Học kỳ I năm 76-77 kết thúc, hầu hết các Huynh Đệ Lasan Việt Nam về vườn, ngoại trừ Huynh Vital Quang dạy toán tại đại học Kiến Trúc, Huynh Emilien Vương dạy các môn Toán-Lư-Hoá tại trường “Lasan Hiền Vương” [Huynh Vương sáng tạo các “dụng cụ dạy học” về môn Vật-Lư, và được tuyên dương công trạng là “giáo viên xuất sắt nhất toàn quốc” trong năm 76-77, được đưa ra “thủ đô Hà Nội” lănh huy chương cao quí nhất của ngành giáo dục và đào tạo. Huynh được vào biên chế, và là giáo viên (tu sĩ Lasan đầu tiên - cũng là duy nhất) được tưởng thưởng... “đi thăm lăng Bác” tại Ba Đ́nh!] , Huynh Arthur Đại và Huynh Bonaventure Nghĩa  dạy sinh ngữ Anh-Pháp tại trường “Marie Curie”.[Huynh Nghĩa dạy tiếng Pháp được một năm th́ được “về vườn”. Sở dĩ là v́ Huynh không lập được thành tích, không có ai chống lưng, không đủ tiêu chuẩn ắt có và đủ để được vào biên chế.]

Việc về vườn xem ra đơn giản, nhưng quả thật là rất phức tạp trong hoàn cảnh xă hội hiện nay. Đối với bàng dân thiên hạ không một chút liên hệ với bác và đảng đă là phức tạp rồi, huống chi đối với một nhóm người - chẳng những không một tơ vương nào với chế độ hiện hữu mà c̣n bị coi là “bọn phản động trong tư tưởng”, bọn truyền bá mê tín dị đoan, bọn rêu rao “liều thuốc phiện ru ngủ dân chúng”, v,v... - th́ lại càng phức tạp gấp bội.

Là một tập thể tôn giáo (một ḍng tu, một tu hội, một tổ chức hay một đoàn thể, đặc biệt nếu trực thuộc giáo hội công giáo Rôma và là một ḍng tu phái nam [Các ḍng tu nam mà c̣n gặp khó khăn về “chân tính theo giáo luật” trong ḷng giáo hội công giáo, huống chi đối với chế độ vô thần cộng sản?
Nhà nước cộng sản, trong chính sách tôn giáo, chỉ nh́n nhận hai (2) “chân tính pháp lư”:
1. linh mục được coi như “cán bộ” của giáo hội Vatican;
2. giáo dân được coi như những “tín đồ” của một tôn giáo.
Nhà nước KHÔNG hề biết - và cũng KHÔNG công nhận - thế nào là “cộng đoàn tu sĩ”, nhất là “tu sĩ nam mà lại không là linh mục”]
Huynh Đệ Lasan càng gặp khó khăn hơn nữa. Từ trước tới nay, hơn 300 năm qua trên thế giới nói chung, hơn 100 năm qua trên mănh đất quê hương Việt Nam nói riêng, hầu hết tất cả - ngoại trừ một số rất ít đảm trách việc cứ cho là vật chất như cơm ăn nước uống, nơi ngủ nghĩ tương đối thích hợp cho các Huynh Đệ sinh sống và đủ sức hoàn thành việc tinh thần - các Huynh Đệ Lasan không biết ǵ đến việc gọi là “kế sinh nhai”. Trong ṿng một năm rưởi (30/4/75-1/76), mặc dầu mức sống có phần khó khăn hơn trước 75 nhiều, nhưng c̣n xoay sở được, v́ “có dạy - có lương”. Sau khi “được” mang hỗn danh “mất dạy - vô lương” th́ coi như ... bắt đầu từ số 0.

***

Khi biết tin Huynh Đệ Lasan Mossard về vườn, các em học sinh “ruột” đă từng theo học trường Mossard trong các năm trước biến cố 75 cũng đ̣i “về vườn... non”. Thật là một tai hoạ khôn lường! Chúng tôi thuyết phục măi các em mới đành ḷng bỏ ư định phản động đó. Tuy nhiên, chiều chiều sau giờ học cũng như trong những ngày cuối tuần, các em đến khu vực Đệ Tử Viện chơi thể thao: bóng chuyền, bóng rổ... Chỉ tiếc một điều là hồ bơi từ lâu đă không thể dùng được nữa.

Số là vài ngày sau khi trường Bổ Túc Văn Hoá Công Nông khai giảng, Huynh Hồng bắt gặp “anh em...ta” lặn hụp thoả thích trong hồ, ngót mười “chị em...ta” đem chậu áo quần, xà bông... xuống giặt thoả thích... Thế là tối hôm đó, chúng tôi xuống tháo nút chặn với mục đích xả nước và làm sạch hồ tắm để thay nước mới. Sáng hôm sau, chúng tôi thấy chỗ xả thoát nước đầy ... đá chận giữ nước. Khoảng một tuần sau, nước đầy tràn cả hồ, nhưng một màu xanh ghê tởm: “anh em...ta” lấy đá chận nước không đủ nên “trám ximăng” cho chắc ăn! H́nh hài của hồ tắm trong mát của ngày nào, nay biến dạng thành hồ nuôi cá... tra. Chịu thua!

Các em đệ tử vẫn phải tiếp tục đi học, và dành ưu tiên thời giờ cho các em học&làm bài riêng. Huynh Đệ sẵn sàng giúp các em, giải nghĩa thêm bài học các em thu nhận ở trường, v.v... Chương tŕnh “tăng gia sản xuất” chỉ là thứ yếu, và có thể đề nghị cùng Huynh giám tỉnh cho đi ké với cộng đoàn Phú Sơn canh tác và thu lượm hoa màu vào những dịp cuối tuần hay lễ nghỉ.

“Lại một No-en nữa! Mấy mùa Giáng Sinh rồi?...”

Dư âm của bầu khí vui nhộn, thanh b́nh và ấm cúng của những mùa Giáng Sinh trước, ít ra của mùa Giáng Sinh năm ngoái, không c̣n sức quyến rũ mời mọc nữa. Thêm vào đó sự khủng hoảng tinh thần “bàn giao” trường dồn dập thêm vụ “mất dạy - vô lương” làm Huynh Đệ chán ngán. Ngay cả các em đệ tử không ai nhắc xa nhắc gần về ngày “B́nh An Dưới Thế Cho Người Chúa Thương”. Tuy nhiên, chiều 22/12/76, Sơ Nữ Tử Bác Ái bên cộng đoàn Trung Tâm Cô Nhi G̣ Vấp - đối diện với trường Mossard - vào gặp huynh trưởng Ánh tâm sự: “Chúng ta có làm ǵ để đánh dấu ngày lịch sử trọng đại của nhân loại không?” Thế là Huynh Đệ Lasan “cùng chung” với các Sơ Nữ Tử Bác Ái đem hết tâm t́nh qua giọng hát dù không điêu luyện, nhưng cũng đủ để khích lệ niềm tin yêu và vui sướng đón rước Con Thiên Chúa Giáng Sinh, qua những bài ca thân thuộc như “Đêm Đông”, “Cao Cung Lên”, v.v... trong thánh lễ chiều tối 24/12 tại nhà thờ họ đạo Thủ Đức. Bài “Đêm Nay Trần Gian...” đă để lại một dư âm tuyệt vời, lâu dài trong ḷng các tín hữu nói chung, trong tâm hồn mỗi Anh Em chúng tôi riêng.

***

Học kỳ II đă bắt đầu hơn 3 tuần, Tết Nguyên Đán năm 1977 sắp đến. Các em học sinh trường Phổ Thông cấp 2&3 Thủ Đức mời một số Huynh Đệ đến lớp liên hệ ăn Tất Niên. Huynh Hồng và tôi nhận lời đến chung vui với các em lớp 9. Khoảng 4 giờ chiều, chúng tôi đến trường. Cô phó hiệu Huyền đang lên lớp toàn thể học sinh cấp 2 trong sân trường. Một vài em thấy Huynh Hồng và tôi đi vào, chỉ chỏ cho nhau biết, rồi bỗng dưng bỏ hàng ngũ, chạy ùa đến chúng tôi, miệng vui cười hớn hở nói: “Chào hai Frères!” Hai anh em chúng tôi chới với miệng lắp bắp: “Suỵt... các em vào hàng lại đi...” Nhưng thật sự như ong vỡ tổ. Văng vẳng đâu đó trên các ống loa sắt giọng nói của cô phó hiệu Huyền: “... Thôi! các em đến với các Phe đi!...” Cảm động, sung sướng và ấm áp làm sao khi cảm nhận được t́nh thầy-tṛ, t́nh anh em - mặc dầu lúc bấy giờ, thú thật, trong ḷng tôi như đánh lotto, mường tượng một chuyện ǵ không may sẽ đến cho tôi, cho Anh Em tôi. Trước khi ra về nghỉ Tết, cô phó hiệu Huyền gặp hai Anh Em chúng tôi, cười cười có vẻ rất tự nhiên và thành thật, nói: “Các cháu quả thật thương mến và quí trọng các Anh. Tôi rất buồn và tiếc là không c̣n các Anh đến với các cháu”. Đó là lần cuối cùng Huynh Đệ Lasan đến trường Phổ Thông Cấp 2&3 Thủ Đức, nơi ghi dấu bao nhiêu là kỷ niệm vui buồn của những người chỉ muốn “sống với, sống cho, sống v́ các em học sinh tuổi trẻ thân yêu”.

***

Huynh Đệ lo âu bàn thảo vềø kế sinh nhai. Có Huynh đề nghị:
- Chúng ta mua một chiếc xích-lô, thay phiên nhau đạp t́m khách mỗi ngày, chắc cũng có được chút ǵ thu nhập
- nhưng giá một chiếc bao nhiêu?
- nghe đâu khoảng 300 đồng...
- 300 đồng... Ḿnh cứ thử tính xem mỗi ngày thu nhập được bao nhiêu? 10 đồng? 20 đồng? Nếu vậy th́ trong ṿng 1,2 tháng là lấy được tiền vốn...
- tính vậy th́ mỗi ngày phải kiếm được ít nhất 15, 20 người khách, nghĩa là đạp liên tục suốt ngày vừa đưa khách, vừa lang thang... kiếm khách
- nhưng chúng ta đừng quên một điểm quan trọng: từ trước tới giờ chúng ta chỉ quen cầm viết, cầm phấn, và có đi đi lại lại th́ cũng trong ṿng lớp học hoặc trên sân chơi, khi mỏi chân th́ ngồi nghỉ... và mọi sự đều trong nhà hoặc dưới bóng mát...
- nếu chúng ta cứ bàn đi tính lại như vậy th́ sẽ không giờ giải quyết được vấn đề...

Huynh trưởng đề nghị Huynh Đệ t́m ṭi suy nghĩ thêm về “kế sinh nhai khả thi, cụ thể, hợp với khả năng sức khoẻ về lâu về dài, và không cần nhiều kinh nghiệm. Tuy nhiên, chúng ta đừng quên điều mà chúng ta đă đồng t́nh biểu quyết vài tháng trước: ít nhất mỗi ngày một lần, tất cả anh em chúng ta tụ họp đọc kinh chiều chung, nguyện gẫm, cơm tối, nói chuyện và kết thúc ngày bằng kinh tối chung.” Ngưng một vài giây, huynh trưởng nói tiếp: “Có một tâm tư tôi nghỉ rằng ai trong chúng ta cũng đă biết và hằng suy niệm, tôi chỉ muốn nhắc lại thôi. Đó là: vấn đề thu nhập, làm ra tiền nhiều tiền ít tuy là quan trọng nhưng không phải là then chốt của đời sống cộng đoàn chúng ta hôm nay. Người không làm ra tiền hoặc làm ra ít tiền đừng v́ vậy mà buồn tủi, mặc cảm; kẻ làm ra nhiều tiền không v́ thế mà có cái nh́n khác đối với Anh Em chúng ta.”

Sau đây là vài phương cách khả dĩ giúp cộng đoàn giải quyết vấn đề “kế sinh nhai”:

1. Một người bạn đề nghị “trồng nấm rơm”. Huynh Dennis Nhơn t́nh nguyện đảm trách việc này. Pḥng garage gần nhà bếp được dọn dẹp sạch sẽ, đón nhận những bó rơm tung văi khắp sàn. Huynh Nhơn rất thận trọng trong việc theo dơi độ ẩm, tưới nước thật đều đặn, rồi mới gieo “meo nấm” mua từ một người do thân hữu thường xuyên liên lạc với Lasan. Sau hơn ba tuần, sinh hoa kết quả: thu hoạch được hơn 1kí nấm rơm tươi ngon. Mừng húm! Đợt hai, cũng cẩn thận theo dơi như trước, nhưng lần này có vẻ không “đạt chỉ tiêu”, chỉ vài trăm gram. Đợt ba c̣n tệ hại hơn nữa: leo teo vài cây nấm như đă kiệt sức vươn lên để làm vui ḷng chủ! Thay rơm đổi rạ hai ba lần. Kết quả cũng không bù đắp được vốn, nói chi có lời! Thôi đành t́m nghề khác, có hy vọng hơn.

2. Nghe Anh Em ḍng Phanxicô mách nước về “nuôi nấm mèo”, Huynh trưởng đề cử Huynh Hồng và vài em đệ tử t́nh nguyện đi qua cộng đoàn họ Phan tham quan học hỏi. Tốt nghiệp hạng “tối ưu” v́ Huynh Hồng là giáo sư vạn vật, chuyên về cây cối và các mầm thực vật. Huynh Đệ cùng các em đệ tử hợp sức đi t́m thân cây so dũa, cây tầm vong, hoặc bất kỳ lượm được cây trông “có thể” ươm meo nấm mèo... là khiêng về xếp thành hàng lối đàng hoàng trong pḥng phơi quần áo của Đệ Tử Viện trước 75. Tiếng dùi lỗ, đục lỗ trên thân cây pha lẫn với tiếng cười nói vui đùa nghe cũng hứng khởi và hy vọng. Huynh Hồng nghiên cứu lại sách vở, ôn lại bài học Anh Em họ Phan chỉ nghề, thật kỹ càng. Meo giống nấm mèo đă gieo vào các lỗ, độ ẩm được Huynh Hồng theo dơi từng giờ. Chỉ đợi ngày chiêm ngắm những mầm non của nấm mèo trổ sinh, lớn lên và... thu hoạch. Đợi tuần này qua tuần khác. “Quái lạ!” Huynh Hồng ca thán. “Ḿnh làm theo chi li từng giai đoạn, sao mà nấm không chịu lên?”

3. Một thân hữu Lasan mách nước cho Huynh giám tỉnh về việc tham gia Tổ Hợp Phân Bón. Công việc thật không nặng nhọc, chỉ hơi... hôi thúi và khó chịu. Huynh Đào, Hồng và An hằng ngày đến Mai Thôn tại căn nhà trước kia dành cho Nữ Lasan người Thái làm nhà tập, sàn sẩy phân ḅ, phân trâu pha trộn với không biết phân ǵ nữa và rơm cỏ, rồi phơi khô. Tiền công tính theo 0.50đồng (mới)/bao phân 10kg. Ban chiều và các ngày cuối tuần, các em đệ tử đến tăng cường. Trung b́nh mỗi ngày chúng tôi làm được 4 bao phân. Gần ba tuần trôi qua, mà tiền công đâu không thấy? Thôi đành đổi nghề khác cho chắc ăn!

4. Huynh Prosper Đề nghị dùng chiếc xe Renault làm xe đ̣. Mời bác tài Lại - nguyên là bác tài cho trường Mossard những năm trước - thi đổi bằng lái xe hợp lệ. Huynh Bá, Huynh Hồng và Huynh Nhơn đồng ư t́nh nguyện làm “lơ xe đ̣”. Huynh Bá lănh trách nhiệm nghiên cứu tuyến đường, thủ tục giấy tờ hành nghề. Mọi chuyện êm xuôi, đợi ngày lành tháng tốt ra quân. Kinh chiều&tối trước ngày ra quân, toàn thể Huynh Đệ và các em đệ tử tụ họp dâng hiến công ăn việc làm quá mới này cho Đấng Quan Pḥng luôn từ ái chăm lo đoàn chiên; khẩn cầu cha thánh tổ phụ Lasan cùng các vị thánh Đàn Anh chúc lành cho mỗi môn đệ, mỗi người em quyết tâm trung thành với đặc sủng ḍng Lasan trong hoàn cảnh sinh sống hiện tại.

Để tiết kiệm xăng nhớt và cũng cho an toàn, huynh giám tỉnh đồng ư cho mượn garage của nhà giám tỉnh cũ tại cư xá Lữ Gia để cất giữ xe Renault đă được ít nhiều tân trang cho hợp với xe đ̣ tuyến đường Saigon - Kinh Tế Mới Bồng Tranh (trên Phú Lâm và vào sâu trong rừng khoảng 5 cây số). Mỗi sáng sớm, bác tài Lại và Huynh Hồng đèo nhau 1 Honda, c̣n Huynh Bá và Huynh Nhơn 1 Honda đến Phú Thọ rồi đem xe Renault ra bến xe gần đó, lấy phiếu số chuyến đi và cứ thế mà tiến hành.

Mới ngày đầu tiên ra quân mà các bạn đồng nghiệp ”lơ xe” khác đă có nhiều câu hỏi thắc mắc về ba Huynh Đệ “lơ xe” Renault. V́ cách ăn nói của các ông lơ xe? - V́ gương mặt không phải thuộc hạng “lơ xe”? - V́ thái độ mời khách và giúp khách lên xe? - Dù sao th́ ngày đầu tiên ra quân mà như vậy là tốt lắm rồi! Mọi chuyên êm xuôi và 3 Huynh Đệ “lơ xe” rút tỉa được nhiều kinh nghiệm. Bốn, năm ngày sau, các bạn đồng nghiệp càng ngạc nhiên thắc mắc hơn nữa: một số khách hàng dù tới sớm và nhiều chuyến xe đ̣ đi tuyến Phương Lâm hoặc Kinh Tế Mới Bồng Tranh sẵn sàng lên đường v́ có số phiếu chuyến đi sớm hơn, nhưng họ cứ đợi xe đ̣ Renault! Lắm lúc vài xe đ̣ khác phải lên đường tuy c̣n trống chỗ...

Ngày thứ nhất đầu tuần thứ hai, một bạn đồng nghiệp “lơ xe” giả làm khách hàng đi xe đ̣ Renault. Ngồi quan sát 3 “ông lơ xe kỳ lạ” một hồi, anh ta mới có câu trả lởi “tại sao khách hàng chỉ muốn đi xe đ̣ Renault?”
* 3 ông lơ này chỉ lấy tiền hành khách chứ không “đập” tiền về hành lư;
* 3 ông lơ xe này quá nhân đạo: hành khách không đủ tiền đi chuyến xe th́... thôi cũng được!
* bác tài xế thấy khách đứng trên tuyến đường vẫy tay xin đi, nhưng nếu xe đă đầy người rồi th́ 3 ông lơ xe làm hiệu không đón thêm khách, dù có thể “nhét” thêm vào xe.

Xe đ̣ Renault đến Kinh Tế Mới Bồng Tranh, chuẩn bị đón khách về lại tuyến đường Phương Lâm - Saigon. Anh bạn đồng nghiệp “lơ xe” đến tự giới thiệu rồi tâm sự với Huynh Prosper Bá : “Các ông làm ăn như vậy th́ cháo cũng không có mà húp, nói chi đến cơm? Trên chuyến về, để em “làm lơ xe” cho nghe! Mấy ông cứ ngồi yên như hành khách.” Quả thật tiền thu nhập trong chuyến về gần gấp 3 lần chuyến đi sáng nay. 3 Huynh “lơ xe” ngồi nh́n theo dơi cách làm việc của anh bạn đồng nghiệp.
* thu lệ phí hành khách rất ṣng phẳng “không khoan nhượng” c̣n dễ hiểu, nhưng thu tiền lệ phí chuyên chở hành lư th́ quá... bạo, đôi lúc gấp 2, gấp 3 lệ phí hành khách. Anh bạn đồng nghiệp giải thích “những bao gạo, hoa màu như càphê, trái cây, v.v... là ‘đồ cấm’ phải đóng thuế nếu đến các ‘trạm kiểm soát kinh tế’ ḿnh không biết ‘thông cảm’ với công an th́ gặp rắc rối lớn. Đó là chưa kể những ‘trạm kliểm soát đột xuất’ ḿnh phải ‘o bế nặng’ nữa. Tiền đâu mà ‘thông cảm’? Ḿnh phải ’dập... bạo’ trên mặt hàng thôi!”[Chính sách hộ khẩu kiểm soát toàn bộ đời sống của dân về ‘tự do’ đi lại, ‘tự do’ buôn bán, ‘tự do’ tín ngưỡng, v.v... V́ vậy, người dân thuộc thành phố, quận/huyện và tỉnh nào th́ chỉ được lưu hành trong thành phố, quận/huyện/tỉnh đó mà thôi.
Tại ranh giới các tỉnh thường dựng lên những trạm kiểm soát kinh tế để đóng thuế bất kỳ sản phẩm nào “xuất-nhập khẩu” từ tỉnh này sang tỉnh khác. Gạo là món ăn chính của nhân dân, nên công an chiếu cố cách đặc biệt.
Khá thường xuyên, công an muốn “kiếm thêm” tự động lập những ‘trạm kiểm soát đột xuất’.
]
* trên tuyến đường về, số hành khách đầy ứ tưởng như nêm, các “lơ xe” đương nhiên phải đứng trên bậc cửa sau, mắt láo liên t́m... khách lỡ đường. Đôi lúc chỉ cần thấy tụm ba tụm bảy trên lề đường là anh bạn đồng nghiệp vẫy tay miệng kêu mời inh ỏi. Thấy 3 “ông lơ xe” lắc đầu lộ vẽ bất măn, anh bạn đồng nghiệp phân bua: “mấy ông thử đặt ḿnh trong tâm trạng những hành khách có chuyện gấp phải đi mà phương tiện chuyển vận không có th́ mấy ông sẽ làm sao?”
* đến các trạm kiểm soát kinh tế, anh bạn đồng nghiệp xoa xoa tay cười nói nhỏ to ǵ đó với công an. Có lúc được ‘thông qua’ dễ dàng, nhưng cũng có lúc “bắt tay nhau, cười cười... thông cảm” trông thật chuyên nghiệp.

Anh bạn đồng nghiệp “lên lớp” cho 3 Huynh Đệ lơ xe : “Đến mỗi trạm kiểm soát kinh tế cố định, ḿnh phải tùy cơ ứng biến. Không phải trạm nào cũng ‘thông cảm’ đâu. Có lúc ‘tụi nó’ được trúng mánh trước khi ḿnh tới, mọi chuyện đều dễ dàng thông qua. Làm sao biết được? - Tùy vào ‘linh cảm bén nhạy’ mà thôi! Khi gặp trạm kiểm soát đột xuất, th́ đành phải ‘thông cảm’ kha khá, ca bài ‘cá sống nhờ nước’ đôi chút, hihihiii”

Sau khi 3 Huynh Đệ “lơ xe đ̣” thao thao kể chuyện làm ăn cho cộng đoàn, Huynh Hồng chép miệng nói: “Thật là ‘con cái thế gian khôn lanh hơn con cái sự sáng’!”. Huynh Bá tiếp lời : “Nhưng đôi khi ḿnh cũng cần phải nhớ ‘đơn sơ như chim bồ câu, khôn lanh như con rắn’ mới sống được trong thời buổi này!” Cả cộng đoàn đồng ư quan điểm của Huynh Bá, và từ đó với sự khôn khéo “biết cách áp dụng’đơn sơ như bồ câu - khôn lanh như con rắn’ vào bất kỳ hoàn cảnh thuận tiện nào, 3 Huynh Đệ làm “lơ xe đ̣” đă đem lại ít nhiều thu nhập cho cộng đoàn - tuyệt nhiên không quá thiệt tḥi cho khách hàng [Huynh Bá đă cùng gia đ́nh cao bay xa chạy đến phương trời người ta không cần quá lưu tâm đến phần thứ hai “khôn lanh như con rắn”. Huynh Bá định cư tại Sydney, hoà nhịp với Huynh Marcel Phước, Girard Nhơn, Nicet Liêm cùng các Huynh Đệ Lasan địa phương cho đến khi qua đời ngày 1/3/1993.
Hai Huynh Hồng và Nhơn tiếp tục làm lơ xe đ̣ cho đến khi cộng đoàn Lasan Mossard “được” công an thăm viếng.
]

5. “Thiếu Đế” Rémy Hiển là bạn rất thân tôi quen biết và sống chung từ 1958: 2 năm ở Đệ Tử Viện B́nh Linh - Huế, 5 năm ở Sơ Tập Viện, 2 năm ở Tập Viện tại Đồi Lasan - Nha Trang, sau đó 3 năm ở Kinh Viện - Đà Lạt. Vài tháng trước biến cố 75, Huynh Rémy Hiển xin hồi tục và thành hôn với một gia đ́nh danh giá tại Thủ Đức. Được đứa con đầu ḷng, hai vợ chồng nhất định xin tôi làm bơ đỡ đầu rửa tội cho Hiền. Ngoài xưởng cưa khá lớn và các dịch vụ thương mại khác, gia đ́nh này c̣n có một hảng làm “cây nước đá” rất đắt khách và thành công lớn, vẫn tiếp tục khuếch trương lớn mạnh sau biến cố đổi đời.

Một hôm, Thiếu Đế Hiển vào thăm tôi tại Đệ Tử Viện, đem theo nguyên một con gà luộc thơm ngon, có sẵn muối tiêu chấm mút. Hiển nói: “Mày bồi bổ thêm đi mày! Bà xă và tao đều thấy mày ốm quá rồi đó! Bả kêu tao đem vào cho mày đây!” Thật tuyệt vời! Qua một lúc tṛ chuyện thật cởi mở, thân t́nh, Hiển nói: “Bà xă tao có ư kiến này để giúp mày: mỗi ngày gia đ́nh bên vợ tao cấp cho mày 10 cây nước đá, mày t́m “mối” để kiếm lời, phụ giúp vào cho cộng đoàn. Mày tính sao?” Tôi tự nghĩ “tốt quá chứ c̣n tính sao? - Nhưng t́m mối là ǵ?”.

Thấy tôi có vẽ ngờ ngợ, Hiển cười nói: “Tao biết mày đang tự hỏi ‘mối là ǵ? làm sao có mối?’ phải không? Nói thiệt, tụi ḿnh đi tu từ nhỏ nên ngây ngô - nói là ngu th́ đúng hơn - nhiều chuyện lắm, nhất là chuyện làm ăn! Hồi tao mới ra ḍng cũng vậy, tao bị người ta chơi gác hoài. Anh em tao bên nội cũng như bên ngoại chơi tao, nhưng thật ḷng chỉ cho tao thấy những mánh khoé của đời. Thôi, đó là chuyện khác. Bây giờ, t́m mối nghĩa là mày đi liên lạc với bạn bè, xem có ai giúp mày t́m những quán càphê, nước mía, nước ngọt, v.v... muốn mua nước đá. Họ cần nước đá dữ lắm. Ḿnh đem nước đá bán cho họ mỗi ngày, như vậy gọi là t́m mối! Mỗi ngày Phước Tường Phát để cho mày 10 cây nước đá giá 1đồng/1cây, đem bán cho quán này nửa cây, hay quán kia một phần ba cây, có khi quán lớn lấy nguyên cây nước đá. Như vậy mỗi ngày mày thu được tiền lời. Không nhiều nhưng tích tiểu thành đại mà mày!” Tôi đem đề nghị làm ăn này ra cộng đoàn. Tất cả thấy được lắm! Cộng đoàn giao cho tôi chiếc xe lam ba bánh, vốn liếng để trùng tu xe và mua xăng nhớt. Vấn đề là “làm sao t́m mối?”

Sau khi trường Lasan Mossard biến thành trường Bổ Túc Văn Hoá Công Nông, có nhiều bạn bè thân hữu cùng đi với bạn bè của họ - theo châm ngôn “bạn của bạn tôi là bạn tôi - đến thăm. Trong số có một người cựu học sinh Lasan Mossard nhiều năm trước, tên là Thạnh. Chàng thanh niên này thật là “độc thân vui tính” và khá “bụi đời” - theo nghĩa ‘tốt’, nghĩa là chưa bao giờ làm hại ai, không hút sách, không ẩu đả bậy bạ, không chơi bời... chỉ thích lang thang đây đó với con ngựa sắt (Honda 90), thích tṛ chuyện, thích kết bạn... ‘tốt’ để tâm sự về cuộc đời không mấy thành công, và được coi như là một ‘lưu linh công tử’ v́ rất được gia đ́nh và anh chị em nuông chiều. Tôi hỏi Thạnh có quen biết ai mở tiệm bán nước mía, càphê, nước dừa, v.v... không? Thạnh cười nói: “Frère thích đi uống nước mía, càphê, nước dừa... ở góc phố hay lề đường nào th́ em cũng biết hết!” Thế là tôi giao cho Thạnh t́m mối. Hai ngày sau, tôi đă được gần 20 mối muốn có nước đá giao mỗi sáng.

Thức dậy khoảng 4 giờ sáng, cà rịch cà tang gồng ḿnh đạp cho xe lam 3 bánh nổ máy rồi trực chỉ Phước Tường Phát lấy nước đá, đi giao cho mối. Có nhiều lần, đạp hoài máy không nổ, tôi đánh thức vài em đệ tử giúp đẩy xe cho... nóng máy! Vài lần tôi đếm thử ḿnh phải đạp mỗi sáng mấy lần th́ máy nổ, có lần đếm đến 60, rồi đành chịu thua, màn đánh thức vài em đệ tử dậy làm công tác tái diễn! Một hôm, tôi khệ nệ khiêng nửa cây nước đá vào cho một quán càphê, một cậu bé đi ra, nh́n tôi chằm chặp rồi hỏi: ”Frère An đó hả?” - Trời ơi, thú thật tôi lúng túng và mắc cở quá xá, nhưng cũng trả lời ... hănh diện : “th́ tao đây chứ ai nữa!”, rồi vội vă đặt nửa cây nước đá xuống, chạy dông ra xe tiếp tục đi mối khác, quên luôn cả lấy tiền!

Việc làm mỗi sáng sớm tuy hơi cực nhọc, nhưng tôi vẫn cảm thấy vui vui. Vui v́ t́nh bạn với gia đ́nh anh “Thiếu Đế” Hiển ngày càng thắm thiết; vui v́ người bạn trẻ tuổi Thạnh, tuy “lưu linh” nhưng thực sự rất hiền hoà, chân thật; vui v́ Huynh Đệ cảm thông an ủi và khích lệ nhau “mỗi người một việc, nhưng chúng ta là Anh Em Lasan với nhau”; và riêng bản thân tôi, về mặt tâm lư cá biệt, vui sướng v́ mỗi tháng ḿnh tiếp tay với mỗi Anh Em xây dựng và bảo toàn t́nh cộng đoàn Lasan trong cuộc sống. [Tuy nhiên trong hoàn cảnh khó khăn phức tạp của xă hội lúc bấy giờ, khó tránh những sơ sót về mặt t́nh cảm giữa anh chị em cha mẹ con cái trong gia đ́nh nói chung, của Huynh Đệ trong một cộng đoàn tu sĩ nói riêng. Có lần tôi bị cảm cúm nặng, nằm liệt giường suốt hai ngày đêm, không một ai trong Huynh Đệ - kể cả các em đệ tử - ngó ngàng tới hỏi thăm. Một buổi sángThạnh vào thăm tôi, biết tôi đă bệnh hai ngày nay, tự động đi mua cháo cho tôi bồi dưỡng. Tôi đem chuyện này tâm sự với Huynh trưởng Ánh, Huynh trưởng xin lỗi, nói với cộng đoàn và Huynh Đệ nh́n nhận sự thiếu sót này, và quyết tâm “từ nay Anh Em chúng ta lưu ư hơn về điểm này.”]

6. Huynh Pierre Thắng (có biệt hiệu là Thắng Khều hay Sáu Khều) bôn ba nhiều nơi t́m việc làm. Phụ Huynh một cựu học sinh cấp tiểu học của Huynh nghe biết, liền mời Huynh đến làm việc tại Công Ty Công Tư Hợp Doanh 471 mà ông vừa thành lập. Công Ty này thầu về việc xây dựng và sửa chữa các cầu sắt dành riêng cho xe lửa. Nghe đâu mới thành lập được gần một năm mà con số nhân viên và nhân công đă lên đến trên 5,000 người. Văn pḥng trung ương của công ty nằm trên đường Nguyễn Du, cách trường Lasan Mossard khoảng 1km. Ông trưởng pḥng nhân viên nghe tin rằng Huynh Thắng do ông chủ công ty gởi đến, nên rất ân cần tiếp đón và đề nghị vào “ban đánh máy” như là bước đầu để được tuyển dụng. Nói thật ra, Huynh Thắng - cũng như phần đông các Huynh Đệ khác - biết đánh máy chữ, nhưng không theo một phương pháp nào ngoại trừ “phương pháp chọt hai ngón tay”, miễn là đáp ứng được nhu cầu cần thiết cấp thời.

Huynh Thắng thành thật nói với ông trưởng pḥng nhân viên: “Tôi không đánh máy giỏi và nhanh được, nhưng tôi biết một Frère đang ở trong trường Mossard, đánh máy rất giỏi và rất nhanh. Tôi có thể nhường việc làm này cho Frère đó không?” Ông trưởng pḥng nhân viên đồng ư. Frère Thắng “khều” gặp tôi tâm sự: “ê vous!... Phụ huynh một em cựu học sinh của ‘moi’ kêu ‘moi’ vào làm việc trong công ty của ông. Nhưng ‘moi’ đánh máy không nhanh bằng ‘vous’ nên ‘moi’ xin cho ‘vous’ thế chỗ của ‘moi’. ‘Vous’ thấy được không?” Như nhớ ra chuyện ǵ, Huynh Thắng vội nói tiếp: “ê vous! việc đi bỏ mối nước đá, ‘vous’ để ‘moi’ làm được không?” Tôi trả lời: “Hay lắm! Chia sẻ công việc cho Anh Em ḿnh là điều tốt! Sáng sớm mai ‘vous’ đi với ‘moi’ để Phước Tường Phát biết mặt, và biết đường đi giao nước đá cho những mối nào. Chiều mai ‘vous’ đưa ‘moi’ qua công ty 471 giới thiệu nghe”. [Tôi học đánh máy năm 1960 với Huynh Mutien Ngọc và đảm trách việc đánh máy cho báo BẠN của Sơ Tập Viện, và báo của tỉnh ḍng (bằng tiếng Pháp). “Nghề đánh máy” coi vậy mà có lợi cho tôi khi thi BAC tại Đà Lạt. Nguyên là Huynh Hubert quen thân với đồng nghiệp, cô Christine dạy Sciences Naturelles tại Lycée Yersin. Huynh Hubert giới thiệu tôi đánh máy bài vở cho cô Christine. Khi trúng tuyển thi viết, các thi sinh phải thi “oral” các môn chính. Tôi gặp cô Christine khi thi oral môn Sciences Naturelles. Thú thật tôi đậu BAC là nhờ môn toán, c̣n các môn khác - học thuộc ḷng, th́ tôi... chịu thua! Cô Christine để sẵn một số câu hỏi trên bàn, tôi bốc thăm một câu hỏi, đọc rồi... lắc đầu. Cô nh́n tôi cười nói: “Frère bốc đề bài khác đi!” Tôi bốc lại một đề bài, đọc, rồi... lắc đầu!. Cô Christine hơi nghiêm lại, nói: “Frère có quyền bốc lần thứ ba, nhưng tối đa sẽ là 16/20 thôi!” Tôi bốc lần thứ ba, biết sơ sơ câu trả lời, đành ‘tán hưu tán vượn’. Cô Christine mỉm cười cho tôi 10/20!]

Ban đánh máy chữ gồm có 4 nhân viên. Ngày đầu tiên tôi gơ máy chữ “kêu nghe ḍn tan như pháo nổ!”, một anh đồng nghiệp nh́n tôi cười và khen lấy khen để. Nhưng sau 3, 4 ngày, anh trưởng ban đánh máy đến nói nhỏ: “Frère ơi! Frère đánh máy chậm lại được không?” Thoáng ngạc nhiên nh́n anh ta thắc mắc. Anh trưởng ban hiểu ư nói nhỏ vào tai: “... ḿnh c̣n phải ‘sống’ nữa chứ Frère! Đánh máy nhanh quá, hết việc làm, th́ ḿnh không có lư do làm giờ phụ trội!” Anh nói tiếp, sau khi nh́n qua nh́n lại: “giờ phụ trội tính được hơn gấp rưởi/1giờ, ngày cuối tuần th́ gấp đôi; thêm vào đó ḿnh làm đêm th́ được bồi dưỡng một bánh bao nữa!”

Khoảng 2 tuần sau, đang chăm chỉ đánh máy một bài về kỹ thuật bằng tiếng Pháp, tôi nghe hỏi: “Frère An đây phải không?” Tôi ngước mắt thấy một người đàn ông nh́n tôi mỉm cười. Tôi đáp: “Dạ phải!” Ông đưa tay bắt lấy tay tôi cười cười: “Việc làm của Frère không thể ở chỗ này...” rồi bỏ đi. Anh trưởng ban đánh máy đến bên tôi, tỏ vẽ khúm núm nói: “Ông chủ đó Frère!” - “Ồ! th́ ra là ông chủ!” Ngay sáng hôm đó, ông trưởng pḥng nhân viên dẫn tôi vào giới thiệu với 6 người có mặt trong pḥng mát rượi nhờ máy điều hoà không khí: “Đây là pḥng Kế Hoạch. Từ nay Frère làm việc trong này nghe!” - Thế là một màn tự giới thiệu... Kỹ sư này, kỹ sư khác, và ông kỹ sư điện là trưởng pḥng. Làm việc trong pḥng Kế Hoạch kể ra cũng... tốt, toàn dân kỹ sư miền Nam từng làm việc tại bộ công chánh thời trước 75. Tôi được giao trách nhiệm theo dơi công tŕnh xây dựng và sửa chữa 10 cái cầu sắt miền Trung, từ cầu Đà Rằng đến Phan Thiết, và lập kế hoạch nhu cầu sắt, xi-măng, cát, v.v... với dự trù tổng chi phí (kể cả tiền lương cho nhân công và tổng đốc công trường) cho mỗi cầu. Công việc tương đối không khó lắm, rộng giờ để hoàn thành thiết kế hồ sơ vật liệu xây cất và lương bổng. Nhưng thú thật tôi vẫn nuối tiếc việc làm ở ban đánh máy v́... “mất phần bánh bao mỗi tối!”

Chính phủ phát động chương tŕnh “kế hoạch hoá gia đ́nh” và tất cả công nhiên viên nam nữ phải đến hội trường học cách xử dụng phương tiện kế hoạch... ngừa thai. Bà bác sĩ từ miền Bắc vào hướng dẫn. Bà móc trong túi quần mẫu “áo mưa” và “ṿng xoắn”, tŕnh bày cách sử dụng. Bà nói: “Bây giờ anh chị may mắn được nhà nước lưu tâm cung cấp cho mỗi cặp vợ chồng mỗi tháng một bộ. Nói thật với anh chị chứ ngoài Bắc, trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước, cấp bộ trưởng mới được cấp cho một cái trong ba tháng, xài rồi giặt dùng lại!” Cả hội trường vang tiếng cười hả hê... Bà bác sĩ tiếp tục diễn giải những phương cách khác với nhiều chi tiết và “dụng cụ” thật tượng thanh tượng h́nh, làm các cô các bà đỏ mặt tía tai, trong khi các vị mày râu th́ cười cười nói nói ôi thôi đủ chuyện. Nếp sống “văn hoá” trong cuộc đổi đời thật là... đổi đời!

Cuối tháng 8 năm 1977, thứ trưởng kinh tế đặc trách khai thác dầu khí hướng dẫn 3 phái đoàn Liên Xô, Ba Lan và Pháp đến căn cứ Hải Quân cũ ở Rạch Dừa và quảng bá chương tŕnh xây dựng “bến đáp tàu chở dầu thô, khách sạn và các tiện nghi ăn ở cho ban chỉ huy các công ty muốn đầu tư khai thác dầu khí ngoài khơi vùng Vũng Tàu.” Tuy mọi sự chưa khởi đầu, nhưng “nếu quí vị muốn nhảy vào th́ bất cứ lúc nào chúng tôi cũng có thể đáp ứng hết mọi yêu cầu.” Trưởng đoàn Pháp nói đùa: “3 tháng nữa được không?” Ông thứ trưởng khẳng khái hiên ngang đáp: “Hứa danh dự! Ba tháng nữa mời quí vị đến khai trương khánh thành!” Thế là “nhân dân ta” phát động khởi công chương tŕnh xây dựng bến cảng dầu khí Vũng Tàu. Công Ty 471 được giao khoán việc điện, nước (xây hầm chứa nước dưới mặt đất) và... láng trại. Nhân công đổ dồn về Rạch Dừa, làm ngày không đủ tranh thủ làm đêm, 24/24 và 7/7 thế nào cho kịp thời hạn đă “hứa danh dự”. Anh trưởng pḥng Kế Hoạch, nguyên là kỹ sư điện, được giao nhiệm vụ hoàn thành thiết kế dây điện, v.v... cho công trường. Cuối tháng 10, ba bốn ngày liên tiếp không thấy anh kỹ sư điện đi làm việc. Th́ ra anh trưởng pḥng Kế Hoạch đă may mắn cao bay xa chạy, để lại sơ đồ thiết kế dây điện tương đối đầy đủ. Anh Bích, kỹ sư công chánh được chỉ định làm trưởng pḥng và phụ trách việc hoàn thành thiết kế điện.

H́ hà h́ hục rồi cũng xong. Cuối tháng 11, toàn thể nhân viên công ty 471 hoà nhịp với công nhân viên những công ty khác tưng bừng khai trương công tŕnh dầu khí Vũng Tàu đă xuất sắc “vượt chỉ tiêu” hoàn thành lời đă “hứa danh dự” của ông thứ trưởng. Giờ khai mạc đă đến: chiếc xà lan đă neo sẵn cách cầu bến khoảng 1 cây số, cầu dao điện đă sẵn sàng “khai trương” ánh sáng, và tất nhiên hàng giây pháo sẵn sàng tung toé ḍn tan để mừng ngày hội lớn. Nhưng không có phái đoàn nào đến khánh thành! Ông thứ trưởng tuy trong ḷng không mấy thoả măn, nhưng ngoài miệng th́ cười vang sung sướng và tuyên bố: “Khai trương bến cảng công tŕnh dầu khí Vũng Tàu bắt đầu!” Pháo nổ rền vang, đèn pha chiếu sáng, xà lan nhổ neo từ từ đến bến cảng. Công nhân viên tung nón lên trời, vui cười rạng rỡ. Thật là một ngày vui đáo để. Bỗng nghe tiếng x́ xèo, khét lẹt; bóng điện loé sáng hẳn lên rồi... tắt lịm. Th́ ra dây điện không được thiết kế đúng tiêu chuẩn - nhỏ quá chăng? - hay thiết kế th́ đúng bài bản công thức và kích thước, nhưng khi thi công lắp ráp th́ “tự nhiên đổi dạng”?

Chiếc xà lan cập bến an toàn, nhẹ nhàng. Tài công thật thiện nghệ. Mọi người hoan hô tán thưởng. Trong khi công nhân viên được tưởng thưởng mỗi người một ổ bánh ḿ thịt, và đang thưởng thức bữa ăn trưa, th́ nghe tiếng ào ào sụp đổ: cầu bến tiêu ma! Th́ ra khi xà lan cập bến là nước triều đang dâng. Khoảng hơn nửa giờ sau th́ nước triều lên cao, đội xà lan lên và đội luôn cả cầu bến!