Có thể nói v́ bầm dập phải thích nghi với cuộc sống mới trong một chính thể xă hội mà nhân sinh quan và “nếp sống văn hoá“ nếu không muốn nói hoàn toàn trái nghịch th́ ít ra cũng không thể đồng hành - trong khi vẫn cố giữ chân tính “con người” và là con người Lasan - các Huynh Đệ tại cộng đoàn Lasan Thủ Đức ít nhiều bị thoái hoá.

Vấn đề “lẽ sống” được đặt lại trong thâm tâm của mỗi người. Đối với các Huynh trên 50 tuổi, có lẽ nhờ tích đức và tự rèn luyện bản thân trong nhiều năm qua - mà cũng có thể, dưới con mắt phàm phu tục tử của các Huynh Đệ trên dưới 30 tuổi, bị coi là... quá date hoặc “lỡ rồi!” - th́ sự đặt vấn đề này không khích động mănh liệt bằng các Huynh Đệ trẻ tuổi hơn. Trong và sau một cuộc biến đổi xáo trộn “bất b́nh thường” ảnh hưởng chèn ép đến nếp sống b́nh thường th́ cũng nảy sinh những câu tự hỏi từ thâm tâm của mỗi người: “Ḿnh nên tiếp tục lối sống này không? Hay ḿnh sẽ và phải làm ǵ để đương đầu với những nghịch cảnh này?” Hơn một lần, các Huynh Đệ trẻ tâm sự to nhỏ với nhau về khắc khoải của tương lai “không một chút ánh sáng cuối đường hầm” trong khi ḿnh có thể “làm lại cuộc đời”. Nhưng Huynh Đệ cùng lứa tuổi hoặc cao hơn đă tự chọn cho ḿnh “làm lại cuộc đời” càng tô đậm nét những ưu tư khắc khoải đó. Tuy nhiên, gương thánh thiện đạo đức của những bậc Đàn Anh trong nhà hưu dưỡng Mai Thôn cũng như đang rải rác trong các cộng đoàn không phải không ảnh hưởng đến sự suy tư thầm kín về tương lai “đen như mơm chó” của các Huynh Đệ trẻ.

Thành thật mà nói, giữa những khắc khoải ưu tư suy tính đó vẫn pha lẫn những tia hy vọng, cho dù mang tính chất ít nhiều “chính chị chính em” hiểu theo nghĩa rộng và tích cực của đại đa số dân Miền Nam, hiểu theo nghĩa hẹp và “cực kỳ phản động” của nhóm nhỏ lănh đạo. Những tia hy vọng đó được nung nấu qua vài biến cố phản động như vụ Nhà Thờ Vinh Sơn, vụ cháy nổ vang rền kho đạn Long B́nh, v.v... Thêm vào đó, những tin tức nóng bỏng rỉ tai qua lời bàn tán về tổ chức này (như Fulro, đấu tranh Đ̣i Nhân Quyền, v.v...) hay phong trào nọ (như phong trào Kháng Chiến Đ̣i Tự Do Dân Chủ, v.v...), hoặc qua những truyền đơn kêu gọi “đồng bào sẵn sàng tiếp ứng...” hay những truyền đơn vỏn vẹn vài chữ “Đă Mở Mắt Chưa?”, v.v...

Thực hư ra sao? - Không thành vấn đề! Tâm trạng đa số dân chúng có thể xem giống như những thuyền nhân - vượt biển hay du ngoạn, vớ được mảnh gỗ nào dù mục nát hay không cũng cố bám víu lấy khi chiếc ghe/tàu tan vỡ v́ bất kỳ lư do nào. Chính trong tâm trạng khắc khoải xung đột và dày xéo đó mà các Huynh Đệ trẻ phải đương đầu giữa hiện thực và lư tưởng của đời ḿnh.

Sau ngày 30/4/75, anh em cựu học sinh và thân hữu thường đến trường Mossard chơi bóng rổ, bóng chuyền, hoặc chỉ để tán gẩu... chuyện 1001 về “vici”. Một số coi như có máu mặt kể lại những chuyện họ đă biết được qua sách vở lịch sử, hoặc ít ra được nghe kể lại, đại khái về sách Exodus mà số đông thích thú xem như là “bản anh hùng ca của dân Do Thái”, về những mẫu chuyện trong chiến tranh thế giới thứ hai, về câu chuyện “Đêm Động” tại Tokyo sau khi Nhật Hoàng không muốn con dân phải nếm thêm mùi đau khổ của bom nguyên tử Mỹ đă gieo xuống Hiroshima và Nagasaki, về những bộ phim lịch sử của Trung Hoa thời vua chúa quan liêu, v.v... Tôi cũng góp phần “kể chuyện” cho vui cửa vui nhà, dựa theo một bài nghiên cứu trong Readers Digest mà tôi đă đọc vài tháng trước 75:

“Sau khi đồng minh tiến chiếm Bá Linh, phá tan nền độc tài Đức Quốc Xă của Adolphe Hitler, Liên Xô lo gom góp chiến lợi phẩm chuyển về mẫu quốc - “hôi của” có hệ thống và hợp pháp - th́ cơ quan t́nh báo Mỹ chú tâm săn t́m “chất xám” của nước Đức. Khi Staline nghe tin, đập bàn inh ỏi giận dữ ra lệnh: ‘Hăy săn bắt cho được 5 ngàn kỹ sư, khoa học gia tài giỏi của nước Đức!’ - KGB thi hành lệnh vượt quá chỉ tiêu: trên 5,000 kỹ sư đủ loại được đưa về làm việc cho Liên Sô, trong khi Mỹ chỉ thu gom được - mà phần đông là “t́nh nguyện tự tŕnh diện” - khoảng 200 người”.

Tôi kể tiếp và nhấn mạnh: “Bài viết nhận xét kết luận rằng “trong khi hơn 5 ngàn kỹ sư bác học Đức nổ lực làm việc tại Liên Sô với hy vọng đạt thành tích cao để được trở về lại quê hương nước Đức, th́ các khoa gia làm việc tại Mỹ mong ước sớm được vào quốc tịch Mỹ!”

Nói chuyện vui vẽ, cười cười tếu tếu, nhưng mọi người đều đồng ư một điểm: “Theo như ‘Đêm Động’ ở Tokyo, chúng ta có thể làm được như đâu đó tại Saigon, Gia Định đă xảy ra cho nhiều chú bộ đội, nhưng vấn đề không phải là ‘lật ngược thế cờ’ mà là sau khi đă thực hiện “Đêm Động”, AI sẽ là người lănh đạo? Đảng Phái nào đứng ra lănh nhận trách nhiệm đổi đời ‘lại’?”

Trong một ngày tĩnh tâm hằng tháng, Huynh giám tỉnh Lucien Quảng cố gắng tŕnh bày và thuyết phục như vừa trấn an vừa khích lệ, dựa trên tinh thần Phúc Âm áp dụng thực tiễn cho lẽ sống theo tinh thần Lasan vài điễn cứ như “Thầy sai anh em đi như những con chiên vào giữa đám sói rừng...”, hoặc “Thầy không để các con mồ côi...” và kết luận bằng điển cứ sống động và tất yếu cho cuộc chiến: “...Thầy đă thắng thế gian!” Một Huynh trẻ tiếp lời chia sẻ: “Nhưng Thầy chí thánh cũng dạy chúng ta: ‘Đến thành nào mà người ta không chịu đón nhận nghe lời anh em, th́ anh em ra khỏi thành đó, phủi bụi chân... để lên án thành đó’! Chúng ta có dám ‘phủi bụi chân’ và ‘lên án’ không?”

 

***

Vụ cháy nổ kho đạn Long B́nh đêm mùng Một Tết Nguyên Đán năm 1976 gây xôn xao dư luận không ít trong dân chúng. Tại chợ Thủ Đức, có nhiều bác tài xe lam ba bánh sung sướng hứng khởi quá, nhảy lên trên mui xe la hét: “Tới rồi! tới rồi! tới luôn... bác tài!” Vài ngày sau, người ta không c̣n biết tông tích của những người này nữa. Từ sau vụ cháy nổ kho đạn này, rất nhiều tin đồn “top secret” được chuyền từ miệng này sang miệng khác, từ tai này qua tai khác về các tổ chức và phong trào và nhóm... chống cộng. Thậm chí c̣n khuyến khích nhau... ghi tên vào tổ chức này, phong trào nọ! Bí mật có một, mà “bật mí” có đến gấp mười gấp trăm lần hơn. Hầu như ai cũng biết đó là những tin “nhảm nhí”, nhưng ai cũng thích nghe, thích kể! Âu cũng là việc thường t́nh của “đám tù” trong ngục tù... vĩ đại trên toàn lănh thổ đất nước, đằng sau bức màn sắt.

Huynh Đệ Lasan không ngoại lệ, dù biết là nguy hiểm, là tai vách mặt rừng. Câu chuyện đầu môi chóp lưỡi vẫn là điều “bật mí top secret”. Có Huynh Đệ không biết săn tin ở đâu cho biết tin sốt dẻo: Tướng Ngô Quang Trưởng “tái xuất giang hồ”, Tướng Ngô Dzu đang “điều binh khiển tướng” ở vùng Tây Ninh, vùng Thất Sơn, vùng 4 chiến thuật, vân vân và vân vân... Một ngày cuối tuần giữa tháng 7/1977, Huynh Hồng nói nhỏ với tôi: “Tối nay tướng Ngô Dzu sẽ đến và ngủ qua đêm với ḿnh”. Tin “nóng hổi”! và lẽ tất nhiên “top secret”, chỉ có 3 Huynh Đệ trẻ biết mà thôi. Thú thật tôi chưa một lần gặp mặt tướng Ngô Dzu, có thể đă thấy h́nh ảnh trên báo chí nhưng không c̣n nhớ khuôn mặt ra sao. Khoảng 6 giờ chiều thứ bảy, một ông trung niên đi vào. Huynh Hồng ra đón tận cổng sau Đệ Tử Viện, đưa lên tầng lầu hai vào pḥng bên cạnh pḥng tôi.

Dáng người vừa vừa không cao không thấp, hơi ốm, tóc húi ngắn như... nhà binh. Tôi mường tượng như thấy “quen quen”, có lẽ giống thầy Thi dạy toán lớp MPC tại Đại Học Đà Lạt cuối thập niên 60. Thầy Thi cũng là giáo sư toán tại trường Vơ Bị Quốc Gia Đà Lạt. Sinh viên gọi là Thầy Thi... khùng, v́ lâu lâu nổi hứng sao đó mà không đem tài liệu sách vở dạy học, chỉ báo cho sinh viên biết là thầy để quên trên xe lam! - rồi giảng bài lung tung, ít sinh viên, nếu không muốn nói là chẳng sinh viên nào hiểu được... “Tướng Ngô Dzu” ăn cơm tối với chúng tôi, thao thao bàn về chiến thuật chiến lược bảo vệ “căn cứ Mossard”. Nào là đặt một trung liên trên sân thượng hướng ra cổng, nào là đặt một trung liên từ pḥng Bố Đào hướng về sân trường Bổ Túc Văn Hoá Công Nông, v.v... Tôi th́ tai nghe, nhưng ḷng tự nghỉ: “Quái! làm sao mà ‘ông tướng này’ biết rơ ngỏ ngách nhà cửa của khuôn viên trường Mossard như vậy?”

Sau một đêm ngủ giường nệm ấm cúng, yên tĩnh, mới 5giờ sáng mà “ông tướng” đă vội vă lên đường... không hẹn ngày gặp lại! Tôi hỏi Huynh Hồng: “Làm sao ’vous’ quen biết ông tướng này? ‘Vous’ có chắc đó chính là tướng Ngô Dzu không?" [Năm 1990, tôi đến San Jose, gặp lại một số cựu học sinh nhắc lại cuộc đời binh nghiệp dưới quyền tướng Ngô Dzu, và giới thiệu cho tôi biết con ruột của vị tướng này, anh Ngô Dziễn, cựu học sinh trường Lasan Đức Minh. Tôi vội đến nhà thăm hỏi và được cho biết là tướng Ngô Dzu đến California tháng 5/1975, chưa bao giờ ra khỏi nước, và đă qua đời tại Los Angeles khoảng năm 1976. Sự ra đi của vị tướng này c̣n nhiều bí ẩn chưa được tiết lộ. Tôi đến bàn thờ, xem h́nh ảnh của vị tướng, và xác quyết chắc chắn rằng ‘ông tướng’ đến ăn cơm tối và ngủ qua đêm tại Mossard không phải là tướng Ngô Dzu.] Huynh Hồng gải tai cười trả lời: “thú thiệt ‘moi’ cũng không chắc đó là tướng Ngô Dzu, chỉ nghe người ‘có thẩm quyền’ trong tổ chức...” Huynh Hồng bỗng im bặt, tỏ vẽ bối rối - lỡ lời chăng? - rồi bỏ đi không một lời biện giải. Không lâu sau, Huynh Hồng đến gặp tôi, nói chuyện có phần thân t́nh, tin tưởng hơn và như thể để đền bù về sự việc chiều tối hôm qua. Huynh kể cho tôi “sự thật” (sự thật trong dấu ngoặc kép) v́ nghe xong tôi cảm tưởng như là tiểu thuyết OS 07 - về cái gọi là “tổ chức” mà chính Huynh Hồng cũng không hề biết họ tên và xuất xứ, chỉ hoàn toàn tin tưởng nơi người em ruột tên Hạnh.

Hạnh được đi du học ở Mỹ cuối năm 1974, tốt nghiệp ngành thông tin - giải mật mă và mật mă hoá các tin tức hay lệnh từ ban chỉ huy, v.v... thuộc không quân. Đầu năm 75, Hạnh làm việc tại đài kiểm soát lưu thông không quân tại Tân Sơn Nhất. Sau 75, Hạnh học tập cải tạo 1 tuần v́ chỉ khai là “binh nh́”, rồi “ẩn cư” trong gia đ́nh, kiếm kế sinh nhai như mọi người. Một hôm đầu tháng 5/76, Hạnh đang nhâm nhi cà phê với người bạn tại quán Cà Phê Da Vàng, ông chủ quán cà phê đến hỏi:
- Hạnh c̣n nhớ những code của mật mă truyền tin trong quân đội không?
- Có giờ ôn lại chắc em nhớ.
- Tốt! Hôm nay em nhớ ôn lại tất cả các mật mă, nhất là mật mă thời chiến và thuộc lănh vực Hàng Không Mẫu Hạm Mỹ nghe. Sáng mai, em có mặt tại đây 5giờ sáng, anh sẽ đưa em đi “làm việc”.

Hạnh vào một căn pḥng trên gác, gặp một người trung niên có vẻ như cựu chiến binh. Không giới thiệu ǵ nhiều, bắt tay vào việc. Hạnh nghe tích tích tè tè... ghi nhận mật mă. Bỗng nghe tiếng súng nổ từ lầu dưới lên. Ông cựu chiến binh bị trúng đạn, trong khi vài thanh niên trên gác cũng như dưới lầu nổ súng trả lại. Ông cựu chiến binh nói với Hạnh: “Em sẽ bị bắt nhưng đừng lo! Khi nào người ta bảo em viết thư về nhà th́ cứ viết b́nh thường, nhưng cứ trong mỗi hàng, em nhớ viết đậm từng chữ “Tự Do Dân Tộc”. Nhớ đó! Chú chắc không qua nổi rồi. Em nhớ khi được thả ra cứ trực tiếp liên lạc với anh chủ quán cà phê Da Vàng...”

Hạnh bị bắt, bịt mặt, đưa vào tù ở đâu không ai biết. Năm ngày sau, cai tù đến bảo Hạnh ngồi viết thư báo tin cho gia đ́nh, rồi giao thư cho ông đem đi. Không biết thư có đến tay gia đ́nh hay không, chỉ biết tối đó Hạnh bị bịt mặt đưa ra công trường Quách Thị Trang, chợ Bến Thành, rồi tự động t́m đường về nhà ở Hạnh Thông Tây. Ngày ngày vào sáng sớm, Hạnh đến quán cà phê nhâm nhi. Một hôm, ông chủ quán bảo Hạnh ra “ngồi chơi” và chỉ ra tay giúp đỡ “bác tài” khi có chiếc xe ḅ nào gặp trục trặc, như “bể bánh xe!”... tại một khúc quanh con đường dẫn về G̣ Vấp. Từ sáng tới chiều tối, Hạnh đếm được trên 20 chiếc xe ḅ chở đầy rơm khô nhưng có vẻ nặng nhọc lắm. Hạnh cũng để ư thấy các chú “tài xế” như có vẻ thân thiện giơ tay chào cười vui thích thoả măn. Sáng hôm sau, Hạnh ṭ ṃ hỏi, ông chủ cười nhưng nghiêm nghị đáp: “chú mày biết làm việc này th́ chỉ biết làm, không được ṭ ṃ hỏi ǵ hết”, nhưng rồi cũng hóm hỉnh nói tiếp: “... sắt nặng lắm đó!”.

Một sáng dầu tháng 7/77, ông chủ quán cà phê giao trách nhiệm: “em ra quán cà phê Da Vàng trên đường Nguyễn Huệ. Từ 9 đến 10 giờ sáng, sẽ có người đàn ông mặc tây phục tay cầm một Samsonite vào uống cà phê. Em làm quen, ra hiệu [...] nói chuyện rồi đem Samsonite đó về đây.” Hạnh hồi hộp đến đường Nguyễn Huệ trước 9 giờ sáng, nhưng không dám vào quán cà phê Da Vàng, mà đứng đối diện phía bên kia đường theo dơi từng người vào uống cà phê ban sáng. Khoảng 9 giờ 15 th́ quả thật có người đàn ông mặc tây phục tay, mang kiếng râm, xách Samsonite vào quán cà phê. Hạnh đợi thêm vài giây, đang băng qua đường th́ ḱa hai chiếc Honda chở bốn thanh niên khá vạm vở đến dựng xe ngay trước cửa quán cà phê. Người đàn ông như vừa trông thấy bốn thanh niên, chưa kịp ngồi, đă vội vă xách Samsonite đi nhanh ra cửa. Hạnh cảm nghỉ rằng “có chuyện lôi thôi” rồi. Hạnh chạy nhanh đến trước cửa quán hô to “ăn cướp! ăn cướp!” Khá đông dân chúng trên lề đường túa đến trước cửa quán, và trong cơn hỗn loạn, người đàn ông đă nhanh chạy thoát ra, lẽn giữa đám đông mất dạng...

Hạnh về quán cà phê báo cáo t́nh h́nh, ông chủ vỗ vai Hạnh cười mừng rỡ và nói: “chú mày khá lắm! tuy không đem được Samsonite về nhưng đă cứu được ‘anh Hai’.” Hai ngày sau, Hạnh nhận được một bao thư trong đó có 100 đồng và một mảnh giấy vỏn vẹn ba chữ “Cám Ơn Nhiều!”

Bỗng nhiên Hạnh “mất tích”. Huynh Hồng lo âu sốt vó, nhưng gia đ́nh th́ tỉnh bơ v́ cho rằng Hạnh thường vắng mặt “không biết đi đâu”. Hơn một tuần sau, Hạnh cho biết “đă được đi học tập với trên 100 người tại vùng biên giới Cambodia. Sau tuần học tập, ‘Tổ Chức’ hỏi ai muốn lănh một chức vụ nào từ tỉnh trưởng đến quận trưởng, nhưng tất cả đều t́nh nguyện ‘âm thầm’ củng cố giúp đỡ chính quyền mới”. Càng ngày Hạnh càng được sự tin tưởng của ông chủ quán cà phê. Một hôm, ông chủ quán dẫn đến khu vực Đất Thánh Tây, chỉ cho Hạnh “nhớ ngôi mộ này, ngôi mộ này, ... lập lại thử đúng không?” Hạnh ghi nhớ vị trí những ngôi mộ đă được chỉ. Ông chủ nói rất nghiệm nghị: “dưới đó là những ‘bao nylon lớn’, khi hữu sự sẽ dùng đến...” rồi dẫn đến sát cả chục hàng rào kẽm gai hướng cuối của phi đạo máy bay quân sự cũ. Ông chủ bày ra một bản đồ chi chít những điểm đỏ, vàng, xanh xen lẫn giữa các hàng rào, rồi nói: “Những điểm chấm màu là những nơi đă gài lựu đạn, ḿn đủ loại. Chỉ có khoảng trống này là có thể cắt hàng rào cách an toàn. Chú mày hiểu rồi, phải không?”

Sáng sớm ngày 29/7/1977, Hạnh được lệnh dẫn 10 thanh niên đến Đất Thánh Tây, sẵn sàng “hành động” khi có lệnh. Mỗi tốp 2 người nằm sẵn nơi ngôi mộ đă được chỉ trước, hồi hộp chờ đợi. Gần 9 giờ sáng, Hạnh được lệnh “âm thầm nhưng nhanh chóng rời khỏi khu vực ‘tác chiến’, phân tán mỏng, không để lại dấu vết...” Hạnh nhanh nhẹn chạy về lại quán cà phê, th́ ô ḱa! bản hiệu “Cà Phê Da Vàng” không cánh mà bay, bàn ghế vẫn như cũ, nhưng không có dấu hiệu ǵ là quán cà phê, ông chủ biến đâu mất. Và kể từ ngày đó, không c̣n ai lui tới nhâm nhi cà phê tại đây nữa. Tại sao? Chuyện ǵ đă xảy ra? Bí mật cho đến nay vẫn chưa được bật mí.


Đầu tháng 11/1977, tin tức “rải truyền đơn” loan truyền nhiều nơi, và nhiều loại truyền đơn của nhiều phong trào, tổ chức “chống cộng” khác nhau. Thậm chí , có “tổ chức” giao nhiệm vụ “văn pḥng thư kư” đánh máy “Chứng Minh Thư” gồm họ và tên, ngày sinh nơi sinh và chức vụ cho thành viên của tổ chức. Tôi tham gia vào công tác thư kư này, và từng đánh máy cả trăm “Thẻ Thành Viên”. Tuyệt nhiên tôi chưa bao giờ đánh máy một tờ truyền đơn.

***

Cuối tháng 11, cộng đoàn dự định tổ chức mừng lễ giáng sinh tại nhà nguyện Đệ Tử Viện. Tôi gom tụ một số cựu học sinh và thân hữu trong vùng làm ban nhạc cho đêm Giáng Sinh. Tôi sắp xếp chương tŕnh tập dợt các bài ca Giáng Sinh, in ấn các bài hát trong thánh lễ đêm 24/12.

Ngày 8 tháng 12, tôi về gia đ́nh lo tang lễ cho người cha thân yêu vừa qua đời, măi cho đến ngày 23/12 tôi trở về Thủ Đức. Trong thời gian tạm vắng này, tôi khuyến khích ban nhạc tiếp tục dợt chuẩn bị cho ngày “B́nh An Dưới Thế Cho Người Chúa Thương”, c̣n các bài hát th́ đợi tôi trở về sẽ in ấn sau. Về đến nhà sáng 23/12, tôi thấy pḥng tôi bị lục lạo tùm lum... Bao nhiêu giấy tờ, giấy carbon, máu đánh chữ, máy in ronéo Getsterner biến đâu hết. Huynh Hà qua gt́m tôi cho biết: “ Tin buồn và lo sợ lắm ‘vous’ ơi! Tiến bị bắt rồi! Tụi ‘moi’ đốt hết các giấy tờ, giấy carbon trong hộc bàn ‘vous’, cả giấy stencil để in các bài hát cho đêm No-en. Máy đánh chữ và máy in ronéo cũng đem đi... tẩu tán hết!” Th́ ra ngày 10 tháng 12, Huynh Nhơn đem một tờ truyền đơn của “tổ chức liên tôn chống cộng” do linh mục Vàng, ḍng Chúa Cứu Thế làm chủ tịch, nhờ Huynh Pierre Thắng đánh máy rồi in thêm 200 bản. Mọi chuyện đều được tiến hành “hoàn toàn bí mật” trong pḥng của tôi, với sự hiện diện của Huynh Nhơn, Huynh Hồng, Huynh Thắng và em Dương Hoàng. Huynh Nhơn lănh nhiệm vụ trao cho thân chủ, Huynh Hồng giữ một bản trao cho Huynh Đào, em Hoàng lén lút giữ một bản “để khoe” với các bạn, nhưng lại lọt vào tay em Tiến.

Gia đ́nh thầy hiệu trưởng trường phổ thông cấp 2&3 Thủ Đức ở trên tầng lầu thứ 3. Thầy có thói quen sau cơm sáng thường đứng “hít hít thở thở thở” trên hàng ba, hướng về phía dăy nhà cầu sau trường. Vào một sáng thứ hai, vài phút trước khi học sinh sắp hàng vào lớp, thầy thấy một em đánh rơi một mảnh giấy trắng xếp làm tư. “Học sinh thường bất cẩn lắm!” thầy vừa hít hít thở thở thở vừa nghĩ như vậy.
Tất cả học sinh đă vào lớp, thầy hiệu trưởng vào văn pḥng, xem qua thời khoá biểu và chương tŕnh làm việc trong ngày. Một em học sinh mang khăn quàng đỏ hớt ha hớt hải chạy vào lắp bắp tŕnh: “Thưa thầy hiệu trưởng, cháu lượm được một tờ giấy tuyên... tuyên truyền... phản... phản động”. Thầy hiệu trưởng ngước mắt nh́n và giơ tay lấy tờ giấy trắng xếp làm tư. Liếc mắt đọc nhanh, nét mặt thầy bỗng trở nên đanh lại, giận dữ hỏi: “Cháu lượm được ở đâu?”
- Dạ trên đường ra nhà cầu
- Được! Tốt! Cháu trở về lớp học đi.

Thầy hiệu trưởng vừa gọi điện thoại báo cáo ty công an, vừa đăm chiêu hồi tưởng những sự việc vừa xảy ra. A! thầy nhớ ra rồi: vài phút trước khi vào lớp, một học sinh đă đánh rơi mănh giấy trắng này. Nhưng là đứa nào? - Lớp mấy? - Gương mặt ra sao? Thầy ôm đầu suy tưởng lại khung cảnh lúc thầy bắt gặp mảnh giấy trắng rơi xuống đất. Bỗng thầy đứng bật dậy, đi nhanh ra khỏi văn pḥng, miệng lẩm nhẩm “áo sơ-mi dài tay màu xanh lợt, tay phải mang băng vải đen khá lớn bản”.

Một tốp 5 công an cũng vừa đến, súng ống đầy người. Thầy dẫn công an đến mỗi lớp. Các em học sinh kinh hăi, há hốc miệng trợn mắt nh́n như thể thấy công an đang chỉa mũi súng vế phía ḿnh. Thầy hiệu trưởng trừng mắt nh́n từng em một. Hết pḥng lớp này qua pḥng lớp khác. Đến lớp 12, thầy chỉ ngay vào em Đỗ Tiến, hét lớn: “tên này! ra đây!” Em Tiến run rẩy đi ra, 5 tên công an hung tợn hộ tống. Từ lúc đó không c̣n thấy em Tiến đâu nữa.

***

Mặc dù biến cố em Tiến bị bắt giam và coi như biệt tích đă 2 tuần qua, cộng thêm vài biến cố có vẻ như để “cảnh cáo” đă xảy ra trước ngày vui mừng trọng đại, nhưng Anh Chị Em và Thân Hữu LaSan quyết tâm tụ họp để, một lần nữa, “Vinh Danh Thiên Chúa trên trời”, và nhờ đó mà chia sẻ hân hoan đón nhận “B́nh An dưới thế cho người Chúa thương” tại nhà nguyện Đệ Tử Viện.
Ngót 200 người đă vang vang ca hát Đêm Đông... lạnh lẽo Chúa sinh ra đời, Đêm Thánh vô cùng, Trời hân hoan, đất tưng bừng vui ca, Cao Cung lên, v.v. Tôi vẫn c̣n nhớ măi hai (2) điều xảy ra trong Thánh Lễ hôm đó:
1. Lúc chúc B́nh An cho nhau, trong khi ban nhạc chơi bài Jingle Bells... tươi vui ngót 5 phút, anh chị em tay bắt mặt mừng, đôi mắt rạng rỡ cười tươi, miệng mĩm cười êm ái th́ thào : “chúc anh/chị/em B́nh An của Chúa Giáng Trần”, và ai ai cũng đi đi lại lại gặp nhau, bất kể già trẻ, trai gái, quen biết hay không quen biết = ôi! cảm động làm sao!
2. Sau Thánh Lễ, hai em nữ sinh người Tàu đến chúc mừng No-en cho tôi, và với giọng tuy xúc động nhưng rạng rỡ vinh hạnh nói với tôi: “Em xúc động và sung sướng quá Frère à! Frère biết không? Em thấy nhiều người vui tươi sung sướng tiến đến gần linh mục, rồi nhận miếng bánh ǵ nho nhỏ, rồi hân hoan nuốt lấy có vẽ rất hạnh phúc và hănh diện. Em không có đạo nên không biết là ǵ. Bỗng dưng, hết người đến nhận bánh rồi, vị linh mục nh́n qua nh́n lại, xong tiến đến hàng ghế đầu, và tuần tự phát cho người này đến người kia chiếc bánh đó. Ai cũng đứng dậy giơ hai tay trịnh trọng đón nhận. Đến trước mặt em, em vẫn ngồi, v́ không biết làm sao? Vị linh mục đưa cho em một chiếc bánh trắng, em lúng túng, nhưng trong phút chốc, tự nhiên em đứng bật dậy và giơ hai tay đón nhận chiếc bánh. Em run run, bỏ vào miệng, nuốt... Em cảm thấy hết run, nhưng vui thỏa thế nào đó... Bây giờ em c̣n cảm thấy niềm vui kỳ lạ = em không c̣n sợ, trái lại rất an tâm, sung sướng...” Tôi nắm lấy tay hai em, miệng lắp bắp : “B́nh An cho hai em. Chúa thương hai em nhiều...”
Sau Thánh Lễ, trên dưới 10 em học sinh vui sướng cùng bàn với cộng đoàn Huynh Đệ Lasan, thưởng thức món cháo gà... đại dương và vài miếng bánh nhỏ, để gọi là “ăn réveillon” chúc mừng Sinh Nhật thứ 1977 của Hài Nhi Giêsu.

***

Cuối tháng 12/77, tôi được gởi đi công tác thị sát tại chỗ diễn tiến công tŕnh xây dựng và sửa chữa các cầu sắt trong khu vực tôi trách nhiệm : từ cầu Đà Rằng đến Phan Thiết. Đến Phan Rang, anh tổng đốc công trường tương đối trẻ đón tiếp. Tôi đưa các giấy tờ hồ sơ về kế hoạch yêu cầu vật tư để thi công cũng như chi phí dự liệu của mỗi phần gồm vật tư và tiền công nhân viên, v.v...
Anh chăm chú viết ra những con số... thuộc ḷng. Tôi ngạc nhiên hỏi:
- Làm sao anh nhớ hết những con số chi tiết như vậy?
Anh cười đáp: “Tụi nó nằm trong trí tôi rồi!”
- Tôi chịu thua! trí nhớ tôi kém lắm ![Khuyết điểm lớn nhất của tôi là trí nhớ kém, nên các môn học thuộc ḷng ít khi tôi đạt được trung b́nh. Khi thi BAC phần oral về Sử-Địa nước Pháp, tôi xếp hạng tất cả tài nguyên, sản xuất của Pháp là “hạng nhất thế giới!” đến độ ông giám khảo phải thốt lên: “mais c’est trop!” rồi ông xem phiếu điểm năm học của tôi, ông cười hỏi: “Anh không thích học Địa Lư phải không?” - Tôi mỉm cười lắc đầu. Ông cho tôi 10/20!]
- Cả ngày tôi ‘chơi’ với những con số này nên không thành vấn đề! Anh yên tâm đi! Hay là anh để các tài liệu kế hoạch đây rồi ‘đi chơi’ cho đúng nghĩa “công tác xă hội xă-hội-chủ-nghĩa của cán bộ cao cấp”!

Tôi ngạc nhiên nh́n anh, anh tủm tỉm cười hóm hỉnh, chớp chớp đôi mắt... đồng loă như thể “biết nhau quá mà!” Tôi lợi dụng dịp này chạy ra Nha Trang thăm Huynh Đệ tại cộng đoàn Sablon, gặp Huynh Anicet Tân tay xách một cái cân chuẩn bị lên đường đi “làm việc”. Tôi ṭ ṃ đi theo và tṛ chuyện, kể lại những ǵ đă xảy ra cho các trường và Huynh Đệ Lasan vùng Saigon. Huynh Tân hóm hỉnh cười: “Thống nhất rồi mà! - c̣n nhớ vụ ngâm thơ bài ‘dép râu của bác’ không? Cùng một khuông th́ chạy đâu cho thoát ánh mặt trời!” Huynh Tân đến nhà ga xe lửa Nha Trang đúng giờ xe lữa đến từ Hà Nội, Saigon hoặc Huế để cho khách hàng buôn bán “mướn cân” hoặc “cân thuê” những kiện hàng trước khi buôn đi bán lại. “Bây giờ, ḿnh chỉ c̣n cách này... là kế sinh nhai !” Huynh Tân buồn buồn tủi tủi tâm sự. [Huynh Anicet Tân may mắn vượt biển thành công, được định cư tại Philadelphia với các Huynh Fortunat Phong và Cosmes Tuân. Nhưng v́ Huynh Tân “ra đi” không xin phép Huynh trưởng vùng Nha Trang, Huynh Gaston Thọ là người đă công khai ra lệnh “tất cả Huynh Đệ Lasan vùng Nha Trang KHÔNG được vượt biển, nếu vượt biển th́ phải ra khỏi ḍng”, nên Huynh Tân phải hồi tục, do lệnh của tôn huynh tổng quyền Jose Pablo từ Roma qua báo cáo của huynh trưởng Gaston. Tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa! Thật đáng tiếc. Sau này các Huynh Anthony Thành, John Mai Trọng... cũng gặp rắc rối tương tự, nhưng nhờ tôn huynh tổng quyền John Johnston kế nhiệm can thiệp, và hiện đang định cư tại Baltimore, MA và Santa Fe, LA.]

Sáng hôm sau 31/12/77, tôi rủ hai bạn đồng nghiệp đi tắm nước suối Vĩnh Hảo “nguyên chất” trực tiếp bơm từ nguồn suối lên. Đă thiệt! Trưa hôm đó, tôi “làm việc” với anh tổng đốc công trường. Anh tâm sự: “Làm việc với mấy ‘ông nội’ này thật là phải giả điếc làm ngơ. Ví dụ: trước khi thi công đổ xi-măng vào mố trụ cầu, ḿnh phải đóng khung gỗ, phải không? Thế mà một “quan thanh tra” ngoài Bắc vào cùng với một chuyên viên cố vấn người Liên Xô thấy tôi hướng dẫn nhân công đóng khung, liền bảo tôi: ‘này anh làm ǵ đó?’ Tôi chỉ tay vào mố trụ sắp đổ xi-măng trả lời: ‘đóng khung để đổ xi-măng!’ Ông ta lớn tiếng chắc chắn như đinh đóng cột: ‘cần ǵ mà tốn kém thời giờ, tốn gỗ và công làm như vậy! Cứ việc đổ xi-măng vào rồi lấy tay ếm cho chắc là... tốt lắm rồi!’ Anh thấy đó! Nếu không v́ kế sinh nhai chắc tôi bỏ đi lâu rồi!”

Chiều tối, chúng tôi đi rảo quanh làng hoang vắng, t́m đến một túp nhà tranh gặp hai vợ chồng luống tuổi người chàm, đưa tiền nhờ làm hộ một con gà gọi là mừng La Saint Sylvestre (đêm giao thừa Tết Dương Lịch). Trong “bữa tiệc giao thừa” có hai ông bà tham dự, tôi hỏi “tại sao xung quanh đây không có nhà cửa, không ai ở hết?” Ông đáp: “Thật ra vài năm trước, có vài gia đ́nh người Việt đến làm nhà ở, họ đào giếng t́m nước, nhưng đào được 1, 2 mét th́... đâm ra chết! Người này kế tiếp người khác đào giếng, nhưng cũng đâm ra chết. Sợ quá, không ai dám bén mản tới khu vực này nữa!”

Tôi trở về Thủ Đức ngày 2/1/1978, coi lại giấy tờ “kế hoạch và thi công” chuẩn bị báo cáo t́nh h́nh xây dựng 10 cây cầu sắt cho công ty 471.

***

Chiều ngày 2/1/1978, sau giờ kinh tối, Huynh Đệ quay quần bên nhau tán gẩu vài chuyện vui trong ngày. Bỗng anh công an khu vực vào thăm. “Các anh yên tâm!” anh ta nói. ”Đầu năm Dương Lịch vào thăm anh em chút cho vui, mừng năm mới đó mà!” Huynh Đào giữ hết các hộ khẩu trong nhà, vội lên pḥng đem xuống tŕnh - và không quên “bao ĺ x́ năm mới”. Anh công an khu vực lật lật xem từng hộ khẩu, hỏi thăm vài tên trong danh sách c̣n ở đây không... Huynh Đào khá nhanh nhẹn trả lời “Có!” hoặc “À, đầu năm mới các em vềthăm gia đ́nh, ngày mai trở lại sớm”, v.v...

Đến sổ hộ khẩu cuối cùng, anh công an lên tiếng : “À, đây rồi! có anh Dương Hoàng ở đây không?” Huynh Đào cũng nhanh nhẹn trả lời: “Em Dương Hoàng cũng về gia đ́nh ăn Tết Dương Lịch; chắc là ngày mai trở về sớm!” Anh công an cám ơn Huynh Đào dă “ĺ x́” và cầu chúc mọi người sức khoẻ dồi dào trong năm mới, rồi ra về.

V́ suốt ngày 3/1, Huynh Hồng bận đi thủy lợi nên tôi dặn Huynh Nhơn kêu tôi dậy sớm để cùng đi làm “lơ xe đ̣”. Khi thức dậy th́ Huynh Nhơn đă đi, có lẽ thấy tôi mệt và ngủ ngon sau tuần đi công tác nên để tôi nghỉ dưỡng sức ở nhà.

Sáng hôm đó, tôi đang đứng trên hàng ba trước pḥng chuẩn bị đi làm việc tại Công Tŕnh 471, th́ một chiếc LaDalat tiến vào cổng sau Đệ Tử Viện. “Cô” tài xế - dáng người mănh khănh, ra khỏi xe hỏi tôi:
- Xin lỗi anh, đây có phải là Lasan không?
- dạ phải!
- xin cho gặp anh Nhơn Dennis
- dạ anh Nhơn đi “lơ xe đ̣” rồi!
- chừng nào về?
- dạ không biết rơ lắm, thường thường khoảng 7, 8 giờ tối.

Một bà trên dưới 50 với thân h́nh khá “bồ tượng” ngồi ở ghế sau bước ra khỏi xe, hỏi với giọng có vẻ hống hách:
- bến xe đ̣ ở đâu?
- đâu ở Phú Thọ, Bến Xe Vùng Kinh Tế Mới th́ phải...

Bà nói to nhỏ ǵ với cô tài xế, chỉ thấy cô gật gật đầu, rồi bà bước vào ngồi trong xe. Cô tài xế nh́n tôi nói:
- Khi nào gặp anh Nhơn, nhờ anh nhắn lại “đi gặp cô Minh Hương. Gấp lắm!” Bây giờ tôi đi ra bến xe đ̣ t́m anh Nhơn thử có gặp không. Cám ơn anh!

***

Tôi qua công tŕnh 471 làm báo cáo về chuyến công tác kiểm soát thiết kế 10 cây cầu sắt tuần trước, mà ḷng cứ bồi hồi suy nghĩ về chuyện sáng nay. Thay v́ ăn cơm trưa bên sở làm, tôi chuồn về nhà ăn cơm trưa với Huynh Đệ.

Huynh trưởng Ánh đang nằm nghỉ bệnh cảm cúm, Huynh Hồng đi thủy lợi, Huynh Nhơn đi “lơ xe đ̣”, Huynh Phúc đi làm ở công ty công tŕnh 471, các Huynh Đệ khác đi làm ăn đâu đó, các em đệ tử đi học chưa về, chỉ c̣n huynh Đào ở nhà.

Khoảng 1giờ trưa, Huynh Đào và tôi đứng ngay chỗ tôi nói chuyện với hai người đàn bà sáng nay, bàn tán tại sao gặp anh Nhơn “gấp lắm” như vậy? Họ là ai? v, v... Chúng tôi cũng không quên việc em Tiến bị nhốt ở đâu? và bàn luôn về nội dung của truyền đơn. Chiến, một bạn học cùng lớp với em Thắng Hồ hé mở cổng sau Đệ Tử Viện, gặp thấy chúng tôi, hốt hoảng hỏi:
- Thưa Frère, anh Thắng, Minh, Thành,... về chưa?
- chưa! không phải đi học về cùng lúc với em à?
- Frère ơi, em vừa nói vừa nh́n láo liên, các anh đệ tử bị bắt tại trường lúc 10 giờ sáng nay rồi!

Nói xong em hốt hoảng bỏ đi thật nhanh... Chưa được một phút sau, xe LaDalat tiến vào cổng, theo sau 2 chiếc molotova đầy công an trang bị súng ống tận răng. Hai chiếc molotova đứng lại chặn ngay lối ra vào cửa cổng, công an nhảy xuống, chạy bao quanh bức tường...

“Giờ đă tới!” Tôi nói với Huynh Đào, và xin Huynh Đào về pḥng trước, “để con xuống gặp họ”.