Trong biến cố 1975, Huynh Đệ Lasan bị ít nhiều giao động. Phải hơn một tuần sau ngày 30/4, các cộng đoàn Huynh Đệ mới dần dần h́nh thành. Số thành viên trong cộng đoàn từ từ ổn định bao gồm người cũ kẻ mới. Ai c̣n ? - Ai mất? Nhất thời, thật khó mà nhận định được câu trả lời.

Sau hơn hai tuần, nghĩa là vài ngày trước khai giảng khoá hè bổ túc, đối với các Huynh Đệ c̣n ở Việt Nam và trở về cộng đoàn cũ (trước biến cố 75), hoặc v́ một lư do nào đó mà gia nhập một cộng đoàn mới, th́ ước lượng gần 100 Huynh Đệ và 3 Huynh Tập Sinh. Như vậy, nếu so với con số các Huynh Đệ và Tập Sinh trước 1975, th́ coi như trên 200 Huynh Đệ đă “về miền đất hứa”: hoặc đă hồi tục, hoặc đang được tự do tự tại cùng với các đồng môn La San trong các nước tự do dân chủ, hoặc trường hợp xấu nhất, đă qua đời.

Kể từ khi màn sắt buông xuống và “nón tai bèo che khuất tương lai”, đi lại trong nước - từ thành phố này đến thành phố khác, ngay cả tạm trú qua đêm trong một căn nhà không có tên ḿnh trong hộ khẩu của căn nhà đó, dù cho là cư trú trong cùng một phường, quận - đă là vấn đề vi phạm pháp luật và có thể bị bắt tù hoặc “lên làm việc” với công an phường, quận, v.v... huống chi liên lạc với nước ngoài? Quả là một sự bế quan toả cảng từ hạ tầng cơ sở đến thượng tầng kiến trúc.

Những người từng là thông dịch viên, làm việc cho các cơ quan Hoa Kỳ, hoặc liên hệ với người ngoại quốc - nhất là Hoa Kỳ - đều ít nhiều bị theo dơi rất kỹ, v́ chính quyền cho rằng họ là những CIA. Các ḍng tu - nhất là ḍng tu quốc tế, không ra ngoài quỹ đạo của sự theo dơi thật sát. Để tránh những rắc rối này nọ, huynh giám tỉnh Lucien Quảng đă âm thầm thông báo với các Huynh Đệ ở hải ngoại “để bảo toàn an ninh cho mỗi người, xin đừng liên lạc thư từ, tin tức... với Huynh Đệ trong quốc nội.”

Bức màng sắt càng khép kín hơn...

Với bối cảnh lịch sử kéo theo sự thay đổi toàn bộ lối sống của một dân tộc, của một xă hội vốn nghe quen tiếng bom đạn, vốn bấp bênh từ tâm lư đến kế sinh nhai trong suốt gần một thế kỷ qua, vốn sống chỉ biết hôm nay c̣n ngày mai th́ tới đâu hay tới đó. Bao nhiêu thế hệ đă qua, đang qua. Và thế hệ của thập niên 50, 60, 70 là cao điểm tích lũy bao nhiêu những thăng trầm, đảo diên và thách đố của cuộc sống hằng ngày.

Nhóm Huynh Đệ Lasan c̣n ở Việt Nam trong bối cảnh lịch sử này có thể biểu trưng - trong một xă hội thu gọn - cho sự đa dạng của lối sống xă hội thời bấy giờ, gom tụ 3 thế hệ khá rơ nét:
1. thế hệ Đàn Anh, trên 60 tuổi, ít nhiều ảnh hưởng bởi văn hoá Pháp;
2. thế hệ trung niên, giữa 40 - 60 tuổi, ít nhiều “pha lẫn” giữa văn hoá Pháp và văn hoá Mỹ;
3. thế hệ tráng niên, dưới 40 tuổi, ít nhiều ảnh hưởng bởi văn hoá Mỹ.

Liệu lẽ sống Lasan c̣n chỗ đứng trong hoàn cảnh thực tế của xă hội Việt Nam lúc bấy giờ, và hôm nay?