Khoảng 1 giờ trưa ngày 3/1/1978, cộng đoàn Lasan Mossard Thủ Đức được ông trưởng ty công an dẫn theo 2 molotova đầy nhóc công an trang bị súng ống tận răng “thăm viếng” lần thứ hai. Vừa bước xuống cầu thang đến gặp phái đoàn, tôi nhận ra ngay ông trưởng ty công an chính là Năm Thu, người dẫn thêm 4 tùy tùng đến thăm viếng Đệ Tử Viện lần thứ nhất vào đầu tháng 5, 1975. Một lúc sau c̣n thêm 3 chiếc Jeep chở đầy công an mặc thường phục đến.

- Tôi muốn thăm bác Đào được không?
- Dạ, xin mời vào pḥng khách để tôi lên mời bề trên Đào xuống.
- Không cần pḥng khách. Tôi muốn lên, pḥng... ở đâu?

Bốn công an mặc thường phục đi xe LaDalat chia làm hai nhóm: 2 người cùng đi với ông trưởng ty lên tận pḥng Huynh Đào, hai người đi theo tôi. Một trong hai hỏi tôi:
- Anh Hồng đâu rồi?
- Frère Hồng đi thủy lợi.
- Thủy lợi chỗ nào?
- Tôi không biết.

Hắn nh́n tôi soi mói, hỏi tiếp:
- Có Anh Thắng ở nhà không?
- Không, nghe đâu “Frère” Thắng đi Saigon t́m việc làm.
- Saigon, mà ở đâu?
- Tôi không rơ lắm!
- Vậy th́ lên xe, đi dẫn đường t́m Anh Thắng.

Một người ra xe làm tài xế, một công an áo vàng mang súng lên xe, tôi cũng lên xe. Công an tài xế hỏi tôi:
- ở quận mấy? đường nào?
- Tôi đă nói là tôi không biết rơ.

Hắn hầm hừ nh́n tôi, tắt máy xe, lôi tôi xuống xe văng tục: “... vậy th́ đi làm chi?” rồi đẩy tôi qua phía tên công an có thể là trưởng nhóm.

Hắn nh́n tôi, có vẻ cố nén sự tức giận rồi hỏi:
- Anh Hiển đi đâu?
- Cố Hiển th́ chắc là nằm nghỉ bệnh trong pḥng, c̣n Hiển Francois th́ không c̣n ở đây nữa. [Trong đầu tôi hiện ra 3 Hiển: cố Hiển chắc ở trong pḥng, Huynh Francois Hiển th́ đă hồi tục từ lâu, c̣n “Rémy” Hiển, bạn thân của tôi tuy đă lập gia đ́nh ở Phước Tường Phát, nhưng vẫn c̣n liên lạc mật thiết với tôi và Huynh Đệ Lasan. Mắt mớ chi mà chỉ chỗ ở của Hiển “Rémy”?]
- Pḥng của Anh Hồng đâu?

Tôi dẫn nhóm khoảng chừng 7 tên công an lên cầu thang đến pḥng Huynh Hồng. Ngay trên đầu cầu thang là một pḥng nhỏ, sâu trong pḥng nhỏ là 2 nhà vệ sinh, phần trước có một khoảng trống cất chứa dụng cụ cắm trại và vật dụng linh tinh. Vừa lên bậc cấp cuối cùng, một tên công an la lớn: “Trời đất! tụi nó cất cờ nước trong cầu tiêu!” Tôi đáp ngay: “Đây là pḥng kho nhỏ để cất các vật dụng mà!...” Một tên khác nói: “Như vậy th́ tụi bây treo cờ nước từ trong cầu tiêu ra phải không?” Tôi ừm ừm đáp: “... đâu có!” nhưng ḷng th́ nhủ thầm: “chứ c̣n treo đâu nữa!”. Tưởng câu chuyện trôi qua, nhưng không ngờ một tên công an mở rộng cửa các nhà vệ sinh phía trong, để lộ 2 bàn cầu trắng sạch sẽ, rồi bắt tôi đứng mé cửa ngoài, tay cầm một góc cờ đỏ sao vàng, và... chụp h́nh!

Cửa pḥng Huynh Hồng khoá. Tôi bảo: “Tôi không có ch́a khoá pḥng”. Một tên công an đem theo dụng cụ hành nghề, lấy kéo cắt cỏ nạy cửa pḥng, tôi phản đối: “Làm như vậy th́ hư cả ổ khoá lẫn cửa!”, nhưng một tên xem ra như trưởng nhóm trả lời: “Nếu hư hại điều ǵ th́ chúng tôi sẽ hoàn trả lại”. Vừa vào pḥng Huynh Hồng, một tên công an văng tục kêu to: “... đầu đạn M79 mà cưa vỏ bao sắt để lồi ra li ti miểng đạn trông ghê tợn!” Mấy ông công an lục soát hết mọi ngơ ngách trong pḥng: tủ quấn áo, tủ sách, v.v... Tôi thầm nghĩ “chắc mấy ông đang làm t́nh làm tội pḥng Huynh Đào như vậy!”

Trong khi lục soát tủ sách, ḷng tôi đánh loto không thể tả: quyển tự điển Larousse dày cộm trong đó có súng Browning. May quá, mấy ông công an không mở ra xem. Tôi chưa kịp mừng thầm, tên công an trưởng nhóm hỏi: “Trong nhà ḍng hiện nay có máy in ronéo không?” Tôi nhanh nhẹn trả lời “Không” v́ biết chắc chắn “máy chữ đă đem chôn giấu và máy ronéo đă được ḍng Phanxicô mượn” theo lời của Huynh Hồng kể lại sự việc em Tiến bị bắt. Tên công an bắt tôi viết trên một mảnh giấy: “Hiện nay trong nhà ḍng không có máy in ronéo, ngày 3 tháng 1 năm 1978. Kư tên”

Đang đứng nh́n tốp công an lục soát pḥng Huynh Hồng, ông trưởng công an từ bên pḥng Huynh Đào đến gọi:
- Anh An đâu? Đến đây!
Tôi bước vào pḥng tắm tập thể của các em Đệ Tử. Ông công an trưởng hỏi:
- Có biết trong pḥng “thằng” Đào có ǵ không?
- Bề Trên Đào...
- “Bề trên” của “mầy” chứ đâu phải bề trên của “tao”?...
- Bề trên Đào bảo quản mọi việc trong nhà, nên có nhiều sách tập viết, thức ăn đồ hộp...
- Ba cái đồ đó th́ nói làm ǵ!

Ông ta dí trước mặt tôi một tờ giấy trắng xếp làm tư, hất hàm hỏi: “Có biết tờ giấy này là ǵ không?” Tôi đưa tay định lấy tờ giấy, ông ta rút lại. Tôi trả lời: “Không biết!” Ông ch́a một mặt giấy có chằng chịt chữ viết tay, tôi đọc nhanh: “Tôi xác nhận tờ giấy này nằm trong hộc bàn của tôi. Kư tên: Đào” Ông trưởng công an hỏi:
- Có nhận ra chữ viết và chữ kư tên của ai không?
- Của Bề Trên Đào
- Có biết trong giấy này có ǵ không?

Tôi lắc đầu trả lời: “Không!” Mặt ông công an đanh lại, hằng học nói: “Không biết th́ đứng đó suy nghĩ 5 phút” rồi ra hiệu cho 2 tên công an đứng trước mặt và sau lưng tôi, cầm súng canh giữ, rồi bỏ đi vào pḥng Huynh Đào.

“Đứng nghiêm” giữa hai mũi súng, ḷng tôi xôn xao lo âu khó tả. Tôi nhớ lại những lần tôi bị các thầy, các Huynh phạt đứng “piquet” cũng như những lần tôi đă phạt các em đệ tử đứng piquet... tất nhiên trong những khung cảnh và bầu khí hoàn toàn khác hẳn, để tự trấn an. Khỏi cần suy nghĩ nội dung của mănh giấy trắng, vấn đề là làm sao đối đáp với công quyền về chuyện này. Chợt nhớ tới Lời Thầy chí thánh: “Anh Em đừng sợ phải nói ǵ, đối đáp điều ǵ khi phải đương đầu với công quyền...” và cảm thấy an tâm hơn.

Khoảng 5 phút sau, ông công an trưởng đến, hỏi: “Đă suy nghĩ điều ǵ chưa? Có biết trong tờ giấy này viết điều ǵ chưa?” Tôi vẫn lắc đầu, trả lời: “Không biết!” Ông công an lớn giọng: “Tờ truyền đơn! Đồ phản động!” Rồi trước khi bỏ đi, ông bảo tôi tiếp tục đến lục soát pḥng Huynh Hồng. Tốp công an mở tất cả các hộc tủ, ngỏ ngách trong pḥng, nhưng không t́m thấy ǵ là phản động.

Trưởng tốp bảo tôi đến pḥng Huynh Thắng (Khều). Cũng cách thức như đă phá mở cửa pḥng Huynh Hồng, tốp công an lục soát thật kỹ, nhưng cũng chẳng t́m được vật chứng phản động nào.

Đến pḥng ngủ chung của các em Đệ Tử, tốp công an lục soát tủ áo quần, mở các ngăn tủ sách... Một tên công an chỉ đống sách nghiên cứu chủ nghĩa cộng sản trên một tủ, cầm lên cuốn “Duy Vật Biện Chứng” của Các-Mác, lớn tiếng nói: “Coi đây! tụi nó nghiên cứu sách tập của chúng ta để chống đối chúng ta!”

Cuối cùng cũng chẳng t́m ra được một dấu vết nào... phản động cả. Xuống tầng lầu một, tiếp tục như vậy cho các pḥng Huynh Điệp, Huynh Phúc. Cũng chẳng t́m được một vật chứng nào khả nghi. Trên đường đến lục soát pḥng tôi, Huynh trưởng Ánh đi đến giữa 2 tên công an canh gác, trong bộ đồ pyjama với gương mặt bơ phờ mệt mỏi - v́ Huynh trưởng Ánh bị bệnh cảm cúm gần một tuần nay. Huynh Ánh hỏi tôi: “Chuyện ǵ xảy ra vậy An?” Th́ ra c̣n một tốp công an khác đang lục soát khu vực tu viện bên kia trường Mossard. Tôi nh́n Huynh trưởng ḷng xót xa. Đang bệnh cảm cúm khá nặng mà phải đón tiếp một cuộc viếng thăm bất ngờ không ai muốn! Tôi b́nh tĩnh hỏi lại: “Bề trên thấy khá lại chưa? Không biết tại sao mấy ông đến lục soát nhà như vậy!” Hai tên công an dẫn độ Huynh trưởng Ánh đi đâu không biết.

Vào pḥng tôi lục soát, cũng kỹ càng không để sót một góc cạnh nào. Một tên công đ̣i mở thùng haut-parleur nghe nhạc, tưởng rằng có dấu vật chứng ǵ phản động. Thoạt đầu tôi khuyên “không nên”, nhưng càng khuyên càng gây sự nghi ngờ, tên công an lấy lưỡi lê cạy thùng ra làm đứt giây điện chằng chịt bên trong thùng, hỏng luôn cả bộ âm thanh nghe nhạc.

Tên công an trưởng nhóm phát hiện trong tủ áo cây búa tomahawk, liền hô hoán: “dụng cụ giết người!” rồi ghi vào biên bản: “tích trữ dụng cụ giết người!” Tôi phản đối: “đây là dụng cụ đi khai phá của hướng đạo sinh, cái ǵ mà dụng cụ giết người?” Ông ta lớn tiếng: “Búa này không thể giết người sao?” Tôi đáp trả: “Ông cũng có thể giết người bằng một cây tăm vậy!” Ông ta tức giận nh́n tôi, không nói lời nào nhưng “điều ta đă ghi là đă ghi!” Cuối cùng cũng chẳng t́m thấy một vật chứng phản động nào. Lục soát hết các pḥng riêng, công an tụ tập tất cả dưới sân bóng rổ. Lúc đó khoảng 5giờ chiều. Xuống cầu thang, tôi giật ḿnh thấy hai đứa cháu Châu, Thành đứng tụ tập dưới gốc cây hoa móng ḅ. [Các em đệ tử và hai đứa cháu của tôi đă bị bắt giữ từ sáng tại trường học. Không biết v́ lư do nào mà họ đưa hai cháu này về lại, trong khi các em khác bị nhốt ở đâu?] Huynh trưởng Ánh đă thay bộ đồ khác cùng Huynh niên trưởng Etienne và cố Hiển cũng đứng đó.

Một chiếc xe Jeep kéo theo remorque “hôi” tất cả những ǵ “tích trữ” trong pḥng Huynh Đào. Nghe đâu đă chạy đi chạy lại trên 5 chuyến. Chúng tôi nh́n nhau, nói chuyện qua ánh mắt, rồi lắc đầu chán nản. Khoảng 5giờ30 chiều, trời đă nhá nhem tối, Huynh Đào bị đẩy lên xe Jeep, một tên công an đưa tay giựt đôi mắt kiếng của Huynh Đào, xe nổ máy và phóng ra khỏi cổng. Không biết đi đâu và cũng có thể là chuyến “làm ăn” cuối cùng. Tên công an trưởng bàn chuyện hay chỉ thị ǵ đó cho các công an khác, rồi tất cả các Huynh Đệ, hai vị cao niên và hai đứa cháu nhỏ bị dồn vào pḥng nhỏ gần lớp học ở tầng dưới, trong khi Huynh trưởng Ánh và tôi th́ bị đẩy lên xe Jeep có công an súng ống tận răng hộ tống ra Ty công an huyện Thủ Đức.

***

Lối 3 giờ chiều ngày 3/1/1978, Huynh Hồng đang hăng say “lao động là vinh quang” trong vũng lầy thủy lợi, tiếng réo gọi “ Tên Phạm Quang Hồng, lên văn pḥng có chuyện gấp” vang vọng từ những ống loa sắt lấn át cả tiếng cười nói vui vẻ của nhân công. Huynh Hồng vừa lên cổng đă có hai tên công an chỉa mũi súng vào người, hô “đứng nghiêm!” Tên công an thứ ba đến gần, mở trang giấy cầm ở tay, tuyên đọc: “Lệnh bắt!...” Huynh Hồng chỉ nghe được 2 chữ “Lệnh bắt” th́ đầu óc quay cuồng, tai lù bù, không c̣n nghe biết mô tê ǵ nữa cho đến khi tên công an đến c̣ng hai tay mới vỡ lẽ “lệnh bắt là như vậy!”

Hai công an kè súng hai bên dẫn độ về trại giam Thủ Đức. Bị nhốt vào pḥng kín, c̣ng hai tay, cùm hai chân, ngay tại pḥng mà em Tiến cùng chịu một khổ h́nh từ giữa tháng 12/1977.

***

Tan sở lúc 4giờ chiều, từ Công Tŕnh 471, Huynh Phúc tà tà đạp xe về nhà. Vừa vào cổng chính trường Mossard, bị tên công an đứng đợi từ lúc nào chận lại, xét hỏi giấy tờ. Lần đầu tiên bị xét hỏi nên Huynh Phúc thoáng ngạc nhiên, lộ vẻ tức giận đáp cộc lốc : “Tôi về nhà mà cũng bị xét giấy tờ à?” Tên công an nghiêm nghị hỏi: “Anh tên là Phúc?” Huynh Phúc gật đầu. Tên công an liền tóm cổ, c̣ng tay rồi dẫn độ về Đồn Công An số 1 nguyên là trường Âm Nhạc Quân Đội trước 75, ngay trước chợ Thủ Đức; c̣n chiếc xe đạp tương đối c̣n mới th́ biến đâu mất dạng.

***

Huynh Thắng (Khều) mượn chiếc Honda của bạn “đồng nghiệp t́m mối nước đá”mà tôi đă “bàn giao” lại khi tôi nhận làm “thợ đánh máy” thay chỗ làm của Huynh Thắng. Từ sáng 3/1/78 Huynh Thắng đến nhà anh Thạnh “trao đổi” xe đạp lấy chiếc Honda đi Saigon t́m việc làm. Bôn ba gơ cửa nhà này đến nhà khác ca bài “con cá sống nhờ nước”, nhưng vô hiệu quả v́ quả thật con nước lắm lúc như “đổi đời” thăng trầm thất thường; lại nữa những người bạn quen biết may mắn t́m được một chỗ làm là mừng húm, đâu dám giới thiệu cho người khác!

Măi đến chiều tối, đáng lư Huynh Thắng đến nhà anh Thạnh trả xe Honda lấy lại xe đạp về nhà, Huynh Thắng nghĩ rằng để khỏi làm phiền người bạn thân, cứ đem Honda về nhà, nghĩ tưởng rằng sáng hôm sau đi giao mối nước đá với anh Thạnh, sau chuyến đi giao mối nước đá mỗi sáng, anh Thạnh ghé ngang lấy lại Honda cũng tiện việc cho đôi bên.

Vừa về đến cổng nhà phía Đệ Tử Viện, một tốp 3 người công an sẵn sàng đón chào. “ Xuống xe! Đứng nghiêm!” Một tên công an chiếu đèn pin vào một trang giấy vừa đọc: “ Lệnh bắt. Sở Công An thành phố Hồ Chí Minh ra lệnh bắt Phạm Ngọc Thắng...” Huynh Thắng dáng người mảnh khảnh, tính t́nh hiền hoà và ưa thích giúp người... nghe hai chữ “Lệnh Bắt” đă muốn té xỉu rồi, nói chi việc nghe tiếp! Sau khi tuyên đọc bản án, tên công an c̣ng tay Huynh Thắng và dẫn ngay vào pḥng tối tại trại giam Thủ Đức.

Thấy khuya rồi mà Huynh Thắng chưa về trả Honda, Thạnh bối rối lo nghĩ có chuyện chẳng may xảy ra cho Huynh Thắng. Thạnh đạp xe đến Đệ Tử Viện, thấy công an canh gác cẩn mật lối ra vào, bèn quay đầu trở về kể chuyện cho bà mẹ. Bà mẹ tuy đạo Phật - đúng hơn đạo Ông Bà - nhưng rất hiền lành và nhân đạo. Bà thường hay giúp đỡ bất kỳ ai cần đến, ngay cả những tên công an trẻ tuổi thường hay tâm sự với bà “tiền lương không đủ nuôi sống qua ngày, nên đôi khi ‘làm tiền’ không đúng nhân tâm”. Bà khuyên nhủ nhiều đứa “không nên làm điều thất nhân tâm”, và nhờ đó mà bà quen biết và được nhiều người tín nhiệm. Thạnh xin bà mẹ đến ngay “hiện trường” may ra lấy lại chiếc xe Honda. Quả thật may mắn: chiếc Honda c̣n đó, chưa bị “làm thịt!” Bà mẹ đi vào cổng, vài tên công an nhận ra bà và Thạnh, khuyên hai mẹ con nên về nhà đừng bén mảng đến đây. Bà mẹ nói thẳng lư do tại sao bà đến đây, và Thạnh đă ung dung vui sướng đem xe Honda ra về; c̣n chiếc xe đạp của Huynh Thắng th́ đành chịu chung số phận như xe đạp của Huynh Phúc.

***

Khi nghe tin trường Lasan bị công an thăm viếng, một số bạn bè và học sinh đi báo tin cho nhau, phân chia “công tác” t́m xem có Huynh nào chưa bị mắc lưới th́ mau mau “tẩu vi thượng sách”. Em Mễ (Tây Cơ) nhận trách nhiệm về Saigon báo tin cho Huynh Hà đang về thăm gia đ́nh. Huynh Hà liền đến gặp Huynh giám tỉnh Lucien Quảng vừa để báo tin vừa để tham khảo ư kiến. Huynh giám tỉnh trầm ngâm một lúc rồi khuyên: “rằng th́ là... nếu ‘vous’ không làm ǵ phạm pháp, mà vous chạy trốn th́ người ta sẽ nghi ngờ ‘vous’ hơn. Chi bằng... rằng th́ là... ‘vous’ về trường Mossard tŕnh diện như không hề biết có chuyện ǵ xảy ra... người ta... rằng th́ là... sẽ thả ‘vous’ ra thôi!”

Trong thâm tâm, Huynh Hà cũng muốn về cộng đoàn Mossard để cùng với Huynh Đệ chia vui sẻ muộn trong t́nh huống khó khăn này. Nghe lời Huynh giám tỉnh xem ra cũng hợp lư, Huynh Hà đồng ư về với cộng đoàn ngay chiều hôm đó, mặc dù một số thân hữu và học sinh/cựu học sinh - ra điều hiểu biết và kinh nghiệm hơn về cộng sản khuyên điều trái ngược: “Dại chi mà đút đầu vào rọ, nhất là rọ... cộng sản? ‘Bạn có thể tin người cộng sản không?’ Bài học năm 54, đến Tết Mậu Thân, đến Đại Lộ Kinh Hoàng, đến gịng người chạy giặc đầu tháng 4/75 như một con rắn khổng lồ, tất cả những h́nh ảnh ghê rợn vẫn c̣n đó... vân vân và vân vân”.

Huynh Hà vào cổng Mossard, có công an đón chào, c̣ng tay đưa thẳng ra Đồn Công An số 1, gặp một số Huynh Đệ ngơ ngác hằng mong tưởng rằng “thoát được con nào hay con nấy!”.

***

Nhóm thân hữu và các em học sinh/cựu học sinh trong ban nhạc tập dợt lễ Giáng Sinh 1997 được tin Huynh Dennis Nhơn đi làm lơ xe đ̣, chiều tối mới về, bàn tính với nhau chia làm 2 nhóm: nhóm 1 đứng canh ở ngă tư xa lộ-Thủ Đức; nhóm 2 canh chừng từ cầu G̣ Dưa đến Cầu Ngang. Nhóm 1 canh chừng xe đ̣ Kinh Tế Mới Bồng Tranh tại ngă tư xa lộ-Thủ Đức từ lúc 5giờ chiều. Trời nhá nhem tối, xe cộ tấp nập đổ hàng và hành khách lên xuống ngay ngă tư, nên Nhóm 1 khó phân biệt và nhận dạng xe của “phe ta”. Có điểm làm cho anh em Nhóm 1 càng lưu tâm để ư: 2 xe công an đậu hai bên xa lộ, không phải để kiểm soát lưu thông, nhưng quan sát các xe đ̣ và hành khách lên xuống.

Gần 8giờ tối, anh em Nhóm 1 lo âu bàn tán: “Hay là Frère Nhơn đă bị ‘tó’ rồi? Hay là...?” Cuối cùng anh em quyết định nhập tăng cường Nhóm 2, hy vọng đón đường Huynh Nhơn từ chợ Thủ Đức đến hai bên cổng chính và cổng sau vào khuôn viên trường Mossard. Khoảng 8giờ rưởi, một chiếc Honda màu đỏ phóng khá nhanh qua cầu G̣ Dưa. Đường xá tối om, tương đối ít xe qua lại. Đến gần Phước Tường Phát th́ một em học sinh nhận ra h́nh dáng “Mụ Béo Nhơn” ngồi sau xe, ngoắc tay kêu lớn tiếng như để báo tin cho các bạn đứng canh chừng gần Cầu Ngang. Bác tài Lại cho xe chạy chậm rồi đứng hẳn trước một em học sinh đang giang đôi tay chận lại giữa đường. Em học sinh to nhỏ sát tai “Mụ Béo Nhơn” vài câu ngắn gọn, Huynh Dennis Nhơn chỉ loáng thoáng nghe được hai tiếng “...bị bắt...”. Thế là Huynh Dennis Nhơn nói lớn tiếng với bác tài: “Bác tài đem xe về nhà trước đi nghe!” rồi nhảy xuống xe Honda đi theo một nhóm 3 thân hữu “hộ tống” đến bến đ̣ Thủ Đức-B́nh Phước. Để tránh gây chú ư, tất cả các em khác phân tán mỏng, và báo tin cho nhau biết “nên về nhà ḿnh ngay lập tức”.

Chuyến đ̣ cuối từ Thủ Đức qua B́nh Phước thường là lối 6giờ chiều. Huynh Nhơn và các bạn do dự và lúng túng không biết làm cách nào chạy càng xa càng tốt ra khỏi khu vực nguy hiểm, Thủ Đức. Tạm trú trong một nhà nào đó ư? - Lỡ tối hôm đó, công an khu vực “viếng thăm” xét hộ khẩu th́ làm sao? Bàn đi tính lại, anh em đành chấp nhận giải pháp “canh thức suốt đêm tại khách sạn ‘ngàn sao’ dù cho trời về khuya rất lạnh vào tháng giêng tây lịch.”

Chuyến đ̣ đầu tiên bắt đầu khoảng 5giờ sáng. Ba anh em chân t́nh tiễn đưa Huynh Nhơn xuống đ̣, len lỏi giữa số đông bạn bán hàng gồng gánh trực chỉ B́nh Phước. Mọi chuyện êm xuôi, an toàn.

Khoảng 10 ngày sau, Huynh Nhơn thay đổi dung mạo: để râu lởm chởm, tóc rối bù, ăn mặc chỉnh tề như mọi người... Saigon. Huynh Nhơn đến gặp Huynh giám tỉnh. Trong khoảng thời gian 10 ngày này, Huynh giám tỉnh đă bị kêu lên “làm việc” nhiều lần hoặc tại văn pḥng thẩm tra của trại giam Thủ Đức, hoặc tại văn pḥng Ủy Ban Tôn Giáo thành phố, nên biết rơ Huynh Nhơn đă lọt lưới. “Nên mừng hay nên lo?” Huynh giám tỉnh thường tự hỏi như vậy. Nay Huynh Nhơn “tự thú” đến tŕnh diện th́ c̣n ǵ tốt hơn? Sau một hồi “rằng th́ là... ư ư ư...” như thông lệ, Huynh giám tỉnh đi ngay vào vấn đề :
- Tôi đă bị kêu đi làm việc nhiều lần, lần nào người ta cũng hỏi tôi: “Anh Nhơn đâu rồi? Có biết tin tức ǵ của anh Nhơn không? Nếu ông cố t́nh che dấu tông tích của anh Nhơn th́...” Tôi trả lời “không biết” th́ người ta lại hạch tôi: “Ông là giám tỉnh, là cha trong gia đ́nh mà không biết việc con cái ḿnh làm sao? Trách nhiệm ông đâu?”...
- Thưa bề trên, con biết là bề trên đă gặp quá nhiều chuyện lo cho tỉnh ḍng từ đầu năm 75, nay c̣n phải giải quyết một vấn đề nghiêm trọng nữa do cộng đoàn Mossard gây nên đối với chính quyền.
- Vấn đề không phải ở chỗ đó. “Vous” biết không? vấn đề là... người ta bảo : “Nếu anh Nhơn ra tŕnh diện chính quyền th́ họ sẽ thả tất cả những người khác trong cộng đoàn Mossard”...
- Bề trên tin họ sao?

Dù thấy phản ứng của Huynh giám tỉnh vừa ngạc nhiên vừa hơi giận, Huynh Nhơn nói tiếp: “Không phải là con muốn rời bỏ Anh Em con, nhưng bề trên cũng thấy trong hoàn cảnh này con không c̣n đường lựa chọn. Xin bề trên thông cảm.”

Huynh Nhơn xin hồi tục, “t́m đường cứu nước” càng nhanh càng tốt. Trong một chuyến vượt biển ngay tại cầu Rạch Chiết, các xe “chở gà” đàng trước bị lộ, anh Nhơn ở xe cuối vội nhảy xuống và tẩu thoát kịp thời. Những “con gà... trống” bị nhốt tại trại giam Thủ Đức, 2 người trong nhóm bị nhốt cùng pḥng số 4 với tôi! Sau vụ này vài ngày, tôi được tin “rỉ tai qua dấu hiệu” rằng “Frère Prosper Bá bị bắt (?) và bị nhốt đâu đó, h́nh như trại giam Phan Đăng Lưu”. Th́ ra, nhờ các “bạn tù bất đắc dĩ” mà tôi được biết người cậu của anh Nhơn đă lấy tên Bá- theo tên trong hộ khẩu thuộc cộng đoàn Mossard.

Anh Nhơn tiếp tục sống “thoải mái” trong vùng Saigon. Cũng đi buôn gạo “có giấy phép” đàng hoàng, cũng chuyên chở “hàng lậu” (thực phẩm như gạo, thịt heo, trứng vịt...) từ miền Tây về Saigon sinh lợi, v.v.

Mọi chuyện coi như xuông xẻ, chỉ c̣n chờ đợi ngày lành tháng tốt. Ngày “thiên thời - địa lợi - nhân hoà” đă đến, anh Nhơn đă thành công đến bến tự do. [Cuối năm 1986, tôi gặp lại anh Nhơn tại Kansas City. Khi tôi hỏi về cô tài xế xe LaDalat Minh Hương và “bà mập ú”, anh Nhơn trả lời: “Tôi không c̣n nhớ ǵ hết về những sự việc đó, không một ấn tượng ǵ về tên Minh Hương.” Chúng tôi đi Dallas t́m thăm em Tiến, em cũng chẳng biết mô tê ǵ về cô Minh Hương và “bà mập ú”. Anh Nhơn chỉ c̣n nhớ vài giai đoạn “cải trang” để sinh sống, t́m đường vượt biển thất bại hai lần.]

***

Em Dương Hoàng nán thêm một ngày giúp đỡ gia đ́nh thu hoạch hoa màu ruộng đất tại vùng kinh tế mới gần Long Khánh. Chiều tối ngày 3/1/78, em chuẩn bị hành trang để sáng sớm hôm sau về lại Thủ Đức, tiếp tục đi học. Một toán công an vào nhà xét hộ khẩu, tuy có tên trong hộ khẩu - nghĩa là hợp pháp, nhưng em Hoàng vẫn bị công an bắt đi. Đối với gia đ́nh, toán công an này xem rất lạ mặt, chưa ai trong gia đ́nh trông thấy bao giờ.

Em Hoàng bị giải giam ngay lập tức trong trại giam Long Khánh. Bị tra tấn bằng nhiều h́nh thức như đánh đập bằng cùi chỏ, nện báng súng vào hông, và kẹp c̣ng số 8 sát chặc vào bàn tay, v.v... bảo phải “thành khẩn khai báo mọi sự tai nghe mắt thấy ơ tu viện Mossard”

Em Hoàng đang học lớp 12 trường Phổ Thông Cấp 2&3 Thủ Đức, nhận thức được rằng ḿnh bị bắt chỉ v́ “có mặt trong lúc in ronéo tờ truyền đơn”, ngoài ra không c̣n biết mô tê ǵ khác th́ dù tra tấn đến chết cũng chẳng biết phải khai - dù là khai man giả dối - điều ǵ nữa. Tuy nhiên, em Hoàng mường tượng được ngay cảnh công an vào Đệ Tử Viện lục xét, bắt giam, và không chừng tra tấn, hành hạ dă man các đồng môn đồng lứa, nhất là các vị vừa là Đàn Anh thân thương vừa là Thầy kính trọng. Nghĩ đến điểm này, em Hoàng bật khóc to tiếng.

Biết làm sao hơn?

[Em Dương Hoàng là người duy nhất trong nhóm cộng đoàn Lasan Mossard bị bắt và giải giam cách biệt các Huynh Đệ và bạn đồng môn. Sau khi được thả tự do - với lời ghi trong lệnh tha mục “lư do bị bắt: liên quan đến vụ án Lasan Mossard Thủ Đức” - em Dương Hoàng đă may mắn thành công “t́m đường cứu nước” và đang định cư tại Canada.]