TỈNH D̉NG LASAN SAIGON - VIỆT NAM

Khoảng cuối năm 1865, 6 Sư Huynh người Pháp rời Toulon đi Đông Dương. Các Sư Huynh đến Saigon ngày 6 tháng 1 năm 1866 và nhận điều hành trường Adran do các linh mục thừa sai Paris thành lập năm 1861.

Danh tiếng các Sư Huynh phổ biến nhanh chóng tại Saigon. Đáp lời mời của hàng giáo phẩm và dân chúng, các Sư Huynh mở trường tại Chợ Lớn và Mỹ Tho năm 1867, và tại Vĩnh Long và Bắc Trăng năm 1869. Trong khoảng thời gian này, chính quyền Pháp hậu thuẫn sự phát triển cơ sở và cấp học bổng cho học sinh, nhờ đó mà các Sư Huynh có thể sinh sống và hoạt động tông đồ giáo dục.

Tuy nhiên, kể từ năm 1879, chính quyền Pháp thay đổi chính sách giáo dục. Ngay tại nước Pháp, giới hạn quyền tự do dạy học trong các trường do các ḍng tu đảm trách, và sau đó ép buộc đóng cửa trường. Tại Đông Dương và các thuộc địa khác, chính quyền không áp dụng chính sách này, nhưng ngưng cấp học bổng. Trường Adran v́ thế mà bị buộc phải đóng cửa.

Năm 1873, một vị linh mục tên là Kerlan mở trường miễn phí cho các em mồ côi, trong đó phần đông là con lai. Tên trường là Taberd. Khi trường Adran đóng cửa, phụ huynh gởi con em đến trường Taberd. Vị linh mục không lo xuể, và mời các Sư Huynh trở lại.

Năm 1889, 9 Sư Huynh rời Marseille đến Saigon và được đám đông dân chúng nhiệt liệt chào đón. Năm 1890, trường Taberd được chuyển giao cho các Sư Huynh. Năm tiếp, số học sinh tăng quá nhiều nên 5 Sư Huynh khác được tăng viện, và một trường miễn phí được mở ngay trong khu đất này. Một trường nhánh cũng được mở tại Vũng Tàu.

Tháng 1 năm 1896, các Sư Huynh Đông Dương tách rời khỏi tỉnh ḍng Ấn Độ để thành lập tỉnh ḍng mới tại Saigon. Cũng trong khoảng thời gian này, hội thừa sai Paris tặng các Sư Huynh một cơ sở tại Thủ Đức - cách Saigon 12 cây số, để xây dựng Nhà Tập. Năm 1897, một trường nhánh khác được mở tại Taberd để làm trường miễn phí. Năm 1898, trường sư phạm đào tạo giáo viên được mở tại Thủ Đức, kế bên Nhà Tập.

Một linh mục thừa sai tên là Armar đă mở trường cho các em câm điếc, gởi các em đến trường các Sư Huynh. Nguyên trường câm điếc được mở tại Lái Thiêu, sau dời chuyển về Gia Định, và biến thành trường dạy nghề gồm: mộc, điêu khắc đồ gỗ và làm giầy dép, cho các em câm điếc.

Năm 1894, 2 Sư Huynh được gởi đến Hà Nội. Sự thành công tuyệt vời của các Sư Huynh khiến giám mục tậu một khu đất rộng lớn để đáp ứng nhu cầu số học sinh gia tăng, và sau đó mua một khu đất rộng hơn để xây trường bao gồm lớp học, nhà nguyện và pḥng ở cho các Sư Huynh.

Tỉnh ḍng Saigon lúc bấy giờ có 6 cơ sở giáo dục, 76 Sư Huynh, 17 Kinh Sinh và 6 Tập Sinh.

Mặc dù không được tài trợ từ phía chính quyền Pháp, công việc tông đồ của các Sư Huynh phát triển rất nhanh chóng.

Đến biến cố 1975, tỉnh ḍng La San Saigon có 300 Sư Huynh và 15 Tập Sinh. Các Sư Huynh điều hành 23 cơ sở giáo dục, bao gồm trường tiểu học, trường trung học và kỹ thuật, trường nội trú cho người Kinh cũng như Thượng, trung tâm cho người mù và trung tâm sư phạm, cùng các tổ chức sinh hoạt học đường và ngoài học đường khác.

Trường LaSan đón nhận tất cả các học sinh, không phân biệt giai cấp xă hội, không phân biệt tôn giáo. Mặc dù đọc kinh và giáo lư nằm trong chương học vấn, nhưng tự do tín ngưỡng của mỗi người được hoàn toàn tôn trọng. Đó là lư do tại sao các Sư Huynh có trường công giáo trong một môi trường không-công-giáo, mà chưa bao giờ gặp khó khăn trở ngại nào về quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo.
Ngay sau ngày Saigon thất thủ năm 1975, tất cả 27 cơ sở của hệ thống giáo dục Lasan tại Việt Nam bị ép buộc phải “giao hiến” cho chế độ mới của Hà Nội.

LASAN MOSSARD - THỦ ĐỨC

Trường Lasan Mossard tọa lạc trên một sườn đồi, giáp ranh với nhà thờ họ đạo, gần chợ Thủ Đức, ngay trên dốc đường Hoàng Diệu. Diện tích khoảng gần 3 mẫu tây.

Khuôn viên nhà trường chiếm một ví trí vừa đẹp, vừa thơ mộng, vừa tiện lợi về mọi mặt:
- phía trước là mặt đường Hoàng Diệu, và đối diện là Cô Nhi Viện Thủ Đức,
- bên phải là nhà thờ họ đạo, và tiếp đến là chợ Thủ Đức,
- phía sau là khu vực Đ́nh Làng,
- bên trái là căn cứ Thủy Quân Lục Chiến, tiếp đến là trường Notre Dame Des Missions.

Ba (3) toà nhà lớn xây dựng theo h́nh chữ H nh́n xuống một dăy sân bóng rổ tráng xi-măng, một vườn cây dầu cao ngút trông rất uy nghiêm nhưng thơ mộng, một hồ tắm 8mx25m do một con suối thiên nhiên cung cấp nước trong mát thơm mùi nước dừa êm dịu, và bên hông là sân bóng tṛn xanh tươi trông rất mát mắt.

Bên kia vườn cây dầu là một toà nhà 3 tầng lầu nh́n xuống một dăy sân bóng rổ khác cũng tráng xi-măng, kế tiếp một vườn trồng cây ăn trái, hai hồ nhỏ nuôi cá, dưới ánh mắt dịu hiền của bức tượng Đức Maria Vô Nhiễm; phía sau là một dăy sân bóng chuyền bao quanh bởi vườn trồng chuối, và nhiều cây sao to lớn phủ bóng. Đó là Đệ-Tử-Viện La San Thủ Đức.

Trường La San Mossard chỉ thu nhận nam sinh từ lớp 1 đến lớp 10. Đa số là học sinh nội trú (khoảng 700 em) nên trường La San Mossard được coi là trường nội trú lớn nhất Đông Nam Á. Trong chương tŕnh dự định, mỗi năm kế tiếp sẽ mở lớp 11 và lớp 12. Như thế, nếu không có biến cố 75, trường La San Mossard sẽ trở thành trường Trung-Tiểu-Học hoàn chỉnh.

Mặc dù Đệ-Tử-Viện (tổng số đệ tử lớp 8 và 9 trong niên khoá 74-75 khoảng 100 em) có chương tŕnh tổ chức độc lập: ban hiệu trưởng và giảng huấn riêng, chương tŕnh học và huấn luyện riêng, thời khoá biểu và sinh hoạt riêng, v.v., nhưng học bạ và phiếu điểm theo cùng một hệ thống với trường La San Mossard, nên trong niên khoá 74-75, tổng số học sinh toàn trường La San Mossard lên đến trên 1,300 em.


Nói về học sinh nội trú, chúng ta liên tưởng ngay đến những “con ông cháu cha”, những “công tử Bạc Liêu”, hay ít nhất là những con em gia đ́nh giàu có. Điểm này đem lại cho trường La San Mossard hai nguồn dư luận trái nghịch nhau:
1. Dư luận thuận lợi đối với những người lắm tiền nhiều của hay có quyền bính trong xă hội : “Trường La San Mossard quả thật có uy tín trong việc đào tạo những mầm non cho đất nước, những rường cột vững chắc cho tương lai dân tộc”;
2. Dư luận bất lợi đối với những người thiếu tiền ít của hay thấp cổ bé miệng : “Muốn vào trường La San Mossard hả ? ‘tiên học phí, hậu học văn’!...”

Tôi không có ư kiến về hai nguồn dư luận này, v́ mỗi người có một lư lẽ riêng để biện minh cho nhận định của ḿnh. Tuy nhiên, công tâm mà nói, hệ thống giáo dục La San trong thế giới hơn 300 năm nay và tại Việt Nam trên 100 năm qua nói chung, áp dụng tại trường La San Mossard nói riêng, đă đem lại cho quê hương dân tộc những thành quả tưởng không ai phủ nhận được.

 

Tỉnh công hội Tỉnh Ḍng La San Saigon năm 1975

Theo nội qui tổ chức hành chánh, mỗi Tỉnh Ḍng triệu tập một khoá họp gọi là tỉnh-công-hội, gom tụ một số Anh Em được các thành viên trong Tỉnh Ḍng đề cử, gọi là tỉnh-công-hội-viên, để:
a. bầu cử Huynh giám tỉnh và Huynh phụ tá giám tỉnh, và bầu cử hội đồng cố vấn của Tỉnh Ḍng;
b. cùng với Huynh giám tỉnh và hội đồng cố vấn bàn thảo chương tŕnh sinh hoạt của Tỉnh Ḍng trong tương lai.

Một nhiệm kỳ của Huynh giám tỉnh là 3 năm [thời hạn của một nhiệm kỳ có thể thay đổi tùy quyết định của tỉnh công hội, và một Huynh giám tỉnh có thể tái đắc cử tối đa thêm 2 lần, nghĩa là có thể làm giám tỉnh tối đa 9 năm].

Huynh giám tỉnh Bruno Bằng chấm dứt nhiệm kỳ thứ ba vào năm 1975, nên trong dịp Tết, tỉnh-công-hội đề cử Huynh Lucien Quảng kế nhiệm, Huynh Fidèle Linh được đề cử làm phụ tá giám tỉnh để giúp đỡ Huynh giám tỉnh Lucien Quảng trong việc quản trị Tỉnh Ḍng La San Saigon trong nhiệm kỳ 1975-1978.

Trong buổi họp cuối của khoá tỉnh-công-hội năm 1975, Huynh Casimir Chức nêu vấn đề: “Chúng ta có nên lập một ban ngành chuyên lo nghiên cứu việc chuẩn bị và các công tác cần phải làm trong trường hợp t́nh h́nh chính trị quân sự và xă hội tại miền Nam đột biến không? Ví dụ cộng sản miền Bắc tiến chiếm miền Nam và biến cố 1954 tái diễn...”

Huynh phụ tỉnh Fidèle, lúc bấy giờ là điều hợp viên chính thức của tỉnh-công-hội, ủng hộ ư kiến của Huynh Casimir Chức. Sau một lúc bàn thảo, đa số công-hội-viên cho rằng c̣n “quá sớm” để thành lập một ban ngành chuyên trách, nhưng khuyến cáo Huynh giám tỉnh và hội đồng cố vấn lưu tâm đặc biệt đến vấn đề này.