Sự dồn ép vào đường hầm tối om cuộc sống của cả dân miền Nam nói chung, của nhóm Huynh Đệ Lasan nói riêng, đưa đến t́nh trạng khủng hoảng tâm sinh lư vừa tập thể vừa cá biệt.

Huynh Ambroise Minh
Không ai có thể phủ nhận công trạng của Huynh Ambroise trong việc thành lập và gầy dựng cơ sở Mai Thôn. Lắm lúc người ta gọi huynh Ambroise là “trang chủ Mai Thôn”, quả không sai.

Sau biến cố 75, Huynh Ambroise chỉ xin nhà ḍng một miếng đất nho nhỏ gần bờ sông, phía bên kia khu vực tu viện Nữ Lasan. Huynh xây một nhà vừa đủ cho gia đ́nh người cháu của Huynh và Huynh cư trú chuỗi ngày cuối đời. Huynh hoàn toàn cắt đứt mọi liên lạc với người ngoài, ngay cả với các Huynh Đệ mà trong bao năm qua Huynh Ambroise niềm nở tiếp xúc và chăm lo cho từng bữa ăn giường ngủ.

Những Huynh cao niên, cùng đoàn hay ít ra cùng lứa tuổi như Huynh Richard Cho (sinh năm 1905), Huynh Ignace Trượng (sinh năm 1904)... mới có dịp hàn huyên tâm sự với Huynh Ambroise.

Vào khoảng năm 1981, tôi và Huynh Điệp (biệt hiệu thánh Gióp) có dịp bắt ống nước từ ngoài đường cái vào tận nhà cho Huynh Ambroise [Từ lúc xây dựng các toà nhà Mai Thôn, hệ thống nước uống, nước tắm rửa... đều tự túc và cung ứng đầy đủ bởi một hệ thống bơm nước khá mạnh, lầu chứa nước to lớn trên sân thượng, và giếng nước trong lành ngay sau nhà bếp. Bấy giờ chưa có ống dẫn nước của công ty điện&nước vào sâu trong khu vực Mai Thôn], lúc đó đă được 70 tuổi (Huynh Ambroise sinh năm 1911). Thấy hai anh em tôi mặc “như là người ăn mày”, khệ nệ khuân vác ống nước và mỏ-lét lớn... Huynh Ambroise tươi cười nói:
- Hai ‘vous’ học nghề làm ống nước trong tù cải tạo đó à?
Tôi vui vẻ vừa cười vừa đáp:
- Dạ trong tù cải tạo th́ con học được “điếu thuốc lào nâng cao sĩ diện... thơm mồm bổ phổi diệt trùng lao...” Chứ nghề làm ống nước th́ con và Huynh Hồng đă làm từ lâu ở Đệ Tử Viện Thủ Đức!
Huynh Ambroise đưa cho tôi một gói Samit, rồi cười nói:
- Không phải là “nói ít hiểu nhiều” đâu nghe! Thấy hai ‘vous’ c̣n trẻ mà phải bị vất vả, lam lũ như vậy, ‘moi’ thấy đau ḷng lắm!

Huynh Ambroise bản tính hiền hoà, rất thương người nhất là các Huynh Đệ trẻ, và các nhân viên cùng người lối xóm trong khu vực Mai Thôn.

Dịp Tết Mậu Thân (1968) bộ đội bất ngờ tổng tấn công hơn 40 thành phố và thị trấn trên toàn miền Nam. Bán đảo Thanh Đa được chính quyền Cộng Ḥa tuyên bố là vùng oanh kích tự do. Thế là hàng trăm dân chúng đă đến nương nhờ trang trại Mai Thôn hầu kiếm được chỗ an toàn cho tánh mạng.

Huynh Ambroise phải trổ tài tháo vát để nuôi dưỡng miễn phí tất cả những người này trong ṿng hơn một tháng trời ! Chính nhờ những thái độ thân thiện bất vụ lợi này mà vào năm 1975, khi chính quyền Cách Mạng đến, Mai Thôn tương đối được b́nh an.

Vào ngày 1 tháng 10 năm 1992, trong dịp an táng Huynh Ambroise, chính quyền địa phương đă tuyên dương công trạng về nghĩa cử 1968 này của Huynh, và cử người đến phúng viếng...

Huynh Agathon

Toán học chỉ xác tín và khư khư với định luật... toán, như 1+1=2, nhưng trong cuộc sống (1+1) không nhất thiết là 2. “Nhà toán học” Agathon có lẽ khó thích nghi với mọi hoàn cảnh thực tế của cuộc sống. Với cái nh́n và quan niệm quá... toán học, nên có lẽ Huynh Agathon không thành công lắm trong các lớp ở trường Taberd, Adran. Biến cố 1975 càng làm Huynh Agathon hụt hẳng. Huynh có xin hồi tục hay không? - Chỉ biết Huynh “mất tích” một thời gian khá lâu.

Vài người quen biết cho hay đă gặp Huynh lang thang trên các đường phố, như một người... không điên th́ cũng khùng. Huynh không liên lạc với bất kỳ ai. Ở đâu? Làm ǵ mà sinh sống? Hoàn toàn “vô gia cư vô nghề nghiệp”?

Một hôm đầu năm 1976, Huynh giám tỉnh nhận điện thoại của một Sơ ḍng thánh Vincent de Paul, huynh giám tỉnh tức tốc chạy đến nhà xác của một bệnh viện tại Saigon, thấy một xác nằm trong pḥng lạnh đă 3 ngày với một mảnh giấy ghi “vô thừa nhận”, và nhận ra ngay đó là Huynh Agathon. Sơ cho biết 4 ngày qua, công an tuần tra đường phố phát hiện một người nằm co rúm trên vỉa hè. Đến gần, lật ngữa người này lên th́ biết là đă chết. Lục soát trong người, không thấy một giấy tờ tùy thân nào, lập tức đem vào nhà xác của bệnh viện. Trên nguyên tắc, sau 5 ngày, nếu không ai đến nhận th́ sẽ đem “chôn cất”.

Một em cựu học sinh Taberd lớp 12 ngờ ngợ đó chính là Huynh Agathon, nhưng không dám xác quyết, v́ không thể tưởng tượng được rằng “một Frère Lasan mà lại gặp cảnh bi đát như vậy cuối đời ḿnh”. Hôm nay t́nh cờ Sơ vào nhà xác của bệnh viện, thấy xác chết “hao hao” giống của Huynh Agathon. Sơ bèn gọi điện thoại báo tin cho huynh giám tỉnh...

"Đường... 'Bác' đi" thiệt là... bi đát! [Chỉ vài tháng sau ngày đổi đời, ngay cả những người từng vào sinh ra tử với “đường Bác đi” cũng phải thốt lên sau khi được sáng mắt sáng ḷng: “đường Bác đi quả thật dẫn đưa đến sự... bi đát” (nói lái chữ “Bác đi” = bi đát)]

Huynh Exupère Đại

Huynh Exupère được Huynh Đệ coi như là “tổng trưởng ngoại giao” của tỉnh ḍng. Một ḿnh Huynh bao thầu tất cả những công việc liên quan đến chính quyền, như giấy tờ xuất ngoại, giấy hoăn dịch cho các Huynh Đệ trẻ trong tuổi quân dịch, v.v...

Khoảng tuần cuối tháng 4 năm 1975, Huynh Grégoire Tân đem xe lam ba bánh đến nhà giám tỉnh tại Phú Thọ, toan tính “hôi” (lẽ tất nhiên được phép chấp thuận của Huynh giám tỉnh Lucien) một ít đồ dùng [Nguyên trong cuộc “cáp duồng” tại Cambodia, các Huynh Đệ đă thuyên chuyển được nhiều vật dụng của trường Ecole de Miche ở Nam Vang về Việt Nam, và tạm thời cất giữ trong khuôn viên nhà giám tỉnh Phú Thọ. Trong năm, khi có dịp, các cộng đoàn khắp nơi ghé nhà giám tỉnh và lựa chọn vật dụng nào có thể dùng được cho trường ḿnh.] về trường Lasan Nghĩa Thục Nguyễn Thông. Bỗng nghe tiếng xô xát giữa một người phụ nữ với bác giữ cổng. Người phụ nữ khăng khăng lớn tiếng: “Tôi phải vào gặp ông Phe Đại. Việc gấp... gấp... gấp lắm!” Huynh Exupère nh́n qua cửa sổ trên pḥng, thấy người phụ nữ, vội chạy xuống lầu, gặp ngay Huynh Tân:
- ‘Vous’ làm ơn đưa ‘moi’ ra phi trường gấp... gấp lắm! ‘Moi’ phải đi Thái ngay kẻo trể. Đi cửa sau nghe!

Huynh Tân rú gas mong sao đến phi trường Tân Sơn Nhất cho kịp chuyến bay...

Một tuần sau “ngày giải phóng”, Huynh Hồng đi xe đạp trên đường gần tới cầu G̣ Dưa, Thủ Đức. Chiếc xe Honda chở hai qua mặt không nhanh lắm. Huynh Hồng ngước mắt nh́n theo: th́ ra là hai tên bộ đội nón cối. Tên bộ đội ngồi sau làm Huynh Hồng lưu tâm, trông h́nh dáng và khuôn mặt quen quen, trong nhất thời chưa khẳng định được ai. Huynh Hồng cố đạp nhanh hơn, song song với Honda, liếc mắt nh́n người ngồi sau. “Sao có thể được? Huynh Exupère? Làm sao có người giống nhau như đúc cùng một khuôn vậy được?...” [Huynh Hồng có biệt tài phát hoạ chân dung. Người hoạ sĩ chân dung có cặp mắt thông thường rất tinh tế, chi tiết, và ít khi sai lầm về đường nét của một gương mặt.] Tên bộ đội ngồi sau sát tai tên bộ đội lái Honda nói nhỏ điều ǵ đó, xe Honda tăng vận tốc. Huynh Hồng đành bỏ cuộc chạy đua.

Vài tháng sau, trên một chuyến xe đ̣ đi Gia Định, Huynh Hồng lại thấy “gương mặt quen quen” ngày nào trên chiếc Honda. Lần này, tuy cũng trong bô quân phục bộ đội nón cối với “sắc cốt cao cấp” và quân hàm trên hai vai, nhưng lại đi xe đ̣. Thật khó hiểu! Trong cùng chuyến xe đ̣, Huynh Hồng có giờ quan sát kỹ hơn gương mặt “người quen quen”, và xác quyết 100% đó chính là Huynh Exupère. H́nh như “người quen quen” đó cũng đă thấy và chắc chắn cảm nhận rằng Huynh Hồng đang quan sát ḿnh, nên đến một vài trạm xe buưt, người đó làm như muốn xuống, nh́n qua nh́n lại cũng thấy Huynh Hồng như muốn xuống theo, đành thôi.
Đến trạm gần bệnh viện Nguyễn Thái Học, người đó nhất quyết xuống xe. Huynh Hồng vội nhảy xuống xe theo. Người đó quay lại nh́n Huynh Hồng, nói nhỏ : “Thôi, Frère Hồng ơi! Việc ai nấy lo. Xin Frère đừng theo tôi nữa.” Rồi bỏ đi nhanh.

Khoảng cuối tháng 6 năm 1978, huynh giám tỉnh nhận điện thoại từ một bệnh viện, báo tin “có người muốn gặp gấp Sư Huynh Giám Tỉnh”. Huynh giám tỉnh vội chạy đến bệnh viện, gặp Huynh Exupère trên giường bệnh, th́ thào nói: “Xin Frère giám tỉnh thứ lỗi cho con... Xin cho con về lại Mai Thôn...”

Huynh giám tỉnh đem về Mai Thôn và 5 ngày sau th́ qua đời ngày 28 tháng 6 năm 1978.

***

Huynh Joseph Tài

Từ khi đi du học ở Pháp về, Huynh Joseph Tài càng xác tín “sống như người nghèo, sống giữa người nghèo, sống cho người nghèo”. Khác với một số Huynh Đệ từng đi du học ở Pháp hoặc Mỹ hoặc Phi về, Huynh Tài có một phong cách thật khiêm nhu, hiền hoà trong cách ăn nói cũng như động thái đối với các Huynh Đệ trong cộng đoàn, cách riêng đối với em học sinh. Trong thời gian làm “thầy phó” tại Đệ Tử Viện Thủ Đức, Huynh Tài thường đến các trại thanh thiếu nhi phạm pháp sinh hoạt và giúp đỡ khuyên răn,đến các trại cô nhi, thăm viếng, sinh hoạt tặng quà... Sáng 29 tháng 4 năm 1975, Huynh Tài là một trong vài người đầu tiên đứng trước cổng trường Mossard tiếp đón giúp đỡ đoàn người “chạy giặc” từ Lái Thiêu, Biên Hoà đến. Chiều hôm đó, Huynh Tài là người đầu tiên “phản đối” việc rời bỏ Thủ Đức lên Saigon, nhưng vẫn thuận theo ư kiến chung của Huynh Đệ. Sau ngày 30 tháng 4, Huynh Tài cũng là người đầu tiên bày tỏ ngạc nhiên tột độ về sự “đổi màu” quá nhanh của Huynh Hân khi Huynh này “hồ hởi phấn khởi” đem giao nộp tất cả sách vỡ, video, v.v... đồi trụy của Mỹ-Ngụy cho “đỉnh cao trí tuệ của loài người”...

Sau khoá hè bổ túc, Huynh Tài bắt đầu cảm nhận được rằng lư tưởng th́ quá hay, đáng cho mọi người phải tận sức thực hiện một cách cụ thể, NHƯNG phương thức áp dụng của cái gọi là “đỉnh cao trí tuệ” hoàn toàn trái ngược nếu không muốn nói là hoàn toàn đối nghịch với lư tưởng ban đầu. Huynh Tài âm thầm đau khổ xin hồi tục. Tuy nhiên lư tưởng Lasan, lư tưởng phục vụ giáo dục giới trẻ - cách riêng giới trẻ nghèo, giới trẻ bị bỏ rơi - vẫn là lư tưởng khả thi bởi một nhóm người đă chứng minh trên 300 năm qua, đang được chứng minh, mặc dù bằng những phương thức “đang leo loét nhưng không bị dập tắt”. V́ thế, tuy đă hồi tục, Huynh Tài xin được tiếp tục ở Mai Thôn.

Một cô bạn người Pháp gốc Việt cùng lớp thời Huynh Tài du học ở Pháp, cô Simonne, t́m gặp lại “bạn hiền” và ngỏ ư cùng Huynh Tài sang định cư tại Pháp. Sau hơn 2 năm “theo đuổi”, cô Simonne đành bỏ cuộc, v́ Huynh Tài không muốn rời xa Huynh Đệ. Khi cô Simonne “hồi hương”, Huynh Tài vẫn tiếp tục ngày ngày dạy kèm Pháp văn, chiều chiều sinh hoạt cộng đoàn với các vị đàn Anh, cho đến khi qua đời tại Mai Thôn.

***

Huynh Jean Ngoạn

Huynh Jean Ngoạn nhất định “ra đi” vài ngày trước 30 tháng 4 năm 1975, cùng với một số Huynh Đệ có mặt tại Vũng Tàu. Từ đảo Guam, Huynh Jean được tỉnh ḍng Santa Fe, Louisiana tiếp đón như một Huynh Đệ đồng môn với lư tưởng Lasan. Huynh Jean đă lớn tuổi, nói tiếng Pháp rất rành, nên thích hợp với cộng đoàn hưu dưỡng La Fayette. Tuy định cư tại một quốc gia được coi tự do dân chủ bậc nhất thế giới, nhưng những h́nh ảnh của “vici” ám ảnh Huynh mọi nơi mọi lúc. Trên giường ngủ th́ không đêm nào Huynh không có những cơn ác mộng. Lắm lúc Huynh la hét khủng khiếp - trong cơn ác mộng - làm các Huynh Đệ người Mỹ lo âu đến kinh hoàng. Huynh trưởng cộng đoàn dành cho Huynh Jean một pḥng ngủ thật yên tĩnh: bốn bức tường đều có hệ thống chắn tiếng động.

Lắm lúc ngồi xe lăn có một Huynh đẩy xe dạo mát quanh vườn trong khu vực La Fayette, khi đến một khúc quanh, Huynh Jean kêu lớn: “Vietcong derrière cet arbre-là...” [việt cộng đằng sau cây kia ḱa!] Huynh đẩy xe biết là v́ hoảng sợ nên Huynh Jean kêu la như vậy, nhưng để làm vui ḷng, Huynh làm bộ đến sau khúc quanh t́m ṭi, rối cười nói : “Il n’est plus là! Il s’enfuit!” [Nó không c̣n ở đây nữa! Nó tháo chạy rồi!]

Huynh Jean qua đời ngày 30 tháng 10 năm 1981, tại La Fayette, Louisiana.