu không nhịn được cũng phải phát ra vài tiếng cười ồ ề làm bầu không khí thêm vui nhộn. Phái đoàn đi từ “chuồng” này đến “chuồng” khác chúc Tết, đại khái rất cảm thông hoàn cảnh của “đồng bào”, khuyến khích học tập cải tạo tốt nếu không th́... “mút mùa”! Có người vui vẻ chêm vào câu hát: “Anh ơi, nếu mộng không thành th́ sao?” - “Nàng LiênXô” hứng chí quá quên ḿnh đang cải trang, đáp nhanh: “th́ ráng mà sáng mắt sáng ḷng!” Mọi người cười ồ lên vui vẻ.

Bọn cai tù thấy đám người tụ họp nhau đi quanh trại tưởng rằng tù âm mưu phá trại, vội báo động xách súng chạy vào. Vừa thấy “cô nàng Liên Xô” mỉm cười vẫy tay chào, bọn chúng ngớ ngẩn như bị hớp hồn. Anh đội trưởng văn nghệ đến nói vài câu đại để anh em trong đội văn nghệ cải trang thành phái đoàn Liên Xô đi chúc Tết “đồng bào”, bọn chúng tươi tỉnh thở dài nhẹ nhơm: Chà! Trại năm nay vượt chỉ tiêu lớn! Bọn tù giác ngộ thật rồi! Cải trang thành “Mỹ ngụy” mới lo chứ thành phái đoàn Liên Xô th́ ... vượt bực rồi! Noi gương Liên Xô, bắt chước LiênXô, đi theo Liên Xô, th́ c̣n ǵ hơn? Coi ḱa, đồng chí Phạm Tuân may mà vớ được một chỗ “lơ không gian” cho đàn anh vĩ đại, mà c̣n được xưng tụng là “anh hùng không gian” được nâng lên cao vút tầng mây xanh là ǵ! Được, cứ vui chơi thoải mái theo gương đàn anh Liên Xô vĩ đại đi nhe! Bọn chúng yên tâm ra khỏi hàng rào kẻm gai, khóa trái cổng trại. C̣n đi chơi Tết chứ bộ!

Phái đoàn LiênXô đi một ṿng trại, hoàn thành “nghĩa vụ quốc tế”, rút về pḥng Đội Văn Nghệ. Không đầy 10 phút sau, 3 phái đoàn khác ra chúc Tết đồng bào: Phái đoàn Mỹ đại diện “nhân dân Mỹ tiến bộ” (bọn phản chiến ngụy ḥa), phái đoàn Pháp trung lập thần công, và phái đoàn Cộng Ḥa Xă Hội Chủ Nghĩa Việt Nam “phe ta.” Cũng kiểu cách cải trang hết sẩy như phái đoàn Liên Xô, 2 phái đoàn Mỹ-Pháp xilô xila “bạo miệng” hơn, phái đoàn CHXHCNVN làm thông dịch “vững” hơn, lưu loát hơn, “nháy mắt” nhiều hơn khi lập lại những câu thuộc ḷng không nói không được nếu không muốn bị “antennes” báo cáo tầm bậy! Lần này, cả 3 phái đoàn được “nhân dân... tù” tiếp đón nồng hậu: nào là mời nhâm nhi một tách trà nóng hổi kèm một vài miếng mức gừng thơm ngon, nào là “phỏng vấn” trong t́nh thân thiện với ngôn ngữ chỉ có người tù mới hiểu được, nào là ca múa theo điệu nhạc vàng “nặng mùi phản động”.

Ngày mùng Một Tết trôi qua quá nhanh hơn thường lệ. Hắn nhập bọn với các phái đoàn từ sáng đến chiều. Trong lúc “chổng mông” thổi lửa nấu ăn tối trước khi vào “chuồng”, hắn suy nghĩ mông lung: “ngày mùng một Tết như vầy là quá đẹp! Ngày mai ḿnh sẽ đề nghị được cải trang làm một phái đoàn... đặc biệt hơn. Hắn dự tính tối nay sẽ bàn với “đàn anh”.

Hắn thao thức măi đến quá nửa đêm mới thiếp đi. Tiếng trống múa lân làm hắn giật ḿnh: gần 9 giờ sáng mồng 2 Tết. Theo chương tŕnh đă định, sau múa lân, sẽ có một “toán du ca” đi chúc Tết đồng bào tại mỗi pḥng; toán du ca có nhiệm vụ cổ vơ đồng bào tích cực tham gia các bài hát, ít ra là vỗ tay theo nhịp, để phát động phong trào đoàn kết “dân tộc... tù”. Bài ca “chuyển tiếp” từ pḥng này đến pḥng khác là câu “Anh hỏi em, Em hỏi anh: bao giờ trở lại? - Xin trả lời, xin trả lời mai mốt anh về”, lâu lâu có người hét lớn: Ngày Mai Ta Về! C̣n vài giờ nữa mới đến “mục” của hắn. Để tự trấn an, hắn xuống pḥng đội 22 tham dự mục “văn nghệ bỏ túi” do ban nhạc đội văn nghệ tổ chức: kèn clarinette, guitares, nhạc ngoại quốc, và... nhảy nhót!

Tiếng tu huưt vang dội, phá tan bầu không khí yên tĩnh của trại tù K3 đang nghỉ trưa. Người “hiểu biết chuyện” vội khoác vào bộ áo đẹp nhất, “áo Tết” trong tù, chạy ra sân tập họp; kẻ ngơ ngát chạy ra ṭ ṃ t́m hiểu: một anh “quân cảnh thời ngụy” làm nhiệm vụ giữ ǵn an ninh trật tự đón chào phái đoàn đi chúc Tết đồng bào. Phái đoàn gồm 5, 7 người hộ tống một “bà già” ăn mặc theo lối người Bắc, lum khum chống gậy đi có vẻ mệt mỏi. Anh “Quân cảnh” lên tiếng: “Tất cả đứng nghiêm chỉnh đón chào phái đoàn MẸ VIỆT NAM đi chúc Tết đồng bào”, rồi không biết xuất phát từ đâu tiếng ca “Mẹ Việt Nam ơi! Chúng con vẫn c̣n đây...” Tất cả mọi người có mặt tiếp nối câu hát một cách rất trang trọng, thiết tha. Bài ca chấm dứt, anh Quân cảnh thổi một hồi tu huưt thật dài; một anh trong phái đoàn lên tiếng: “MẸ VIỆT NAM ngỏ ư trước khi đi chúc Tết ‘các con’, tất cả chúng ta cùng hát bài ‘quốc ca’ và một phút ‘mặc niệm’ anh hùng chiến sĩ đă bỏ ḿnh v́ tổ quốc thân yêu”. Anh quân cảnh làm tiếp một hơi tu huưt, tất cả đứng nghiêm chỉnh tiếp lời ca “Này công dân ơi!...” Tiếng hát vang vang, rung rung v́ cảm động cũng có, v́ hồi hộp cũng có. Bầu không khí bỗng trở nên linh thiêng nhiệm lạ. MẸ VIỆT NAM đứng thẳng người trong tư thế “nghiêm” đảo mắt nh́n đám “con” ngày càng tụ họp đông hơn. Phút “mặc niệm”, Mẹ khom người xuống, chống gậy. Thời gian như ngưng động – Không gian như ngừng thở. Nhiều người giơ tay quét nước mắt trào mi. MẸ VIỆT NAM không ngăn nổi cơn xúc động, thổn thức lớn tiếng. Hắn! phải, chính hắn cải trang thành MẸ VIỆT NAM. Hắn quá cảm động trong giây phút này. Hắn tự nghĩ nếu hắn không bị bắt, chắc có lẽ hắn sẽ không bao giờ hưởng được hương vị t́nh quê hương dân tộc như hắn đang hưởng bây giờ.
Phút mặc niệm trôi qua, tiếng trống múa lân đón chào MẸ VIỆT NAM dẫn phái đoàn đi thăm viếng “con cái mẹ” trong mỗi pḥng. Vào pḥng 1 rồi pḥng 2, ở đâu Mẹ cũng nghe tiếng than thở của con dân Mẹ, Mẹ chỉ biết ủi an nâng đỡ: “Mẹ rất thông cảm và hiểu biết hoàn cảnh đau thương của các con... Mẹ bảo cho các con biết một niềm vui hy vọng: đêm qua trời lại sáng, trời sẽ sáng, trời đang sáng kể từ giờ phút này, và sẽ sáng luôn măi... nếu các con cùng Mẹ nuôi dưỡng ư chí làm cho trời sáng trên quê hương ta...” Tiếng hắn trầm buồn nhưng không thiếu khí khái lạc quan, vững tin vào tương lai. Thật không ngờ hắn đóng vai tṛ người MẸ VIỆT NAM quá trọn vẹn như vậy.

Tên cán bộ an ninh trại, trung sĩ Chiến, sau một đêm “vất vả” thụ hưởng tất cả mùi đời Bác và Đảng thưởng công, bỗng tự cảm thấy cô đơn trống vắng, bèn ḷ ṃ vào Trại tù... kiếm chác. Nó chắc chắn thế nào cũng được tiếp đón “một điều thưa cán bộ, hai điều thưa cán bộ”. Nó mặc bộ đồ thường dân để dễ “hoà đồng” với “đồng bào” hơn. Tới cổng trại, tên công an trên cḥi gác mỉm cười đồng lơa: “tụi nó đang ḥ hát, múa lân... chắc vui vẻ lắm! Có ǵ nhớ chia phần nha!” Nó vào cổng, khóa cửa lại; tiếng trống múa lân xen lẫn tiếng hát làm nó vui lây. Đến gần sân trại, nó chợt khựng lại v́ tiếng hát rơ mồm một: Việt Nam muôn năm muôn năm, Việt Nam muôn năm, Việt Nam muôn đời...” Nó đanh người lại: thôi quá lắm rồi! tụi nó mà giác ngộ cái con mẹ ǵ! Giác ngộ mà c̣n dám hát nhạc ngụy hà! Được, cho tụi bây biết tay! Nó đến gần khi phái đoàn dẫn MẸ VIỆT NAM qua pḥng 3. V́ nó mặc thường phục nên không ai để ư, nó đến gần anh quân cảnh giựt tu huưt, giựt nón quân cảnh rồi hét hớn: “tụi bây làm cái chi rứa?”. Tiếng trống bỗng im bặt. Anh Tề Thiên đang múa máy lộn nhào biểu diễn cũng khựng lại trong tư thế “hàm mô công”, đưa mắt khỉ ra nh́n tên an ninh trại. MẸ VIỆT NAM lững thững chống gậy đi cũng phải khựng lại nh́n mặt nó. Không trung bỗng nhiên như nén thở, ngột ngạt...

Nó cười đanh ác, tiến đến gần MẸ VIỆT NAM, giựt gậy, níu kéo áo dài màu nâu để lộ áo tù màu xám xanh với hàng chữ CẢI TẠO K3, móc bộ tóc giả để lộ cái đầu trọc lóc trông thật buồn cười. Nhưng trong giây phút này thay v́ tức cười, ai nấy lộ vẻ oán giận hận thù qua ánh mắt chiếu thẳng vào mặt tên an ninh trại. Mọi người xúm lại bao vây tên cán bộ vào giữa. Nó liếc mắt nh́n quanh, lấy vẻ trấn tỉnh hét lớn: “đi chỗ khác chơi! C̣n hai đứa ni, đi theo tao!” Không ai nhúc nhích. Nó bắt đầu run run v́ cảm thấy cô đơn giữa đám tù. Nó lấy hết can đảm kéo tay MẸ VIỆT NAM bị đày đọa đi theo nó ra phía cổng trại. Đám tù ùn ùn đi theo vừa hát “dậy mà đi! dậy mà đi...” Một anh tù tay th́ chống nạn tay th́ mạnh dạn ném đá trúng lưng tên cán bộ, nó quay phắt lại hét lớn: “Đứa mô ném đá? có gan th́ ném đi, tao quay mặt lại đây!”

Đoàn tù vẫn hát: “... ai chiến thắng chưa hề chiến bại?...” Tên công an trên lều gác giật ḿnh đứng phắt dậy chỉa súng xuống ngay cổng trại, mắt cay xè. Tên an ninh trại luưnh quưnh thấy rơ, mở khóa cổng cũng không được, bèn leo lên rào nhảy phức ra ngoài, để lại MẸ VIỆT NAM bên trong cổng. Trong giây phút, ai cũng thầm nghĩ : Uổng thật! Nếu tên lính gác ngủ say hơn một chút nữa th́ đồng bọn của nó tiêu ra ma! Đoàn tù “thắng lớn” vui vẻ trở về pḥng đội, vừa đi vừa hát vang vang: “Ta như nước dâng, dâng chẳng có bao giờ tàn...”

Khoảng 5 phút sau, bọn công an “súng dài” đi tuần quanh hàng rào trại, 3 tên khác mang súng đại liên lên trên cḥi gác phía sau trại. Trong khi đó, tiếng nói oang oang của tên chính trị viên thượng úy Vinh vang dội từ 4 loa sắc hướng về phía trại: “Kể từ giờ phút này, anh em cải tạo viên được tiếp tục vui Xuân, nhưng không được múa lân, ai vi phạm sẽ bị trừng trị đích đáng. Đội văn nghệ được tập dượt tại Hội trường để tŕnh diễn vào tối mai. Chúc anh em cải tạo viên vui Xuân trong trật tự và nội quy trại”.

Nằm vắt tay lên trán, hắn suy nghĩ bâng quơ. Hắn bắt đầu cảm thấy sợ. Những lời nói đường mật của tên chính trị viên không làm hắn an tâm tí nào; hắn quá biết: gặp ai chứ gặp tên Vinh và tên Chiến th́ thế nào cũng lôi thôi lớn! Tên Vinh đă chẳng lấy giao phay cắt gân tay và gân chân anh Tí khi anh này tổ chức cướp súng vũ trang đào thoát với 20 anh tù khác và bị bắt lại đó sao? C̣n tên Chiến đă chẳng cầm gậy quất vào một bệnh nhân đang lên cơn sốt chửi toán cộng sản trong cơn mê sảng, cho đến khi anh này không c̣n mê sảng nữa đó sao? Tuy vậy, hắn tự nghĩ, cải trang làm MẸ VIỆT NAM đâu có ... xấu xa ǵ? Vài người bạn đến an ủi hắn, nâng đỡ tinh thần hắn. Hắn không phiền trách “đàn anh tổ chức” v́ chính hắn xin được cải trang làm MẸ VIỆT NAM. Thật ra “đàn anh tổ chức” cũng đă có dự tính lập một phái đoàn đúng ư nghĩ của hắn, nên khi hắn đưa ư kiến hắn ra, có người ṿ đầu hắn cười đùa: “những tư tưởng lớn gặp nhau hén!” Hắn được “ban tổ chức” tín nhiệm v́ tin chắc rằng hắn sẽ không hé môi nếu chẳng may bị đổ bể. Có lúc hắn cao hứng cho ḿnh như Lê Lai cứu Chúa...

Hắn b́nh tâm lấy củi đốt ḷ nấu ăn tối. Thái độ của 2 người bạn cùng ăn cơm chung làm hắn ngượng ngùng: thường ngày cười nói vui vẻ thân thiện, hôm nay cả 2 đứa bỗng trở nên trầm tư, dè dặt, thiếu tự nhiên. Hắn cảm nghiệm được rằng sau biến cố vừa rồi, mạng lưới “antennes” làm việc đắc lực hơn, nghĩa là hắn phải tránh liên hệ để khỏi gây phiền toái cho bạn bè sau này. Hắn tự quyết bắt đầu từ ngày mai, hắn sẽ ăn riêng một ḿnh để 2 đứa bạn thân nhất của hắn biết rơ rằng hắn không muốn 2 đứa bạn bị liên lụy v́ hắn, mặc dù hai đứa này rất thương mến hắn.

Suốt ngày mùng 3 Tết, ngoài những giờ tập dợt văn nghệ, hắn nằm vắt tay lên trán suy nghĩ trước những câu đối chất với cán bộ an ninh. Hắn không phiền trách một đứa nào từ trước đến nay vẫn thường xuyên liên hệ vui vẻ với hắn, nhưng sau biến cố có vẻ xa lánh hắn. Không phải họ hèn nhát, nhưng kinh nghiệm sống dưới chế độ cộng sản – nhất là trong lao tù cộng sản – cho hắn thấy hắn cũng sẽ tỏ thái độ như vậy dù cho hắn thực t́nh yêu mến bạn bè thân thuộc. Hắn quá biết ai cũng có thể là “antenne”. Hắn đă chẳng bị tên quản giáo đội “đề nghị” hắn làm “antenne” đó sao? Từ chối cũng không được, chấp thuận cũng không xong. Vấn đề là theo lời khuyên nhủ của đàn anh cứ làm như ḿnh là “antenne” để yên thân với bọn cai tù, nhưng đừng làm ǵ hại đến “đồng bào” là tốt lắm rồi. Hắn nghe nói ngay Duyên Anh, một tác giả mà hắn coi như thần tượng của tuổi trẻ, cũng bị tai tiếng là làm antenne ở trong một trại cải tạo ở Kontum hay ở đâu đó. Thật tiếng lành đồn gần, tiếng xấu đồn xa! Hắn chưa làm hại ai trong thời gian cải tạo, trái lại hắn c̣n góp phần xây đắp t́nh quê hương dân tộc. Hắn thở dài ngao ngán, nhưng cảm thấy an tâm hơn nhiều...

Tối mùng 3 Tết: văn nghệ mừng Xuân. Trong bầu không khí lo âu, dư âm của biến cố hôm qua, mà anh Phát, một huấn luyện viên trường Quân nhạc thời “ngụy” c̣n dám “bis” rồi “ter” 3 bản clarinette: Guantanamera, Màu tím hoa sim, Mưa rừng ơi mưa rừng... th́ làm sao mà hắn không “lên tinh thần” cho được? Hắn nhảy vai “vũ... lại cái” như điên. Nhảy như trút bỏ hết bao phiền muộn lo âu, và sẵn sàng đón nhận “tới đâu th́ tới”. Như thường lệ, sáng mùng 4 Tết, đám tù ra ngồi chồm hổm theo hàng đôi đợi cán bộ trực trại kêu đi lao động. Mọi người hồi hộp đợi “phán quyết” của tên chính trị viên về biến cố “phản động” hôm mùng 2 Tết. Quái lạ! Tên Trại trưởng trung tá Nguyễn văn Thích, tên trại phó thượng uư Vinh, tên an ninh trại trung sĩ Chiến đều vắng mặt. Thông thường, trước hoặc sau khi nhốt một cải tạo viên vào hầm đá, tên an ninh trại đọc “bản án” trước trại dưới sự chứng kiến của trại phó hoặc trại trưởng, hoặc cả hai... Thế mà hắn đă bị nhốt xuống hầm đá tối qua, vài giờ sau văn nghệ mừng Xuân, mà “Khung” không có một bản án nào.

Thường ngày, cán bộ trực trại trung úy Kiểu, cầm danh sách các đội, xướng tên đội “tŕnh diện” (đội 21-23) đi trước rồi mới đến đội “bị bắt” (đội 1-20). Không biết trời xui đất khiến thế nào mà hôm nay tên trực trại kêu đội 4, đội bị bắt đi trước. Vừa nghe xướng “đội Bốn”, anh Chuyên ngồi hàng đầu đội 4 đứng dậy hét lớn: “Không đi lao động!” Thoáng một giây ngẩn ngơ, tên Kiểu tiến đến gần anh Chuyên toan hành hung, đám tù vừa nhổm dậy vừa la hét “ê, ê, ê”. Bọn vũ trang chạy bao quanh hàng rào trại, chỉa súng vào đám tù. Một tên quản giáo chạy về “Khung” báo động. Bốn tiểu đội vũ trang trừ bị vác súng chạy đến tăng cường. Mũi súng đại liên ở trên hai cḥi cao chỉa xuống. Một tên quản giáo nóng tính đang giằng co với anh Chuyên giữa tiếng la ó của đám tù phản đối.

Khoảng 5 phút sau, tên chính trị viên hớt ha hớt hải chạy vào. Tất cả ngồi yên lặng chờ đợi, tên Vinh tiến đến gần anh Chuyên hỏi “chuyện chi rứa”? Anh Chuyên đáp lớn: “Cán bộ cho phép anh em chúng tôi vui chơi 3 ngày Tết, anh em chúng tôi chơi vui vẻ, tại sao cán bộ nhốt MẸ VIỆT NAM dưới hầm đá?” Lần đầu tiên trong đời phục vụ Đảng và Nhà Nước, tên Vinh bị một tên “tù cực kỳ phản động” chất vấn. Nó nổi giận đùng đùng, không thèm trả lời, xông tới kéo tay anh Chuyên. Anh Chuyên giơ tay đỡ gạt trong khi đám tù càng la ó lớn hơn. Luưnh quưnh không biết giải quyết bằng cách nào, tên Vinh phần v́ quá bất ngờ không thể tưởng được rằng “tàn tích Mỹ-Ngụy” vẫn c̣n đóng rễ trong ḷng dân “phản động miền Nam”, phần th́ sợ mất uy đối với đàn em cán bộ quản giáo, vũ trang đang chờ đợi một giải pháp, nó rút súng lục ra định diệt tận gốc kẻ thù, nhưng nó vừa rút súng th́ đám tù nhỏm dậy la ó vang trời, sẵn sàng “ăn thua đủ” làm hắn chột dạ đỏ mặt tía tai, buông súng xuống rồi rút lui về “Khung”.

Không đầy 2 phút sau, tên trại trưởng, trại phó và an ninh trại đằng đằng sát khí xông vào trại. Quảng trường im lặng, nín thở. Tên trung tá Thích bỗng mỉm cười gian ác nh́n đám tù, nh́n quanh hàng rào trại, nh́n lên 2 khẩu đại liên đă sẵn sàng nhả đạn. Người nó đanh lại lên tiếng: “Tụi bây đừng tưởng chỉ có mấy người mà dám tạo loạn. Bọn Mỹ-ngụy hùng hậu là thế mà Cách mạng đánh cho tan tành. Tao chỉ giơ tay một cái thôi là binh sĩ sẽ nổ súng giết hết. Tụi bây đừng tưởng tao không dám làm: chỉ cần một lời báo cáo là xong...” Bỗng nó hạ giọng nói tiếp: “Vấn đề dễ giải quyết quá mà: đâu phải tất cả các anh không muốn đi lao động? Vậy ai muốn đi lao động th́ đi, ai không muốn đi lao động th́ ở nhà nghỉ. Phần anh này (nó chỉ anh Chuyên hướng về bọn cai tù), tôi cấm các đồng chí không ai được đụng đến anh này. Anh không muốn đi lao động th́ cứ để anh ở nhà. Đồng chí trực trại, đồng chí cứ xướng tên các đội, ai không đi lao động th́ bỏ qua.” Tên trực trại hấp tấp xướng đội “21” – Đội 21 lục tục đứng dậy đi lao động... Thua lớn! Rồi cứ thế mà tiếp tục cho đến hết các đội.

Ở lại quảng trường chỉ c̣n anh Chuyên b́nh tĩnh dưới cặp mắt cú vọ của bọn cai tù. Không ai đụng đến anh Chuyên, phải! Chỉ có cùm sắt đụng đến chân anh, c̣ng số 8 đụng đến tay anh, và mùi xú uế ẩm thấp trong hầm đá bao trùm lấy anh, cũng như hắn, MẸ VIỆT NAM, đă chịu đựng từ tối hôm qua. Khỏi cần anh Chuyên kể lại, hắn đă theo dơi mọi biến chuyển xảy ra trên đầu hắn, hắn đă nghe tất cả, và hắn cũng đă hiểu tất cả. Hắn th́ thầm: “cám ơn anh Chuyên! Thật em rất cảm động v́ anh em không bỏ rơi em, không bỏ rơi... MẸ VIỆT NAM!”

Sáng mùng 5 Tết, hầm đá tiếp đón thêm “con mới”: anh Phát! Tên an ninh trại đă tuyên bọc bản án, ghép tội anh Phát “đă để cho hứng nhạc vàng chi phối tư tưởng và hành động trong đêm mùng 3 Tết, làm lung lạc tư tưởng quyết tâm học tập cải tạo của các cải tạo viên”, và nêu án phạt “cùm một chân, hạ mức ăn xuống c̣n 9 kilô/tháng.”

Sáng mùng 6 Tết, tên Vinh hí ha hí hửng đứng trước đám tù tụ họp trước giờ đi lao động tuyên đọc: “Lệnh bắt”. Quái! Đă ở tù mà c̣n có “lệnh bắt” nữa! Hai anh Trần Danh Sang và Nguyễn văn Hoàng tự Hồi bị “bắt lại” đưa đi biệt giam trong pḥng tối ở khu B, bị ghép tội “xúi giục và chủ mưu cuộc tạo loạn trong các ngày Tết Nguyên Đán”. Anh Sang nguyên là luật sư thời “Ngụy”, tổ chức “Phong Trào Đ̣i Nhân Quyền” tại Saigon và bị bắt năm 1978. Anh Hoàng nguyên là giảng sư đại học Saigon bị bắt v́ tội... phản động, cũng năm 1978.

[Suốt 7 tháng, luật sư Sang, giáo sư Hoàng, nhà văn Nguyễn Thụy Long, v.v... thuộc đội 9; Huynh trưởng Ánh và tôi “may mắn” ngủ bên cạnh luật sư Sang, và trao đổi với nhau rất nhiều vấn đề “bên ngoài”. Ngày luật sư Sang và giáo sư Hoàng bị “bắt lại”, tôi may mắn được ở nhà trực pḥng lo vệ sinh và chia phần ăn cho đội. Hai công an dẫn độ luật sư và giáo sư vào pḥng thu dọn “gia tài” trước khi chuyển trại, tôi ở trong pḥng mà không dám lên tiếng. Luật sư nh́n tôi, mỉm cười. Tháng đó tôi được thăm nuôi, tôi xin cán bộ cho phép tặng luật sư đ̣n bánh Tết c̣n lại, luật sư nhận vui vẻ, th́ thầm: “Cám ơn ‘Frère’! Chúc Năm Mới An Mạnh!”. Từ hôm đó, tôi không c̣n gặp lại hai anh Sang và Hoàng tự Hồi.

Nhà văn Nguyễn Thụy Long kể lại sự đối đáp thẩm cung với công an cộng sản: “Tại sao trong thời kháng chiến chống thực dân Pháp, anh viết: ‘Ăn Cơm Nhà Vác Ngà Voi?’ Anh có mưu đồ ǵ? Anh chỉ trích phê phán cách mạng nhân dân đ̣i quyền độc lập-tự do?” Anh Long cười trả lời: “Đọc sách hay học văn chương mà anh trích dẫn một câu nào đó của tác giả rồi diễn giải theo ư riêng của ḿnh th́... làm sao tôi nói chuyện với anh được? Chẳng khác chi anh đánh một người công giáo rồi nói: Chúa của anh bảo ‘khi người ta đánh con má này th́ giơ má kia cho người ta đánh... tiếp!’ Diễn giải như vậy có đúng không?”
]

Hắn thắc mắc tại sao bị nhốt hầm đá 3 ngày rồi, chưa đi “làm việc” lần nào, anh Chuyên và Phát cũng vậy, làm sao mà bọn cai tù lại ra “lệnh bắt” luật sư Sang và giáo sư Hoàng? Cả 3 cùng bàn tán, khó hiểu! Anh Chuyên và Phát cũng đồng ư với hắn, nhưng c̣n thêm: “Tội nghiệp hai ông Sang và Hoàng! Hai ông là dân trí thức và có uy tín, nên bọn nó cứ “bắt đại” cho chắn ăn: ‘thà giết lầm c̣n hơn tha sót’ là chính sách của bọn nó mà”. Hắn suy nghĩ về câu anh Phát vừa nói, hắn chợt hiểu ra rằng “dê húc càn” kiểu trí thức chưa đủ để đối đầu với bọn cầm súng trong tay. Và trong giấc ngủ mệt mỏi tê rần đôi tay và cánh chân, hắn mơ thấy MẸ VIỆT NAM, tay th́ như đang muốn liệng xa cây súng, tay th́ ôm bó lúa vàng... mỉm cười hân hoan nh́n con dân Mẹ ca vang khúc khải hoàn.

***

Hơn một năm đă trôi qua, anh em cải tạo viên trong trại có dịp quen nhau trong các ngày Chúa Nhật (nếu không phải “tăng gia sản xuất”) và ngày lễ nghỉ như Tết Nguyên Đán, ngày Quốc Khánh 2/9, v.v... Những dịp làm quen này thật hữu hiệu cho việc “Tông Đồ Giáo Dân”. Không thiếu cải tạo viên công giáo rất nhiệt thành khích lệ nhau liên kết “Tràng Hạt Mân Côi” hằng ngày, đặc biệt trong Tháng Mười - Tháng Mân Côi; khuyến khích nhau đi thăm “bệnh nhân khó qua nổi con trăng”, dù bệnh nhân là công giáo hay ngoài công giáo; nhắc nhở nhau về các ngày lễ trọng theo lịch Phụng Vụ như Giáng Sinh, Phục Sinh, Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội, Đức Maria Hồn Xác Về Trời, v.v...

Điều đặc biệt nhất là”Rước Lễ”. Các cải tạo viên công giáo được phân phát một mẫu Bánh Thánh nhỏ trong các ngày lễ lớn. Có hơn 300 người công giáo hiệp ư cầu nguyện, hiệp dâng thánh lễ “trong tinh thần và chân lư” và vào cùng một lúc đă định, Rước Ḿnh Thánh Chúa. Chúng tôi luôn dự trữ một ít Bánh Thánh làm “của ăn đi đường” cho những bệnh nhân công giáo, và nếu có dịp thuận tiện, “rửa tội” và phát của “ăn đi đường” cho vài bệnh nhân ngoài công giáo ngỏ ư muốn theo đạo. [Chúng tôi nhập trại K3 được khoảng một tuần, “bác” cải tạo viên Bân đến tự giới thiệu là Legio Mariae, gặp nói chuyện việc “Tông Đồ Giáo Dân” (Bác biết chúng tôi là Huynh Đệ Lasan). Bác sung sướng cho biết là trong năm qua đă “cứu được hơn 10 linh hồn”, và mới nhất là linh hồn người cùng chuyến với chúng tôi bị bệnh lao quá nặng; trước khi qua đời bệnh nhân đă xin được rửa tội...] Vấn đề là làm sao đem vào Ḿnh Thánh Chúa? Huynh giám tỉnh thăm ḍ kinh nghiệm của những người đi thăm nuôi thân nhân ngay từ 75 và học biết cách gởi “Ḿnh Thánh”. Huynh trưởng Ánh là người đầu tiên thành công đem Ḿnh Thánh vào trại.

Trong dịp thăm nuôi vào tháng 3/1979, Chị Sang và em Ḥa như đă “tập diễn trước” báo cho tôi biết Huynh giám tỉnh gởi Ḿnh Thánh trong bao đựng bánh kẹp. Khi công an kiểm tra bao thăm nuôi, kéo ra mộ bao nylon đầy bánh kem (bánh kẹp), hắn mân mê mở bao nylon ra; ḷng tôi đánh loto quá chừng v́ đă được báo “có Ḿnh Thánh”. Tên công an hỏi: “Cái chi đây?” Tôi nhanh nhẹn trả lời: “Báo cáo cán bộ, đó là bánh kẹp, ngon lắm. Cán bộ muốn ăn thử vài cái không?” Hắn nh́n tôi, mỉm cười thiện cảm - thật ngoài sức tưởng tượng của tôi! - rồi cất vào bao thăm nuôi, không xét ǵ nữa. “Tốt! Đi đi!” - Tạ Ơn Chúa! tôi thở phào nhẹ nhơm. Thế là hơn 300 người công giáo được “Rước Lễ Mừng Chúa Phục Sinh” năm đó. Và theo nhiều cách thức khác nhau, Ḿnh Thánh Chúa luôn hiện diện trong trại.

***

Vào buổi sáng trước giờ được kêu tên đội đi lao động khoảng tháng 5/1979, một tù nhân bị kêu lên đứng giữa hàng hàng lớp lớp tù nhân khác; các mũi súng của “cán bộ súng dài” chỉa ngay vào thân ḿnh anh ta sẵn sàng nhả đạn. Điệp, anh tù nhân, vẫn tươi cười b́nh thản, lắng nghe bản án.
Tên ủy viên chính trị cầm mảnh giấy án trong tay hằng học đọc bản án:
Ngày... tháng... năm... Lệnh Bắt
Điều 1 : xét rằng....
Điều 2 : xét rằng tên Điệp đă khắc tượng Chúa, truyền bá đạo Phật,
Điều 3 : xét rằng...
Nay quyết định : tống giam tên Điệp trong hầm đá 30 ngày, giảm mức ăn xuống c̣n 9 kí-lô-gờ-ram mỗi tháng.
Cán bộ trực trại chịu trách nhiệm thi hành bản án này.
Kư tên : Trung tá trại trưởng.

Điệp có tài điêu khắc, thường mang ảnh thánh giá và tràng chuỗi mân côi bằng gỗ quí (như gỗ lim, gỗ mun...) do chính tay anh điêu khắc thật tinh vi - nhưng đă bị cai tù tịch thu, đem về nhà... bán (!?). Một hôm, “xui xẻo” thế nào mà anh bị bắt quả tang đang hoàn tất một bức tượng đức Maria bằng gỗ lim tuyệt đẹp. Bức tượng bị tịch thu, sau này không biết lọt vào tay ai, và anh bị nêu án như trên.
Sau 30 ngày “từ chết đến bị thương”, tôi gặp lại anh, vẫn tươi cười hóm hỉnh, vẫn b́nh thản hân hoan như trước - duy thân xác tiều tụy không thể tả được. Có dịp tôi hỏi : “anh Điệp! anh có thể chia sẻ cho tôi những tâm tư suy nghĩ của anh trong suốt 30 ngày... đại khổ tu đó không?” - Anh hóm hỉnh cười trả lời : “Cần ǵ phải trong 30 ngày đó! - Cả đời tôi trước sau như một : “B́nh An dưới thế cho người Chúa thương” là bùa hộ mệnh của tôi. Tụi nó có thể tướt đoạt quyền tự do phàm tục của tôi, có thể trấn áp thân xác hay chết của tôi, có thể ‘giết được thân xác’ của tôi, nhưng làm sao tụi nó tướt đoạt được những ǵ siêu vật chất mà Thiên Chúa đă ban cho tôi : B́nh An trong tâm hồn ?”

***

Lại một Noel nữa... Huynh Đệ “cộng đoàn Lasan Mossard” đồng tâm gom góp những ǵ ḿnh được thăm nuôi ăn “Réveillon” vào lúc 5 giờ chiều (trước khi vào “chuồng” lúc 6 giờ, v́ đă bị phân tán mỏng trong các pḥng đội khác nhau). Bàn đi tính lại, đồ thăm nuôi đă gần cạn, mà chưa ai được thăm nuôi tháng 12/1979 này. Thôi đồng t́nh chia “công tác” để ít ra ḿnh có một chầu... chè [như Birthday Party năm nào ở Chí Hoà] và Rước Lễ với nhau là quư rồi! Huynh Phúc có đường, Huynh Thắng và các em Minh, Thành, Hoàng Bobo có bột. Đội tôi ngày hôm đó có công tác bốc vỏ đậu phụng nên tôi “hứa bảo đảm sẽ bồi dưỡng đậu phụng”, Huynh Ánh nhận phần “đem củi về để nấu nướng.”

Kinh nghiệm của các cải tạo viên “kỳ cựu” cho biết nên khâu vá thêm nhiều túi nơi áo, quần... để “thu hoạch bồi dưỡng”. Tôi mặc bộ quần áo tù với 6 túi (2 túi ngoài và 2 túi trong áo; 2 túi nơi ống quần) đi làm công tác bốc vỏ đậu phụng. Ngồi trước đống đậu phụng chưa bốc vỏ, tôi vừa làm việc vừa láo liên xem công an quản giáo và bảo vệ có nh́n tôi không. Mỗi khi họ lơ đễnh, hoặc đi xa, hoặc măi nói chuyện cười giỡn với nhau là lúc thuận tiện nhất để “bồi dưỡng” vào trong túi ḿnh.
Đội sắp hàng điểm danh, tôi mừng thầm nghĩ rằng Huynh Đệ sẽ có nồi chè đậu phụng “Réveillon” thịnh soạn. Nào ngờ trước khi điểm danh, quản giáo hỏi: “Ai có bỏ túi đậu ‘nạc’ bước một bước trước hàng ḿnh.” Nh́n qua nh́n lại có đến hơn 10 người bước ra. Tôi lưỡng lự, “hy vọng không sao!” nên đứng yên tỉnh bơ. Quản giáo bảo anh đội trưởng cầm rỗ đến trước những người bước ra khỏi hàng, lấy lại hết những ǵ trong túi họ. Bỗng một tên bảo vệ chỉ về phía tôi nói lớn: “Anh kia! Sao không bước ra?” Tôi làm bộ nh́n qua phải nh́n lại trái như thể “ai vậy?” Tên bảo vệ chỉ ngay tôi, hét lớn : “Anh mặc áo đen kia ḱa!” Xui xẻo làm sao hôm đó chỉ có ḿnh tôi mặc áo đen, hầu hết các đồng đội mặc áo màu xám... tù, hoặc màu khác. Kẹt quá rồi! Tôi vội xỏ tay vào 2 túi áo, thủ tiêu hết đậu phụng xuống dưới chân giữa lùm cỏ thấp; quản giáo đến gần trước mặt, nói: “Anh có ‘ăn cắp đậu nạc’ không?” Tôi b́nh tĩnh cho 2 tay vào 2 túi áo, móc ra được vài hột đậu phụng, rồi nói : “Chỉ có vài hột đậu thôi mà!” Quản giáo thoáng ngạc nhiên nh́n tôi, và có lẽ thấy gương mặt “ngây thơ... cụ” của tôi nên mỉm cười: “Thôi được! Làm tờ kiểm thảo rồi nộp cho tôi vào sáng ngày mai!” Tôi mừng húm muốn cười như mở cờ trong bụng, nhưng vẫn cố gắng giữ vẻ tự nhiên, gật đầu thầm cám ơn quản giáo đă không xét các túi khác. Việc làm kiểm thảo th́... dễ thôi! Làm hơn chục lần rồi, quá quen thuộc, chỉ cần “Khắc phục, lần sau làm tốt hơn”.
Huynh trưởng Ánh cũng vất vả lắm mới đem được củi vào trại. Khi đội về trước cổng vào trại, người ta thấy Huynh Ánh “đi thẳng lưng” cách lạ lùng; th́ ra Huynh nhét nhiều cây củi sau lưng và trước bụng!

Buổi Réveillon hôm đó vui lạ thường. Bắt đầu bằng vài phút im lặng “hiệp thông” - trong tinh thần và sự thật - dâng thánh lễ Noel, rước lễ. Sau đó chia sẻ những ǵ ḿnh có, kể chuyện cho nhau nghe những ǵ đă xảy ra sáng nay tại băi lao động, và không quên nhắc lại Birthday Party ở Chí Hoà. Trước khi vào “chuồng” không quên chúc nhau “B́nh An Dưới Thế Cho Người Chúa Thương!”

***

Hơn 10 tháng nay toàn trại K3 trên “Đồi Phượng Vĩ” dời xuống dưới chân đồi từ đầu năm 1980 , và đổi tên thành trại cải tạo Z30-C. Trong chuyến thay đổi di chuyển này, Huynh trưởng Ánh bị đưa vào Z30-A. “Khung” của ban cai tù cao cấp nhất cũng được dời vào khu Z30-A. Nghe đâu các tướng lănh VNCH tŕnh diện từ tháng 6/75 đă bị đày ra miền Bắc cũng đă được chuyển vào khu Z30-B, gần Z30-A v́ sau “bài học” đàn anh Trung Cộng dạy cho đàn em Việt Cộng làm cho trại cải tạo Hoàng Liên Sơn không c̣n an ninh nữa.

Cuộc sống trong trại cải tạo Z30-C b́nh b́nh “một ngày như mọi ngày” cho đến một hôm, không ai biết v́ lư do nào mà sáng hôm đó, phần ăn sáng của mỗi cải tạo viên được tăng gấp đôi: 2 chiếc “bánh xe lịch sử”. [Làm bằng bột khoai ḿ. Thông thường bột khoai ḿ trắng tinh, nhưng bánh làm bằng bột khoai ḿ trong trại cải tạo lại đen thui. Mẫu bánh h́nh tṛn - có lẽ đội bếp nhào bột thành một đống lớn, rồi dùng lon sữa làm khuông, đúc thành những miếng bánh cùng kích thước, luộc chín rồi phân phát cho cải tạo viên. V́ h́nh dạng bánh tṛn như bánh xe, nên cải tạo viên đặt tên là “bánh xe lịch sử”.] Trước giờ đi lao động, ai ai cũng thấy đội nhà bếp có vẻ nhộn nhịp hơn: người vác nguyên cả con heo đă làm sạch treo quanh nhà bếp - đếm được trên 10 con, người trang hoàng nhà bếp sạch sẽ tươm tất. V́ là lần đầu tiên thấy heo treo quanh bếp mà... thèm, nên ai ai cũng nghĩ thầm “ǵ là ǵ đi nữa th́ trưa hoặc tối nay ḿnh sẽ được hưởng mùi vị thịt heo, dù chỉ là nước thịt!” Mọi người đi làm việc “hồ hởi phấn khởi”. Đến trưa, thay v́ về trại lănh phần ăn trưa, cán bộ quản giáo cho biết “phần ăn trưa đă phát sáng nay rồi! Trưa nay nghỉ ở đây rồi làm việc sớm, chiều về sớm.” Mọi người càng nuôi hy vọng tối nay có “mùi thịt heo! bất kể là lễ ǵ hay mừng ông cao cấp hoăc chủ tịch nào...” Chiều về trại, hai anh trực pḥng cho biết: “Sáng trưa nay, có một phái đoàn ngoại quốc đến thăm trại. Công an trại đến từng pḥng một, ra lệnh tụi tôi phải làm sạch trong pḥng và quanh pḥng, phải ăn mặc sạch sẽ... Phái đoàn về sớm lắm, trước giờ cơm trưa. Mấy con heo treo quanh nhà bếp biến đâu mất! Cơm tối của tụi ḿnh th́... vẫn như cũ, chứ có thêm bớt ǵ đâu?” Tôi nhớ lại chương “The Smile of Bouddha” trong cuốn sách The First Circle mà ngao ngán.

***

Gần 3 năm trôi qua... Một sáng cuối tháng 11 năm 1980, đang chuẩn bị đi lao động như mọi ngày, công an trại kêu tên “Nguyễn Văn An, ở nhà làm việc!” Thoáng ngạc nhiên v́ đây là lần đầu tiên - sau gần 3 năm ở trại cải tạo - tôi bị công an trại kêu “ở nhà làm việc”. Trong suốt gần 3 năm nay, ngoại trừ một lần duy nhất tôi được bác sĩ cấp giấy phép cho nghỉ 2 ngày khỏi đi lao động v́ khi khám bệnh, bác sĩ thấy tôi bị “sưng cuốn phổi trầm trọng”. Dù sao, được nghỉ ở nhà là khoái rồi, tới đâu th́ tới, làm vài bi thuốc lào rồi hẳn tính!

Khi các đội đă ra khỏi trại đến băi lao động, tôi từ từ đi ra “khách sạn Nguyễn Văn Trỗi” [tiếng lóng của cải tạo viên chỉ nhà cầu tiêu công cộng]. Ô ḱa! không hẹn mà ḥ, tôi gặp các em Minh, Hoàng, Thành cùng nhau đi nhà cầu, tṛ chuyện vui vẻ như không có chuyện ǵ trầm trọng xảy ra. Tôi hỏi: “Chà, hôm nay các em trực pḥng há?” Cả ba hơi khựng lại nh́n nhau rồi nh́n tôi ngạc nhiên không ít. Em Minh nói: “Tụi em và anh Thắng không biết tại sao hôm nay cán bộ bảo ‘ở nhà làm việc’. Frère trực pḥng há?” Đến phiên tôi ngạc nhiên: “Không phải trực pḥng mà cũng ‘ở nhà làm việc’ như các em vậy.” Vừa đi đến “khách sạn”, 4 anh em vừa bàn chuyện quanh vấn đề “sao lại trùng hợp như vậy? Các Frère Hà, Thắng Khều, Phúc, Điệp, Bề trên Ánh th́ sao? C̣n các Anh Em khác đang ở đâu? Bề Trên Đào, Frère Hồng? Anh Hoàng Dương và anh Tiến?” Bàn th́ cho có chuyện chứ thật ra ai cũng biết “Que Sera, Sera!”

Ngồi đứng không yên, đợi trong pḥng lâu quá đâm ra sốt ruột; chạy qua các pḥng t́m xem tin tức các Huynh Đệ th́ không dám: lỡ cán bộ đến kêu “đi làm việc” th́ sao? Điếu thuốc lào này đến bi thuốc lào khác để lấy b́nh tĩnh. “Thơm mồm bổ phổi diệt trùng lao” kiểu này chắc không thọ lâu được!

Đứng trước cửa pḥng nh́n về phía trại Z30-A và Z30-B, tôi thấy công an “tháp tùng” một người vai mang bao hành trang, dáng người nhỏ thó ốm yếu như đi không muốn nổi về phía trại Z30-C. Tôi chạy đại về pḥng các em đệ tử thấy có Huynh Điệp và Phúc đang tṛ chuyện, tôi nói lớn: “Các em ra xem ai ḱa? Có phải Bề Trên Ánh không?” Thấy đúng là Huynh trưởng Ánh, em Hoàng Bobo nhảy reo lên: “Bề trên Ánh! ồ mừng quá! Vậy là “cộng đoàn ḿnh cùng ‘ở nhà làm việc’ rồi!” Em Thành chợt hỏi: “í mà c̣n anh Hà và anh Thắng Khều đâu?” Không ai trả lời. Tám Huynh Đệ quay quần bên nhau vui vẻ bàn tán: “Chắc là ḿnh chuyển trại. Đi đâu không biết. Mặc kệ nó, đi đâu cũng được miễn là Anh Em ḿnh có nhau, chỉ tội nghiệp hai anh Thắng Khều và Hà.”

Gần 11 giờ sáng, công an đến bảo: “Lấy hết hành trang, chuyển trại!” Chúng tôi cùng nhau xách hàng trang ra cổng trại, xa xa một chiếc xe du lịch DESOTO màu xanh da trời đậu sẵn. Tôi tự hỏi: “Chuyển trại bằng xe du lịch hạng sang vậy sao?” Nh́n xung quanh không thấy một chiếc xe nào khác. Bốn người một ghế, chúng tôi chiếm hai hàng cuối; hàng ghế ở trên, hai công an mang súng dài.

Các đội đi lao động lục tục về ăn trưa, đang sắp hàng đợi cán bộ trực trại kiểm soát. Ngồi phía cửa sổ hàng ghế cuối xe, tôi nh́n ra đảo mắt t́m hai Huynh Đệ Hà và Thắng Khều. Bỗng thấy một cánh tay giơ lên vẫy vẫy giữa đám đông, tôi nh́n kỹ: Huynh Hà. Tôi giơ tay trong cửa kiếng làm hiệu, Huynh Hà nh́n tôi, mỉm cười, rất trầm tĩnh. Tôi làm dấu “8 người ở trong xe!” Huynh Hà gật đầu “hiểu!” Tôi giơ hai tay làm hiệu: “tại sao ‘vous’ ở lại?” Huynh Hà lắc đầu nhún vai rồi gật đầu tỏ vẻ chấp nhận “số phận”, và đi theo đội vào trong trại.

Tôi cố t́m xem Huynh Thắng ở đâu? May quá, Huynh Thắng ở gần xe DESOTO nhất. H́nh như Huynh Thắng không để ư ǵ đến xung quanh. Tôi gơ cửa kiếng, vẫy vẫy tay đúng lúc Huynh Thắng ngước mắt nh́n chiếc xe; Huynh Thắng đă thấy tôi và một số anh em trong xe. Tôi không quên nổi ánh mắt của Huynh Thắng: thoáng ngạc nhiên, rồi dường như hiểu được chuyện ǵ, đôi mắt bỗng xịu lại, buồn tủi... Tôi muốn nói vài câu ủi an Huynh Thắng nhưng không dám, v́ ở hàng ghế trước công an bảo vệ đang nh́n tôi lộ vẻ tức giận. Chỉ vài giây sau, Huynh Thắng vào trại.

Tài xế nổ máy, tên công an bước lên ngồi ghế bên cạnh tài xế, quay lại nh́n chúng tôi, lộ vẻ rất hiền hoà; ông nói: “Các anh biết các anh đi đâu rồi! Từ đây về thành phố, các anh đừng làm chuyện ǵ sai trái nghe!” Huynh Đệ chúng tôi nh́n nhau, mỉm cười sung sướng.

Xe chuyển bánh. Trại cải tạo Z30-C xa dần khỏi tầm mắt, nhưng hai gương mặt của Huynh Hà và Huynh Thắng vẫn c̣n ẩn hiện trong trí tôi.

[Huynh Hà và Huynh Thắng c̣n ở lại trại cải tạo Z30-C thêm 3 năm mới được thả tự do. Huynh Hà xin chuyển hộ khẩu về Taberd, nhưng khi xóa tên khỏi hộ khẩu của gia đ́nh, Huynh Hà chỉ được cấp giấp “tạm trú vĩnh viễn” tại Taberd.

Anh Thắng đă may mắn được bảo lănh đi Canada.
]