Cộng Đoàn Lasan Mossard Thủ Đức

Ngay sau biến cố 1975, một số bạn bè “biết chuyện” khuyên chúng tôi nên phân tán hoặc bán bớt những vật dụng cần thiết cho một trường nội trú: chén dĩa, muỗn nỉa, dao bàn, giường, bàn ngủ, tủ áo quần, v.v... Thú thật Huynh Đệ Lasan trong cộng đoàn đắn đo suy tưởng nhiều về đề nghị hợp lư và thực tiển này. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn tin và hy vọng rằng trước cũng như sau “cách mạng” việc giáo dục là vấn đề thiết yếu cho sự phồn thịnh về mặt tri thức, trí thức và đạo đức của một quốc gia, dù dưới thể chế chính trị nào.

Sau khi học tập chính trị để khai giảng khoá hè bổ túc, Huynh Đệ bàn chuyện với nhau: “nếu quả thật tư duy cách mạng và trường học của thể chế xă hội chủ nghĩa toàn là những tư tưởng quá khích một chiều và duy vật biện chứng như vậy, th́ chúng ta có nên đặt lại vấn đề lư tưởng và sứ mạng giáo dục của chúng ta không? Chúng ta không cứng ngắt giáo điều, trái lại chúng ta rất biết thích nghi với mỗi hoàn cảnh lịch sử của xă hội, của chính trị theo đường hướng của giáo hội (Lumen Gentium - Ánh Sáng Muôn Dân) và theo bản tuyên ngôn của tổng công hội năm 1966 (Sư Huynh Lasan Trong Thế Giới Hôm Nay). Chúng ta có thể làm ǵ?”

Tuy không được thoải mái trong công việc mà trước biến cố 1975 các Huynh Đệ đă hăng say, vui mừng và sung sướng hoàn thành với tâm t́nh ... Lasan, Huynh Đệ trong cộng đoàn Lasan cũng đă nỗ lực hoàn tất tốt đẹp khóa hè bổ túc. Trong tuần học tập chính trị để khai giảng năm học 75-76 đă có vài Huynh Đệ trẻ tỏ ra chán nản, xuống tinh thần, và tâm sự nhỏ to với nhau : “Chắc ḿnh... bỏ cuộc quá!” Lời an ủi và khích lệ từ các Huynh Đàn Anh coi như là một điệp khúc : “Cả nước, cả dân tộc ḿnh cùng chung một hoạn nạn, cùng một thách đố như nhau trong đời sống, chứ đâu phải chỉ một ḿnh ḿnh phải chịu đâu!”

Trong 5 tháng đầu, bác Lự là người duy nhất trong số các nhân viên giúp việc bếp núc, thông cảm với hoàn cảnh đổi đời quá đột ngột của Huynh Đệ Lasan c̣n gồng ḿnh đến bếp nấu ăn một lần cho cả ngày. Sau vụ đổi tiền, bác Lự xin nghỉ việc. Anh Chị Cang từng hy sinh nhiều cho cộng đoàn Đệ Tử Viện trước 75, nay v́ có thêm con mọn mới được vài tuần, tuy vẫn ở trong khuôn viên Đệ Tử Viện, nhưng Huynh Đệ đề nghị anh Cang khỏi lo việc bếp núc. V́ thế tất cả Huynh Đệ và các em đệ tử dùng cơm sáng trưa chiều chung với nhau. Riêng cố Hiển, Nghĩa Tử và là tuyên úy trường Mossard trên 30 năm nay, muốn ăn riêng dưới sự chăm lo của gia đ́nh người cháu.

Sau vụ đổi tiền, ngày 22/9/1975, cuộc sống của Huynh Đệ và các em đệ tử có phần khó khăn hơn. Huynh Đào t́nh nguyện nấu ăn cho cả nhà - lẽ tất nhiên các đệ tử tiếp tay làm phụ bếp.

Năm học 75-76 khai giảng và tiếp tục tương đối “không có vấn đề” về mặt tổ chức hành chánh. Ngoại trừ Huynh Pierre Thắng làm giáo vụ cấp I, Huynh Valéry An đặc trách cấp II, Huynh Gervais Hà trách nhiệm cấp III, và Huynh trưởng Francois Ánh bao thầu “tổng giám thị”, các Huynh Đệ khác ngày ngày đến lớp như tất cả các bạn đồng nghiệp. Nhưng có vấn đề - mà là vấn đề then chốt - liên quan đến lẽ sống của Huynh Đệ Lasan, một cộng đoàn tu sĩ trong bối cảnh xă hội lịch sử thật đặc biệt. Sự xuống dốc tinh thần - nếu không muốn nói là khủng hoảng tinh thần - từ từ ít nhiều gặm nhấm lư tưởng và tinh thần Lasan nơi mỗi Huynh Đệ. Thêm vào đó, đầu tháng 11/75, Huynh giám tỉnh ra lệnh vẽ lại bản đồ cơ sở trường Lasan Mossard:
- phân chia rơ rệt phần nào là lớp học, khu vực nào liên hệ trực tiếp đến sinh hoạt học đường như sân chơi, hội trường, pḥng ngủ của học sinh nội trú trước 75;
- phân chia rơ rệt phần nào là khu vực tu viện như nhà bếp, pḥng chung, pḥng ngủ của các Huynh Đệ, pḥng ở của linh mục tuyên úy, nhà nguyện;
- ranh giới chi tiết giữa trường sở Mossard và khu vực Đệ Tử Viện, ghi rơ khu vực Đệ Tử Viện là khu vực tu viện...“để chuẩn bị bàn giao”

Huynh Đệ trong cộng đoàn chỉ biết lắc đầu thở dài, ḷng thêm bối rối, tinh thần càng xuống dốc. Các Huynh trên 50 tuổi đời, hoặc trên 30 năm kinh nghiệm tu ḍng với những thăng trầm đổi thay của t́nh h́nh chính trị xă hội - biến cố chiến tranh Nhật-Pháp-Việt Minh đưa đến vụ chết đói năm 1946 tại miền Bắc, biến cố thực dân Pháp đến kháng chiến dành độc lập dân tộc, biến cố di cư năm 1954, biến cố quân chủ đến cộng hoà đến cộng sản - có thể mang tâm trạng “đón nhận và thích nghi” dễ dàng hơn những Huynh trẻ. Linh mục nghĩa tử cố Hiển đă trên 80 tuổi, ngỏ ư xin chỉ làm lễ khi có thể; v́ vậy Huynh trưởng Francois Ánh đề nghị cộng đoàn đi lễ mỗi sáng ở nhà thờ họ đạo Thủ Đức, sau đó là kinh sáng và cơm sáng.

Quá căng thẳng tâm lư v́ phải đương đầu hằng ngày với một loại “vũ khí vô h́nh” nào đó, các Huynh Đệ từ từ suy giảm sự vồn vă, sự thân t́nh, ngay cả đôi khi biểu lộ sự dè dặt trong cách đối xử với nhau. Kinh sáng và thánh lễ, cơm sáng cơm trưa, nhất là kinh chiều và cơm tối dần dần giảm số Huynh Đệ. Hôm nay người này vắng mặt, hôm khác người kia đi vắng... Ai cũng có lư do riêng tư chính đáng nếu được ân cần hỏi đến. Một số Huynh Đệ thấy đă đến lúc phải tự quyết định cho tương lai đời ḿnh. Huynh Francois Hiển xin hồi tục. Huynh Wenceslaus được chấp thuận cho về với gia đ́nh “tu tại gia” tại Vĩnh Long. Huynh Joseph Tài xin về hưu... non tại Mai Thôn. Huynh trưởng Francois Ánh đề nghị Huynh Etienne Toàn, đă trên 70 tuổi, về nhà hưu dưỡng Mai Thôn, nhưng Huynh Etienne “muốn ở với, ở giữa... tuổi trẻ, mặc dù không làm ǵ được nhưng sự có mặt cũng là điều tốt!”

Huynh trưởng rất khổ tâm về việc đời sống cộng đoàn Huynh Đệ Lasan ngày càng rời rạt lỏng lẻo. Kinh sáng, kinh chiều và ngay cả cơm trưa cơm tối ngày càng vắng. T́nh trạng này không thể kéo dài, nếu không muốn cộng đoàn tan ră. Huynh trưởng hội ư với các Huynh đàn anh và quyết định triệu tập một buổi họp cộng đoàn “tất cả các Huynh Đệ phải có mặt tham dự”.

Các Huynh đàn anh kể lại những kinh nghiệm sống trong những năm 1945-1954 khi đất nước hỗn loạn v́ cuộc chiến chống thực dân Pháp rồi hoàng quân Nhật xâm lược, cuộc nội chiến - tranh chấp quyền hành, đấu tranh giữa hai ư thức hệ quốc gia tự do và cộng sản độc tài. Không thiếu Huynh Đệ dù mới là đệ tử, thỉnh sinh, tập sinh cũng phải tạm thời về gia đ́nh, và sau cơn loạn lạc đă hầu hết trở lại tiếp tục đời tu; cũng không thiếu Huynh Đệ xuống tinh thần, chán nản cho tương lai lúc bấy giờ - tuy đă có vài Huynh Đệ rút lui, nhưng số đông vẫn kiên tŕ, v́ mọi người xác quyết rằng, như thánh tổ Lasan đă cầu nguyện: “Lạy Chúa, đó là việc của Chúa!”

Mỗi Huynh Đệ được mời gọi nói lên suy tư cảm nghiệm của ḿnh, nói về những ưu tư phiền muộn ḿnh gặp phải kể từ ngày “đổi đời”... Huynh Hồng có vẻ đăm chiêu, gật gù lẩm nhẩm điều ǵ đó, rồi cất tiếng tâm sự: “Frère An đă kể lại cuộc rước kiệu bác Hồ chiều 30/4 trên đường Thống Nhất. Ngày 19/5, chúng ta đă nghe ông cán bộ diễn giải bài thơ ‘đôi dép râu bác Hồ’ rồi khóc sướt mướt v́ cảm động ‘nhớ thương bác’ trong buổi học tập mừng sinh nhật bác; chúng ta đă nghe biết từ Bắc chí Nam, đúng 3giờ chiều hôm đó, tất cả mọi cán bộ diễn giải trong các buổi học tập chính trị đều ngâm bài thơ và cũng khóc lóc sướt mướt ‘nhớ bác’. Như vậy có phải là họ tôn sùng bác như là vị thần thánh, như là ‘chúa của đạo cộng sản’ không? Thiệt là... giống như Thiên La Giáo! Như vậy tôi thấy rằng gương các vị Đàn Anh bám chặt vào niềm tin vào Chúa của ḿnh thật là cao quí.” Mọi người đi đến quyết tâm: “Ít nhất mỗi ngày một lần, Huynh Đệ chúng ta gặp nhau đầy đủ đọc kinh chiều, nguyện gẫm, cơm tối, tṛ chuyện vui vẻ sau cơm tối, và kết thúc bằng kinh tối”.

***

Lễ Giáng Sinh 1975

Những mùa Giáng Sinh trước, khoảng đầu tháng 12 mỗi năm, những câu chuyện đầu môi chóp lưỡi của các em bé thơ ngây, cũng như những lăng xăng design máng cỏ của các trưởng lớp, đội trưởng, v.v... tạo một bầu khí vui nhộn, hớn hở, an vui hạnh phúc trong khuôn viên nhỏ bé và ấm cúng của trường LaSan Mossard.
Nhưng kể từ “ngày ấy”, tiếng vui cười nô đùa của đám trẻ bỗng tiêu tán đâu mất... Thế là “đổi đời” đă được 8 tháng. Mùa Giáng Sinh lại đến.
-”Năm nay, ḿnh có lễ No-en không Frère?”, câu hỏi của một em bé làm tôi giựt ḿnh.
- mmmm... th́ năm nào mà không có No-en?!

Tôi đem câu hỏi của em bé ra cộng đoàn.
+ Nhưng tổ chức lễ ở đâu?
- hội trường th́ “3 Tấn” ǵ ǵ đó... đă yêu cầu dành riêng cho “Đoàn (?)” trưng dụng từ ngay sau biến cố 75;
- nhà nguyện Đệ Tử Viện th́... mmm ... có nguy hiểm không?
+ Tụ họp Anh Chị Em như vậy có... bất hợp pháp không?
+ Mừng No-en dưới dạng thức nào? = chỉ có Thánh Lễ ? - Nếu vậy th́ các bài hát có phải... tŕnh nộp cho chính quyền kiểm duyệt không? - Nếu không th́ có bị cho là... “truyền bá tư tưởng mê tín dị đoan, hát nhạc... vàng” không ? = thiệt là hậu quả khôn lường - nên cẩn thận!!!
+ Có linh mục nào “dám” đến làm lễ không?
+ vân vân và vân vân...
Cuối cùng, Huynh Đệ đồng ư sẽ mời Anh Chị Em và Thân Hữu LaSan vùng Thủ Đức và lân cận đến mừng lễ No-en “đầu tiên” = tới đâu th́ tới! “B́nh An dưới thế cho người Chúa thương” mà sợ ǵ?!
Ngót 300 Anh Chị Em và Thân Hữu LaSan đến dâng lễ mừng Chúa Giáng Sinh đêm 24-12-75, tại nhà ngủ tiểu học - ngay trên hội trường.
Tuy bầu khí không được như những năm trước, nhưng thấy số đông Anh Chị Em bất chấp mọi sự trói buộc... trần thế, đến cùng nhau v́ những thực tại cao đẹp và thiêng liêng hơn để “Vinh Danh Thiên Chúa trên trời”, và để cùng nhau tận hưởng “B́nh An dưới thế cho người Chúa thương”, nên buổi lễ hôm đó ấm cúng làm sao, chan chứa t́nh anh chị em, t́nh đồng bào, t́nh đồng loại.

***

Sau khi “bàn giao” trường Lasan Thủ Đức, Huynh Đệ thuộc cộng đoàn Lasan Mossard Thủ Đức đồng hành với học sinh qua trường Phổ Thông Cấp II&III Thủ Đức, tiếp tục lư tưởng sống cho, sống v́, sống với giới trẻ, trong bất kỳ hoàn cảnh xă hội chính trị nào. Các em đệ tử vẫn cắp sách tập đến trường lớp liên hệ, tiếp tục việc học vấn. Kể từ khi chuyển qua trường Phổ Thông Cấp II&III Thủ Đức, các linh mục và tu sĩ - dù là giáo viên dạy học ở các trường sở của xă hội xă-hội-chủ-nghĩa, hoặc đang “thất nghiệp”, không được mặc áo ḍng ngoài khu vực nhà thờ hoặc tu viện của ḿnh.

Tuy Sở Giáo Dục không buộc học sinh phải mang đồng phục khi đi học, nhưng học sinh nam nữ phải mang bảng tên trường trên túi áo. Hiệu trưởng La Thế Dũng nhận thấy học sinh không có bảng tên “Trường Phổ Thông Cấp 2&3 Thủ Đức” trên túi áo, thay vào đó đa số học sinh mang huy hiệu LASAN. Trong buổi họp ban giáo viên toàn trường, hiệu trưởng yêu cầu “tất cả các thầy cô, cách riêng thầy cô chủ nhiệm lớp và thầy giáo vụ mỗi cấpï, có trách nhiệm làm thế nào để học sinh yêu mến trường xă hội chủ nghĩa HƠN hoặc ít nhất NHƯ yêu mến trường LASAN”.Trước 75, mỗi trường Lasan đều có huy hiệu LASAN với tên trường đặt làm từ Rôma, rất đẹp. Riêng cho tỉnh ḍng th́ chỉ có chữ LASAN. [Trước khi bàn giao trường Lasan Mossard, tôi đề nghị Huynh Đệ phân phát cho mỗi em học sinh huy hiệu LASAN để làm kỷ niệm.]

Tôi vẫn tiếp tục làm “giáo vụ” cấp 2 và Huynh Hà cấp 3. Cô giáo Huyền, phó hiệu trưởng, đặc trách “cố vấn và theo dơi” việc điều hành học vấn cấp 2; Ông La Thế Dũng, hiệu trưởng, vừa đảm trách toàn trường, vừa lưu tâm đặc biệt cấp 3. Huynh Đào được đề cử vào “Ban Đời Sống” lo việc mua thực phẩm theo tiêu chuẩn nhà nước ấn định cho giáo viên và nhân viên của trường. Huynh trưởng Ánh “được giải phóng” khỏi chức vụ tổng giám thị.

Buổi sáng các em đệ tử tiếp tục theo học các lớp tương hợp cho mỗi em. Buổi chiều, nếu có chương tŕnh “thầy trưởng Ban Lao Động” chỉ định th́ các em đến trường lao động, nếu không th́ ngoài vài giờ học riêng, các em “lao động sản xuất” dưới sự chỉ dẫn của Huynh Đào.

Tiêu chuẩn lương thực hàng tháng nhà nước “tưởng thưởng” công nhân viên, giáo viên là phần “bồi dưỡng”, không liên quan đến tiêu chuẩn lương thực hàng tháng “được cung cấp” theo hộ khẩu do chính quyền địa phương đảm trách. Phần “được cung cấp” - chủ hộ phải mua, trả tiền đàng hoàng - gồm những nhu yếu phẩm như gạo [lắm lúc thay thế bằng khoai lang, bo bo hoặc bột ḿ ít nhiều pha trộn với bột khoai ḿ], nước mắm, đường thẻ, bột ngọt, và 1mét vải/người/năm. Phần “bồi dưỡng” - nhân viên/giáo viên cũng phải trả tiền - gồm 1kg thịt heo, vài gói thuốc lá nội địa như thuốc lá Hoa Mai, lâu lâu một ổ bánh ḿ/công nhân, giáo viên, đặc biệt một “áo mưa” thích hợp cho nam/nữ công nhân/giáo viên có gia đ́nh (!)

Một tháng kia, tôi nhận 1kg thịt heo “bồi dưỡng” đựng trong bao nylon treo lủng lẳng trên guidon xe đạp, hồ hởi phấn khởi đạp về nhà. Trên đường đi, bao nylon rớt xuống, ba (3) miếng thịt heo vung văi trên đường: khúc xương một góc, khúc da một góc và khúc mỡ dính một ít thịt một góc. Tôi ngưng xe cúi xuống lượm lại, bỏ khúc xương. Một khách bộ hành đi ngang qua thấy, kêu tôi: “Frère An! Khúc xương quí lắm đó Frère! Không phải ai cũng được bồi dưỡng đâu! Tụi em mong mà không có đó! Frère đừng bỏ, uổng lắm!” Tôi lượm khúc xương, mặt đỏ bừng, mà ḷng tái tê...

***

Năm học kết thúc tương đối ổn thoả. Tất cả các giáo viên được lệnh phải theo học lớp chính trị tại trường Régina Mundi, Saigon, suốt tháng 7 năm 1976, để chuẩn bị kỹ hơn cho năm học 76-77. Thời khoá biểu học tập chính trị : 8giờ/ngày, 5ngày/tuần, ăn uống tự túc.

Trong khi Huynh Đệ đi học chính trị suốt tháng 7/76, các em đệ tử vùng Saigon, Gia Định luân phiên về nghỉ hè tại gia đ́nh; các em ở xa như Tám (ḷ), Dương Hoàng, Thắng Hồ, Minh Thành v.v... tiếp tục ở tại Đệ Tử Viện, vừa tăng gia sản xuất vừa nghỉ hè.

Cộng đoàn đồng ư để dành gạo “tiêu chuẩn hộ khẩu” [Tháng hè, học sinh được nghỉ để “giúp gia đ́nh”, ban giáo viên được nghỉ dạy một tháng, thời gian c̣n lại “làm việc b́nh thường”, nghĩa là đến trường làm bất kỳ việc ǵ ban hiệu trưởng giao phó, nhưng “vô lương”, và tất nhiên không có “tiêu chuẩn bồi dưỡng”] bới theo cho buổi ăn trưa; cơm sáng và cơm tối th́... vài cũ khoai lan chắc cũng đủ “tạm sống qua ngày!” Huynh Đào lănh trách nhiệm “quản lư kiêm đầu bếp” cho tháng này. Huynh Bá đề nghị bới cơm vắt cho tiện.

Trưa ngày học tập đầu tiên, Huynh Đệ vui vẻ quay quần bên nhau chia sẻ phần cơm vắt muối mè. Ngon lắm! Cơm không độn mà! Vào giờ học tập sau cơm trưa, Huynh này đến Huynh khác đi... ngoài. Gặp nhau giữa đường đến nhà vệ sinh, Huynh Đệ nhăn nhó nhở khóc nhở cười th́ thào: “quái lạ! hôm nay sao đau bụng quá xá!” Có Huynh c̣n nhăn nhó than : “Tớ đi đă 3 lần rồi!” Chiều về, qua cầu Rạch Chiếc, tôi thấy một guidon xe đạp lưng chừng ló ra sau một bụi cây khá rậm, đạp lên chút nữa th́ thấy Huynh Hồng... một tay giữ yên xe đạp, “ngồi” sau bụi cây! Về nhà, Huynh Hồng chu chu miệng nói: “... chịu hết nổi!”

Sau giờ kinh chiều, Huynh Đệ ngồi bàn tán và t́m hiểu lư do tại sao “ai cũng đau bụng thê thảm như vâỵ?” Phải chăng có thể v́ chúng ta nhồi và vắt khi cơm c̣n nóng? Lại nữa bọc trong bao nylon nên khi cắt thành miếng nhỏ, chúng ta cảm thấy nhớt nhớt không? Có miếng nhớt nhiều có miếng nhớt ít. Ai ăn phải miếng nhớt nhiều th́ bị đau nặng hơn, “đi” nhiều lần hơn? Quả thật, hôm sau chúng tôi để cơm nguội rồi mới nhồi, vắt thành như bánh tét, bao trong lá chuối, và... “ngon thật, nhưng không ai bị đau bụng nữa!” Âu cũng là một kinh nghiệm vắt nhồi cơm!

***

Khoảng một tháng sau ngày “Đại Thắng Mùa Xuân”, phong trào “thủy lợi” được phát động rất mạnh. Để khởi đầu làm gương, các đoàn thể “thanh niên xung phong” [Không thiếu phụ huynh có con cái đi “thanh niên xung phong” vài tháng đă than thân trách phận v́ con gái mang “bầu tâm sự” về, hoặc con trai bỏ nhà ra đi...] được điều đến những công trường xây dựng đê điều nhằm chắn làn nước sông rạch hoặc chuyển hướng nước của gịng sông đến vùng khô cằn hơn trong công tác “dẫn thủy nhập điền” theo quy hoạch xây dựng và phát triển nông thôn. Một công tŕnh mà người dân lắm lúc gọi nôm na bằng chính câu thơ của Tố Hữu: “... Vắt đất ra nước thay trời làm mưa...”, hoặc “với sức người sỏi đá cũng thành cơm”.

Mỗi hộ phải cung ứng một “nhân công thủy lợi” đến công trường chính quyền địa phương chỉ định làm “công tác xă hội chủ nghĩa” một tuần, ăn (tự túc) ở tại lều của nông trại. Nếu người trong hộ già yếu bệnh tật hoặc bận công ăn việc làm “hợp pháp” th́ có thể thay thế bằng tiền mặt tương đương với tiền thuê mướn một nhân công. Để khuyến khích giáo dân công giáo “là những người công dân tốt”, tổng giám mục B́nh cũng đă săn tay áo kéo ống quần lội xuống vũng bùn lầy làm công tác thủy lợi. Huynh giám tỉnh Quảng và vài Huynh Đệ cũng nỗ lực hồ hởi phấn khởi đi thi hành “quyền lợi và trách nhiệm” của một người công dân xă hội chủ nghĩa tốt. Báo chí, truyền thanh truyền h́nh nhà nước khen lấy khen để trong suốt cả tuần lễ.

Đầu năm học 76-77, chương tŕnh thủy lợi hướng về nhân lực trẻ trung tại các trường phổ thông cấp 2&3. Thế là Ban Lao Động hướng dẫn toàn thể giáo viên, nhân viên và học sinh trường Phổ Thông Cấp 2&3 Thủ Đức đến cầu Rạch Chiếc làm thủy lợi trong ba ngày. Giáo viên chủ nhiệm kiểm kê danh sách học sinh trong lớp ḿnh, giáo vụ kiểm kê danh sách giáo viên trong cấp ḿnh. Không một lư do nào - dù chính đáng - có thể biện minh sự vắng mặt trong 3 ngày này. Mỗi người phải hoàn toàn trách nhiệm về công tác xă hội chủ nghĩa này. Toàn thể Huynh Đệ trong cộng đoàn Lasan Mossard tích cực tham gia công tác.

Hai ngày “lao động là vinh quang” trôi qua xuông xẻ. Ai nấy ngủ nghỉ li b́ sau một ngày “đầu đội mặt trời, nửa thân ḿnh dưới ch́m trong bùn lầy”. Giờ nghỉ ăn trưa ngày thứ ba, một đám học sinh xôn xao tán loạn trên bờ sông: “thằng Sinh chết ch́m rồi!” Sinh là em học sinh lớp 9P - chủ nhiệm lớp là thầy Thức, giờ nghỉ trưa đă cùng bạn bè bơi lội thoả thích, bỗng như bị hụt chân và gịng nước cuốn đi. Vài phút sau, bạn bè không thấy Sinh đâu, kêu la cầu cứu. Một toán người lặn hụp t́m kiếm. Khoảng 15 phút sau, một người trong toán cấp cứu ôm sốc ngược Sinh trên vai, chạy qua chạy lại trên bờ. Quá trễ!

Sáng ngày đầu tuần, trước giờ chào cờ hàng tuần và thể theo đề nghị của các giáo viên cấp 2 với sự đồng t́nh của thầy trưởng Ban Lao Động, tôi với tư cách là giáo vụ cấp 2 cùng phái đoàn đến gặp ông hiệu trưởng La Thế Dũng xin ủi an gia đ́nh em Sinh bằng cách trao tặng “bằng tuyên dương anh hùng lao động xă hội chủ nghĩa của trường Phổ Thông cấp 2&3 Thủ Đức”. Ông hiệu trưởng chỉ ầm ầm ừ ừ bảo “... để tính sau!”

Sau nghi thức chào cờ, ông hiệu trưởng huỵch toẹt lên án “sự vô kỷ luật của Sinh trong giờ lao động...” Ai nấy ngẩn ngơ, bất măn. Nhà Sinh ở chỉ cách hông bên trái nhà trường một hàng rào khoảng 200mét. Xác em Sinh c̣n nằm đó trong gia đ́nh đă ôm ấp nuôi dưỡng Sinh suốt 15 năm qua. Hai hôm nữa là an táng. Thế mà...

***

Khoảng cuối tháng 10/1976, một hôm cô phó hiệu Huyền mời tôi đi dạo quanh trường trong giờ tôi được rảnh. Cô Huyền lên tiếng:
- Nói thật với các anh “Phe Lasan”, các anh thật là “thiện nghệ trong ngành giáo dục”.
- Cám ơn cô phó hiệu!
- Ông hiệu trưởng và tôi đă để ư theo dơi các anh ngay từ khi tôi mới từ miền A vô, hồi c̣n bên trường “Mốt-xa”, và ông hiệu trưởng th́ theo dơi các anh từ khi chuyển qua trường này.
- Chu choa! theo dơi nghĩa là giám sát t́m cơ hội để...
- Không đâu! xin anh đừng nghi oan cho chúng tôi! Tôi phải thật tâm nói rằng trường sở - như trường “Mốt-xa”, và lối tổ chức học đường của các “Phe Lasan” thật chuyên nghiệp. Tôi cũng đă có dịp đi tham quan các trường sở trong thành phố Hồ Chí Minh, trường công cũng như trường tư của chế độ trước 1975, tôi phải thú nhận rằng tôi rất ngạc nhiên và không ngờ chế độ Mỹ-Ngụy mà cũng lo việc giáo dục các cháu cách chu đáo như vậy. Các anh ai dạy cũng sống động, các cháu tỏ ra rất vui thích và quí trọng. Chỉ tiếc một điều là ban giáo viên đă sai lầm lạc bước trong tư duy cách mạng...

Cô phó hiệu thao thao bất tuyệt lập lại những ǵ mà chúng tôi đă nghe trong các giờ học tập chính trị, thật đúng bài bản, không trật đường rầy chút nào! H́nh như cô cũng cảm thấy ḿnh nói “hơi nhiều”, hoặc “dư thừa”, nên cô ngưng lại, nh́n tôi rồi mỉm cười nói tiếp:
- Anh đă theo học các khoá chính trị rồi, tôi không cần diễn giải thêm!
Tôi cười nói:
- Th́ cũng thế thôi! Nghe đi nghe lại cho... thuộc ḷng đó mà!

Cô phó hiệu có vẻ nghiêm nghị nói:
- À, các anh nên thận trọng lời nói trong lớp một chút kẻo... gặp rắc rối nghe! Chắc anh c̣n nhớ vụ anh Thanh, giáo viên Địa Lư cấp 2, bị công an kêu lên làm việc? [Nguyên Huynh Alban Thanh kể chuyện vui cho học sinh:
“Một chiếc xe du lịch đi từ Hà Nội vào Saigon, ngang một cánh đồng khá lớn, lúa xanh tươi tốt sắp trổ bông. Ngài thủ tướng Việt Nam sung sướng chỉ chỏ giới thiệu cho các bạn trên xe. Bỗng xe chậm lại và ngưng hẳn: một con ḅ béo tốt nằm trên đường thư thả nhai đi nhai lại, đuôi quất qua quất lại trông thật thanh thản an nhàn. Tên tài xế xuống xe, đến gần con ḅ, la hét đánh đập, nhưng ḅ vẫn coi như nơ-pa.
Ngài đại sứ Ấn độ bảo: ‘để tôi!’ Ngài đến gần ḅ, quỳ lạy trông thật kính cẩn, nhưng ḅ vẫn không nhúc nhích...Ngài đại sứ Liên Xô thấy vậy, bảo: ‘để tôi đến doạ nạt nó xem sao’. Ngài hùng hổ phùng mang trợn mắt hét lớn: “đồ ngu như...ḅ! Mày có tránh ra không? Ông đem hoả tiễn SAM bắn bỏ mẹ bây giờ!’ Ḅ vẫn tà tà nhai đi nhai lại, tỉnh bơ. Ngài thủ tướng trấn an các bạn, rồi đến gần con ḅ nói nhỏ vào tai. Con ḅ 3 chân bốn cẳng phóng nhanh vào đồng ruộng. Xe tiếp tục lên đường. Ai nấy nh́n ngài thủ tướng thán phục. Ngài mỉm cười nói: “Tôi bảo nó tránh đi, nếu không tôi cho đi vùng kinh tế mới th́... bỏ mẹ đấy!”
]

Tôi làm bộ trầm tư suy nghĩ chứ thật ra tôi biết chuyện này từ... khuya! Nửa thật nửa đùa, tôi đáp:
- À, nhớ rồi! Hmmm, anh Thanh kể chuyện cho vui, lại nữa có vậy lớp mới có dịp cười cho vui thôi mà! À, anh công an làm việc với anh Thanh cũng thông cảm mà... [May mắn sao gặp anh công an người miền Nam, cựu học sinh Lasan Đức Minh. Anh công an nói: “em biết các Phe kể chuyện cho vui, cho lớp học thêm sinh động, chứ không có ác ư ǵ cả. Thật ra câu chuyện này th́ dân tứ xứ đă truyền miệng nhau lâu rồi. Nhưng Phe nên cẩn thận, đừng kể công khai những chuyện loại ‘phản động’ này trong các lớp học nghe! Các em nhỏ ‘cháu ngoan bác Hồ’ mà báo cáo lại th́ cũng rắc rối đó!”]
- Ấy chết! vui th́ vui đấy. Nếu là người dân thường kháo nhau kể chuyện th́ c̣n có thể coi như là chuyện vui đùa, nhưng nếu là công nhân viên nhà nước - nhất là công nhân viên trong ngành giáo dục và đào tạo, th́ đó là cực kỳ phản động đấy, các anh coi chừng đó!

Thú thật tôi hơi gờm, nhưng vẫn yên tâm v́ biết chắc cô giáo Huyền này, dù sao cũng là gốc công giáo, chỉ nhất thời bỏ đạo để được đề cử làm “đối tượng đoàn” ở Hà Nội. Sau khi vào đoàn được hai năm, bây giờ đang cố gắng lập thành tích để được đề cử làm “đối tượng đảng”, cô em của cô phó hiệu từ Hà Nội vào cho biết như vậy [Cô em gái đi từ Hà Nội vào Nam sau cô Huyền khoảng 2 tháng, và lần ṃ cách nào mà gặp được người bà con, thầy Chánh di cư năm 54 đang dạy cấp 2, môn Việt Văn, và được tá túc tại nhà thầy. Cô em gái nói cho tôi biết về cô Huyền. Tôi cũng đồng ư với cô em gái là cô Huyền thật ra không phải là người xấu, cô chỉ mong đạt được ước vọng thành công trong xă hội... Trước khi cô em gái trở ra Hà Nội, cô xin một cuốn Tân Ước, và vài ảnh tượng.].

Cô phó hiệu Huyền thấy tôi im lặng, coi như “ngoan ngoăn nghe lời chỉ dạy thân t́nh”, nên cô nói tiếp:
- Ông hiệu trưởng sẽ kiểm thảo với anh Hà về chức năng giáo vụ cấp 3. Riêng về anh, giáo vụ cấp 2, th́ tôi nh́n nhận anh là một giáo viên dạy toán tài giỏi. Các cháu rất vui thích được anh dạy rơ ràng, dễ hiểu và năng động. Về chức năng giáo vụ, anh điều hành, phân chia giờ lớp và môn học cho các giáo viên, và phân bổ giáo viên chủ nhiệm cho các cấp 2... thật hoàn mỹ, đạt chỉ tiêu tốt và cao.
- Cám ơn cô Huyền
- Nhưng có điều này tôi phải hỏi anh. Tại sao anh không bao giờ nói về đạo đức cách mạng cho học sinh?
- Đạo đức cách mạng ? [Ngay trong khoá hè bổ túc, các em cấp 1 đă lớn tiếng đố nhau: “Đố mày, đạo đức cách mạng là ǵ?” Cả đám tranh nhau trả lời: “ là vật thứ ǵ ḿnh đi trên đường, đạp phải, ḿnh không đau mà lại đi cà nhắc” rồi cả đám phá lên cười...] Cô có thể tóm gọn trong một vài câu cho tôi biết về cái gọi là...
- Thôi, bỏ đi! C̣n chuyện này nữa: sao anh không cắt tóc cạo râu cho sạch sẽ để làm gương cho học sinh?

Tôi cười vui vẻ đáp:
- Ầy! tôi bắt chước bác Hồ mà! Có phải bác dặn ḍ các cháu 2 điều:
1. các cháu đừng bắt chước bác “ở vậy” một ḿnh. Điều này tôi không thể nghe lời bác được!
2. các cháu đừng bắt chước bác “hút thuốc quá nhiều”. Điều này th́ tôi nghe lời bác.
Nhưng bác đâu có dặn ḍ “đừng bắt chước bác để râu để tóc” đâu ? [Chỉ một tuần sau ngày 30/4 chiến dịch xoá bỏ tàn tích Mỹ Ngụy được phát động rộng răi và mănh liệt, trong đó có mục “thanh niên th́ phải hớt tóc cao ráo”. Nhiều tốp thanh niên xung phong chận đứng thanh niên trên các đường phố, dùng tondeuse hoặc kéo cắt tóc những chàng trai - ngay cả đàn ông khá lớn tuổi - để tóc dài quá mang tai. Tôi bực ḿnh để tóc dài và không cạo râu trong nhiều tháng...] Điều này là tôi bắt chước cho ... giống bác mà!
- Sụyt!!!! Đừng nói bậy! Tôi biết dân miền Nam - cũng như dân miền Bắc - thường hay nói xấu hoặc nói khoé chính phủ và đảng. Nhưng đừng bao giờ, nhớ đó! đừng bao giờ nói xấu bác. “Tụi nó” bắt bỏ tù đó, chứ không phải nói chơi kiểu đó được!

Tôi làm cử chỉ như lo sợ, rùng vai. Hai người bước đi dưới hàng cây bóng mát, im lặng trong vài phút. Tôi tự hỏi “phải chăng cô Huyền đang gài bẫy tôi? Cũng có thể lắm chứ! Cô đang lập thành tích ‘đối tượng đảng’ mà!” Cô Huyền lên tiếng:
- Thôi được, sắp hết giờ rồi. Tôi chỉ c̣n một chuyện nữa. Tôi thấy anh là người đủ tiêu chuẩn để được chính thức vào “biên chế” làm công nhân/giáo viên thực thụ, nếu anh hồi tục...
- Cái ǵ?... Cô...
- B́nh tĩnh nghe tôi nói đă! tu trong ḷng là tốt rồi, đâu cần bề ngoài! Nếu anh hồi tục, tôi tức khắc đề nghị xin cho anh vào biên chế...
- Cô cho tôi là hạng người nào? Cô thử coi đi: tôi bỏ điều mà tôi đă và đang theo đuổi gần 30 năm nay để đón nhận điều mà tôi...
- Tôi biết!...

Một tiếng thở dài, rồi cô phó hiệu nh́n thẳng vào mặt tôi nghiêm nghị nói tiếp:
- Tôi thán phục các anh v́ ḷng dũng cảm và trung thành của các anh với lư tưởng của các anh. Tôi nói thật, dù anh có chịu nghe lời tôi, bỏ tu, rồi có được vào biên chế đi nữa, th́ cũng chỉ vài năm thôi, “tụi nó” cũng loại anh ra!

***

Đầu tháng 12/76, hiệu trưởng La Thế Dũng triệu tập buổi họp toàn ban giáo viên các cấp và nhân viên hành chánh, công khai phổ biến thông tư của chính phủ kư vào giữa tháng 7/76 về việc “linh mục hăy về nhà thờ, tu sĩ nam nữ hăy trở về tu viện, trả lại tất cả trường sở cho xă hội xă-hội-chủ-nghĩa”. Một tuần sau, ông hiệu trưởng kêu tôi lên văn pḥng làm việc. Theo cũng một bài bản khuôn khổ coi như đă nhập tâm chung cho mọi đảng viên cán bộ, ông thao thao bất tuyệt nói về đỉnh cao trí tuệ, về những bước tiến mạnh vững chắc lên xă hội xă-hội-chủ-nghĩa do Đảng và Nhà Nước chỉ đạo và quản lư... Tôi cũng thao thao bất tuyệt ngồi nghe nhai đi nhai lại không biết bao nhiêu lần; lúc th́ làm bộ gật gù, khi th́ làm bộ đăm chiêu suy nghĩ; nhưng thật ra trong tâm trí tôi đă mường tượng được mục đích của buổi làm việc hôm nay. Sau chừng 10 phút trao đổi quan niệm về xă hội, nhân văn, khoa học kỹ thuật siêu việt của nhân dân ta, ông đi thẳng vào vấn đề: tôn giáo.
- Các anh theo đuổi một lư tưởng đâu đâu, mờ ảo, không tưởng! Ông nói. Các anh cứ ngày này tuần kia, năm này đến năm khác, giảng, giảng rồi lại giảng trong nhà thờ; nói, nói rồi lại nói những chuyện đâu đâu, không biến đổi cũng chẳng làm được tích sự ǵ cho xă hội, cho người nghèo, cho kẻ bị áp bức bóc lột...
Ông lại thao thao bất tuyệt lên lớp, tôi cũng lại phải thao thao bất tuyệt... nghe nhai đi nhai lại sự lên án tôn giáo và xă hội bị coi là tư bản không biết bao nhiêu lần trong các buổi học tập chính trị kể từ sau 75.
- Bây giờ tôi hỏi anh, ông bỗng lên tiếng gắt gỏng hỏi. Đứng trước một tên tư sản, một ông chủ giàu có chuyên bóc lột mồ hôi nước mắt và xương máu của giới thợ thuyền lao động nghèo khổ, các anh, giới tự cho là lănh đạo tôn giáo, là người chăm sóc đàn chiên... các anh làm ǵ để tên tư sản độc ác đó ngưng bóc lột dân nghèo?
Tôi b́nh tĩnh trả lời:
- Nếu quả thật tên chủ nhân tư bản đó bóc lột giới thợ thuyền tận xương tủy như ông vừa nói, th́ trên mặt tổ chức xă hội trần thế đă có luật pháp bảo vệ giới thợ thuyền. Nhà cầm quyền xă hội trần thế cứ việc lấy luật pháp mà trừng trị tên tư bản độc ác kia. Phần chúng tôi, chúng tôi không ngừng tuyên xưng “xă hội trần thế chỉ là tạm bợ, mà xă hội Nước Trời - sau cuộc đời vắn vỏi ở trần thế này, mới thật là vĩnh cửu”. V́ thế, chúng tôi cứ giảng, giảng và lại giảng để nhắc nhở cho mọi người - và cho chính chúng tôi, biết và nhớ đâu mới thực sự là vĩnh cửu. Riêng đối với tên tư bản độc ác kia, ngoài luật pháp của xă hội trần thế trừng trị thích đáng, chúng tôi c̣n nhắc nhở hắn biết nhận và nghe tiếng nói của lương tâm...
- Utopique! ông hiệu trưởng ngắt lời. Lương tâm! Lương tâm! Lương tâm của tên tư bản độc ác đó chẳng khác ǵ cái gọi là lương tâm của các anh... Cũng nhà lầu xe hơi, cũng tiền hô hậu ủng, cũng lên voi xuống ngựa, cũng hoan hô vạn tuế... Hừm! giọng ông ta bỗng trở nên lạnh lùng đến khiếp sợ. Chúng tôi chẳng cần ǵ phải giảng, giảng rồi lại giảng... chúng tôi chỉ cần lụi con dao vào ngực nó, là nó phải tuân theo ngay.
Rồi ông nh́n tôi, hất hàm nói :
- Anh kư giấy bàn giao công việc làm “giáo vụ” [trước 75 gọi là giám học] cho thầy Cân...
Tôi liên nghĩ ngay đến “cây súng lục” mà nhà văn West. L. Morris dùng làm thí dụ trong bài thuyết tŕnh của ông, và tự nhủ “Điều ǵ phải tới, đă tới!” Chiều tối hôm đó, tôi đem sự việc tŕnh bày cho Huynh Đệ trong cộng đoàn, Huynh Hà cười nói: “’Moi’ cũng vậy! sáng nay ông hiệu trưởng làm việc và bảo tôi bàn giao giáo vụ cấp 3 cho thầy Khẩn”. Tất cả Huynh Đệ nh́n nhau cười và hầu như cùng một lúc thốt lên: “Giờ đă điểm!”, rồi đồng loạt nghĩ đến việc xin được mang hỗn danh “mất dạy - vô lương”!
“Đồng loạt”? - Không! Ngoại trừ Huynh Barthélémy Hân muốn tiếp tục dạy học, đă và đang lập thành tích tốt để được vào biên chế trở thành công nhân/giáo viên đích thực của xă hội xă-hội-chủ-nghĩa. Huynh Hân xin hồi tục, đă thương lượng trước với hiệu trưởng La Thế Dũng và được cấp một pḥng tương đối đầy đủ tiện nghi ngay trong khuôn viên nhà trường.
Hôm sau, kèm với giấy bàn giao giáo vụ cho thầy Cân, tôi nộp đơn xin nghỉ việc v́ “lư do sức khoẻ”. Gặp ông hiệu trưởng, tôi vào đề ngay:
- Tôi đă bàn giao giáo vụ với thầy Cân. Đây là đơn xin nghỉ việc. Ngày mai tôi sẽ không đến trường nữa.
- Không được! Ông hiệu trưởng nói như hét vào mặt. Ngày mai nếu anh không tiếp tục dạy, tôi kêu công an đến bắt...

Tôi b́nh đáp:
- Chứ không phải tuần trước chính ông hiệu trưởng công khai tuyên bố “linh mục về nhà thờ, tu sĩ nam nữ về tu viện; trả lại trường sở giáo dục cho xă hội xă-hội-chủ-nghĩa đó sao?

Ông hiệu trưởng thoáng ngạc nhiên, rồi dịu giọng hơn trả lời:
- Đúng! Đó là theo thông tư chỉ thị của chính phủ từ tháng 7 năm 76. Riêng việc xin nghỉ dạy của anh, nhất là trong thời điểm này, anh phải tiếp tục dạy và hoàn tất kỳ thi học kỳ I xong mới được nghỉ việc.

***

Tuy được mang hỗn danh “mất dạy - vô lương” từ giữa năm học 76-77, nhưng đến tháng 6/77, tôi bị triệu hồi đi chấm thi tuyển lên lớp 10 cho trung tâm thi tuyển toàn huyện Thủ Đức; chánh chủ khảo là ông La Thế Dũng, và cô Huyền là phó chủ khảo. Hai môn thi tuyển là Việt Văn và Toán. Có thể v́ tôi dạy toán cho các lớp 7, 8 và 9 tại trường Phổ Thông Cấp 2&3 Thủ Đức trong niên khoá 76-77 và do đề nghị của cô Huyền, mà tôi bị triệu hồi đi chấm thi môn toán cho khoá thi tuyển này.

Sau 3 ngày chấm thi tuyển, kết quả đem ra bàn thảo chung trong hội đồng thi tuyển làm tất cả các thấy cô giám khảo lắc đầu thất vọng. Tổng số thí sinh toàn huyện Thủ Đức là 300 em được phân loại tŕnh độ học vấn như sau:
- Đạt yêu cầu - nghĩa là tổng số điểm Việt văn (20) và Toán (20) phải ít nhất 18/40 - chỉ có khoảng 20 thí sinh trúng tuyển;
- Hạ mức tiêu chuẩn xuống c̣n 10-17/40 th́ số thí sinh “trúng tuyển” khoảng 120.
- Hạ mức tiêu chuẩn xuống nữa, chỉ cần tổng số điểm của cả hai môn là 5-9/40 - với điều kiện là số điểm môn Việt văn không được là... 0, th́ số thí sinh “trúng tuyển” khoảng 100.

Như vậy, tổng số thí sinh được “trúng tuyển” là 240/300. Nhưng v́ đây là lần đầu tiên có cuộc thi tuyển vào lớp 10, cấp 3, nên ông chánh chủ khảo yêu cầu hội đồng khảo thí châm chế cho “trúng tuyển tất cả những thí sinh nào có điểm Việt văn không phải là... 0” - nghĩa là kết quả thi trúng tuyển vào lớp 10 toàn huyện Thủ Đức là 100%!