Ngày 23 tháng 4,1975, sau hơn sáu tháng đau đớn với ung thư mắt, Huynh Paul Trung qua đời. [Ngày mặc áo ḍng, Huynh chọn tên là Hiền Đệ]. Linh cửu được quàng tại trường Taberd.

Suốt đời Huynh Hiền Đệ - quả y hệt tên Huynh đă chọn : Người Em Hiền Lành - tỏ ra là một con người khiêm tốn, hiền lành, dịu dàng mặc dù Huynh rất tài giỏi về sinh ngữ {tiếng Anh và tiếng Pháp}, nhất là có biệt tài âm nhạc. Huynh Hiền Đệ có thể chơi bất kỳ nhạc khí nào, từ thổi sáo đến các loại kèn đồng, từ mandoline đến contre-bass, từ organ đến piano.Từ lúc khám phá bị ung thư mắt, Huynh giám tỉnh Bruno cho về ở nhà giám tỉnh. Huynh Paul Trung dùng hết thời gian c̣n lại sưu tầm và mở các lớp ca-vũ-nhạc nền ca nhạc đặc thù của nhiều dân tộc trên thế giới. Anh chị em học viên rất mến chuộng Huynh Paul Trung.

Huynh Paul Trung ra đi và được quàng tại trường Taberd trong hoàn cảnh bấy giờ thật thê lương: vắng tiếng học sinh mà Huynh Paul rất thương mến (trường Taberd phải tạm thời đóng cửa tuần trước v́ chiến cuộc), vắng bóng một số Anh Em trong ḍng (một số đă ra đảo Phú Quốc, một số khác đă ra Vũng Tàu). Cuộc chiến không cho phép đi lại dễ dàng để Anh Em dù ở đâu cũng sẽ cố gắng về thăm viếng người Anh Em lần cuối... Có lúc, đứng một ḿnh bên cạnh linh cửu của người vừa là Anh vừa là Thầy mà tôi thật quí mến, bao nhiêu h́nh ảnh thời c̣n trẻ như sống động lại trong tâm trí.

Tôi được chuyển ra Nha Trang ngày 23 tháng 5 năm 1960, sau năm lớp đệ lục (bây giờ gọi là lớp 7) ở Đệ Tử Viện La San B́nh Linh, Huế. Khoảng 1 tuần sau, đang chơi bóng rổ lúc 5giờ chiều, tôi thấy hai chiếc xích lô đạp cà rịch cà tàng đến trước pḥng khách Sơ Tập Viện. Trên một chiếc xích lô, hai Frères trông rất trẻ, mặt tươi cười vẫy tay chào chúng tôi; c̣n trên chiếc xích lô kia th́ chất hai vali cở trung b́nh. Đó là Huynh Tự Hiến (sau này đổi tên là Bénilde Trịnh Hảo), và Huynh Hiền Đệ (sau đổi thành Paul Trung). Nghe đâu cả hai Huynh đều mới ra trường, từ Kinh Viện Đà Lạt đến.

Tôi may mắn được Huynh Hiền Đệ làm chủ nhiệm lớp 4èB, và dạy tiếng Pháp như là tiếng “mẫu quốc” - v́ là chương tŕnh Pháp, và tiếng Anh như là “sinh ngữ 1”, c̣n tiếng Việt th́ coi như là “sinh ngữ 2” do Huynh Tự Hiến đảm trách. V́ tôi là gốc người Huế, chỉ biết “chi mô rựa”, nên không thể đọc và phát âm cho đúng chữ J (je, joyeux, etc...) và chữ CH (cheval, cheveux, etc...). Huynh Hiền Đệ thật nhẫn nại dạy tôi phát âm cho đúng. Có lúc tôi thấy Huynh thở dài mà tôi buồn tủi, Huynh lại cười ủi an, và tiếp tục dạy tôi đọc “Je suis joyeux. La joie.” hoặc “Les chevaux sachant chasser...” Huynh nhẫn nại t́m giờ rảnh cho tôi tập đọc suốt 2 năm, tôi mới đọc đúng chữ J và CH.

Về tiếng Anh th́ ôi thôi lại là một vấn đề khác. Phải đặt dấu chỗ nào: ở đầu chữ, hay giữa chữ, hay cuối chữ... Thật là loạn xạ cả lên. Một hôm Huynh Hiền Đệ dẫn ông Mỹ giám đốc hội Việt-Mỹ ở thành phố Nha Trang lên thăm lớp chúng tôi. Sau vài câu thuộc ḷng “Good Morning!”, “Thank You!” rồi mặc cho ông Mỹ hỏi ǵ cứ “yes!” là xong! Ông thấy trên bảng đen có ghi tên các tiểu bang của nước Mỹ, ông chỉ tôi bảo đọc. Thôi th́ cứ tới đâu hay tới đó. Tôi đọc loạn xà ngầu lên, ông Mỹ chỉ mỉm cười, c̣n Huynh Hiền Đệ th́ nh́n tôi khích lệ. Đến tên MASSACHUSETTS, tôi quưnh lên v́ thấy chữ dài quá, mà lại không biết phải đặt dấu ở đâu. Tôi nh́n Huynh Hiền Đệ. Huynh nhép nhép miệng nhắc tôi, nhưng làm sao mà nghe được? Tôi đành đọc đại: “Mạ Cha Chụ Chệt!” - Cả lớp cười rộ lên, Huynh Đệ cũng chỉ mỉm cười như cố nín cười thành tiếng. Duy ông Mỹ nh́n tôi, trợn ngược mắt lên... quái dị!

Nhớ Huynh Hiền Đệ là nhớ đến năng khiếu âm nhạc. Huynh bao thầu tất cả những môn học về âm nhạc tại Sơ Tập Viện: xướng âm & hoà âm và các loại nhạc cụ.
- Xướng&hoà âm. Huynh Hiền Đệ dạy rất kỹ về nhịp điệu và xướng âm cho thật đúng giọng. Huynh thường nhắc đi nhắc lại: “Các em hát cho đúng giọng, và nếu hát cộng đồng th́ phải giữ nhịp điệu, nếu không th́ thay v́ ‘ca hát’ ḿnh lại ‘la hét’, nghe ô hợp không thể chịu được!” Huynh c̣n bảo: “Các em học xướng âm thế nào mà sau một thời gian thuần thục, các em có thể nh́n vào dấu nhạc là hát được ngay”.
- Huynh Hiền Đệ lập ban nhạc gồm guitares, kèn đồng, organ, và bộ trống. Ngày lễ bổn mạng hằng năm, lễ Đức Mẹ Dâng Ḿnh vào Đền Thánh 21 tháng 11, Sơ Tập Viện tổ chức mừng lễ khá rầm rộ: mời học sinh các trường bạn, các bạn cùng thân hữu (như Đại Chủng Viện Sao Biển ở Đồng Đế) đến chung vui và thưởng thức văn nghệ. Có một năm, anh thổi saxo ténor bị bệnh, Huynh Hiền Đệ thay thế, và kêu tôi làm nhạc trưởng đánh nhịp; từ đó tôi được các bạn gọi là “nhạc trưởng... tí hon!” - Requiescat In Pace!


Trong số Anh Em ở Vũng Tàu, Huynh Antoine Lộc đă bất chấp lo ngại, dù có trở ra lại Vũng Tàu được hay không, cũng nhất quyết về thăm người Anh khả kính lần cuối. Sau ngày đám tang Huynh Paul Trung, Huynh Antoine Lộc quả bị kẹt lại Saigon v́ đường ra Vũng Tàu đă bị chận đóng! Thôi đành “xin chọn nơi này làm quê hương, dẫu cho khó thương!” [Sau này, khoảng 1982, trên chiếc ghe “t́m đường cứu nước... hụt” trở về lại Saigon, tôi gặp Huynh Antoine Lộc cùng với người cha già khả kính trên một chiếc ghe nhỏ cập bến tŕnh diện tại trạm Đồng Tranh. Huynh Antoine Lộc nh́n tôi, thoáng ngạc nhiên, nhưng qua ánh mắt Huynh ngầm hỏi “có ǵ rắc rối lắm không?” - Tôi nói thẳng : “lại thất bại rồi! Đây là lần thứ 11” - Huynh Lộc mỉm cười thông cảm và nói nhỏ : “ḿnh cùng cha sắp ... ra trận đây! Cầu mong mọi chuyện suông sẻ!” Tôi cầu chúc “may mắn!”... Nhưng chẳng may mắn chút nào: Trong chuyến đó, Huynh Lộc với cha già và khoảng 20 người khác phải vào “tu huyền” trong vùng Cần Giờ, hơn 6 tháng]

***

Ngày 25 tháng 4, 1975.

Việc tiếp tế gạo và thức ăn nước uống cho các em đệ tử ở Vũng Tàu ngày càng khó khăn v́ ngoài sự khan hiếm xăng dầu, đường lộ càng trở ngại hơn nhiều : xe tăng, xe chuyên chở súng đạn và binh sĩ ngày càng tấp nập. Huynh Hồng và tôi quyết định ra Vũng Tàu lần cuối và đem các em đệ tử trở lại Saigon.
Đến Vũng Tàu khoảng 2 giờ chiều, các Huynh Đệ và Tỉ Muội h́nh như vừa nhóm họp xong. Ai nấy đều có vẻ vừa tư lự âu lo vừa như hồi hộp, nhưng rất quyết tâm giữ vững điều ǵ đă quyết định cho chính bản thân ḿnh. Th́ ra, Huynh Bernard Tâm vừa quyết định : Anh Chị Em nào muốn ‘đi’ th́ gom lại 100,000 đồng nhận được từ hơn tuần trước để mua ghe máy, chuẩn bị... ra khơi!

Các em đệ tử biết được chuyện này, càng lo âu hơn. Huynh Hồng và tôi xuất hiện thật đúng lúc! Bàn chuyện với Huynh trưởng Colomban Đào và Huynh Hubert, Huynh Hồng và tôi đồng ư đem một số các em về tạm trú ở trường Đức Minh, Tân Định trước, và hôm sau tôi sẽ ra đón hai Huynh Đào và Huy và 5 em c̣n lại. Trên đường về, vài em hỏi: “tại sao ḿnh không ‘đi’ Frère?” Huynh Hồng hóm hĩnh trả lời: “ḿnh ‘đi’ ra biển để t́m gặp ba má và gia đ́nh các em há?” [Sau naøy, trong traïi tuø caûi taïo K3, moät hoâm em Anthony Thaønh taâm söï vôùi toâi : "neáu hoài ñoù, Freøre gaät ñaàu moät caùi th́ baây giôø em ñaâu phaûi nhö theá naøy!" Toâi nghe noùi, chæ mæm cöôøi maø loøng nhö quaën laïi, nhöng toâi khoâng hoái haän tí naøo.]

Sáng sớm hôm sau, tôi ra Vũng Tàu. Đường lộ có vẻ bận rộn hơn hôm qua: nhiều xe tăng chạy về phía Bà Rịa hơn. Đến “Biệt Thự Văn Thiên” khoảng 10 giờ sáng, tôi thấy nhiều tụm 3 tụm 7 các Huynh Đệ bàn chuyện to nhỏ. Một số khác th́ hăng hái vẽ biển ngữ “S.O.S!”. Một số khác th́ ôn lại vần morse, hoặc kư hiệu bằng hai lá cờ (sémaphore). Các em đệ tử đă sẵn sàng khăn gói lên đường về lại Saigon. Huynh Hubert dành lái xe. Hôm nay Huynh có vẻ không được b́nh tĩnh lắm. Cách lái xe vội vàng, “giựt gân”, nhanh hơn thường lệ, mặc dù trước mặt không thiếu chướng ngại vật. Lắm lúc Huynh bóp c̣i inh ỏi đ̣i qua mặt luôn cả đoàn 4, 5 chiếc xe tăng! Huynh trưởng Colomban ngồi ghế trước lộ vẻ sợ sệt thấy rơ, mặc dù Huynh Đào có tiếng là... phản ứng rất chậm. Qua Long Thành, tôi yêu cầu ngưng xe, nghỉ... xả hơi, nhưng thật ra tôi có ư định dành lái xe v́ tôi biết trước hết Huynh Hubert “có vấn đề ưu tư lo lắng”, sau nữa đoạn đường từ ngă ba Vũng Tàu về Thủ Đức, trên xa lộ Biên Hoà có rất nhiều đoàn người gồng gánh từ Biên Hoà, Hố Nai đổ xô về Saigon, và xe cộ chen chúc trông phát ngộp.

Ghé ngang Đệ Tử Viện gom thu tất cả vật dụng cần thiết, chúng tôi trực chỉ trường La San Đức Minh, Tân Định xin tạm trú. Đă có một số Huynh vùng Saigon Gia Định đến cư ngụ, và nhiều gia đ́nh thân hữu, cựu học sinh đă chiếm giữ các lớp học ở tầng lầu 1, trong đó có gia đ́nh cựu Huynh Domitien Qưới. Huynh Hồng và tôi về trấn thủ Đệ Tử Viện.

Phía bên cộng đoàn trường Mossard, có Huynh Fidèle Linh, Huynh Alban Thanh, nguyên thuộc cộng đoàn Mossard từ 69-73, nay xin về “tạm trú” sau hơn tuần lễ cùng với Huynh Gervais Hà vất vă chạy từ Đà Lạt xuống, Huynh Prosper Bá từ Cần Thơ về Thủ Đức v́ có gia đ́nh ở đường dốc Con Gà Quay, nên xin đến tạm trú tại Mossard, và các Huynh Maurice Triều, hiệu phó trường Mossard, Joseph Tài, Etienne Toàn, Dennis Nhơn, Francois Hiển, Pierre Thắng, Jean Baptiste Hân, th́ thuộc cộng đoàn Mossard từ đầu năm học 74-75.

***

Ngày 27 tháng 4, 1975, Tổng thống Trần văn Hương từ chức sau chưa đầy một tuần nhận trách nhiệm lănh đạo Việt Nam Cộng Hoà. Trong bài diễn văn từ chức, tổng thống nói rơ:

- ... trong những ngày qua, tôi và hội đồng nội các với sự hiện diện của Dương Văn Minh, đă nhóm họp tại Đường Sơn Quán, Thủ Đức, bàn thảo kế hoạch giải quyết t́nh h́nh chính trị và quân sự hiện nay...
- Tôi có một đứa học tṛ. Nó nói với tôi: ‘Thưa Thầy, Thầy đă hy sanh nhiều rồi, xin Thầy hy sanh thêm một lần nữa: nhường ghế tổng thống cho con’.
-Bây giờ tôi từ chức tổng thống...


Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu từ nhiệm và trao quyền cho đương nhiệm phó tổng thống Trần Văn Hương là điều hợp pháp hợp lư, và dễ hiểu; nhưng việc đương nhiệm tổng thống Trần Văn Hương - dù có muốn từ nhiệm - trao quyền tổng thống cho “đứa học tṛ” Dương Văn Minh, th́ quả thật tự cổ chí kim chưa bao giờ có việc quái lạ như vậy - ngoại trừ một cuộc đảo chánh, hay thanh lư, hay cướp quyền... như trường hợp biến cố đảo chánh tổng thống Ngô Đ́nh Diệm ngày 1 tháng 11 năm 1963, cũng chính tay “đứa học tṛ” với sự đồng t́nh và tiếp tay của những kẻ “lừa thầy phản bạn” gây nên. “Đứa học tṛ” tổng thống Dương Văn Minh lên nhậm chức, không kèn không trống, hoặc chưa kịp thổi kèn khua trống. Sáng sớm hôm sau, ngày 28 tháng 4 năm 1975, việc làm đầu tiên của vị tân tổng thống là tuyên bố :
“... trong ṿng 24 tiếng đồng hồ, quân đội và công dân người Mỹ phải rời khỏi Việt Nam. Pháp lệnh bắt đầu có hiệu lựïc kể từ 0 giờ sáng ngày 29 tháng 4 năm 1975...”

***

Anh Em ở Vũng Tàu thấy đă đến lúc phải ra khơi. Nhưng bằng phương tiện nào? - Cứ ra chực ở Bến Đá, hay ở băi trước, mong có ghe/thuyền Hải Quân đi ngang vớt ? - Chi bằng đi t́m mua một/hai chiếc thuyền lớn ? Gia đ́nh Huynh Phong cùng với một gia đ́nh người bạn - phải nói là 2 “đại gia đ́nh”, v́ tổng số người trong 2 gia đ́nh, sẵn sàng ra khơi, lên đến 120 người - xông xáo t́m tậu mua ghe/thuyền. May quá, một người làm chủ hai chiếc thuyền lớn, máy chạy đến “6 blocs đầu bạc”, nghĩa là rất mạnh, muốn bán với giá phải chăng. Các Huynh Đệ già trẻ lăng xăng không biết phải làm sao. Người trách nhiệm “lo cho Anh Em” th́ quá lu bu “lo cho các Chị Em”. Thế là trên dưới 20 Huynh Đệ trong đó có Huynh trưởng Mutien Ngọc, chạy theo gia đ́nh Huynh Phong “cho chắc ăn!” Tối hôm đó, tất cả đều lên thuyền... tránh bom đạn, v́ lác đác quanh Vũng Tàu đă nghe tiếng nổ chát chúa của 122 ly. Tổng cộng trên thuyền lên đến 140 người. Mọi sự đă sẵn sàng: tài công và chuyên viên máy móc đều là người nhà. Chỉ c̣n đợi giờ nhổ neo. Giờ đă điểm : “sáng sớm ngày 29, quân dân Mỹ phải rời khỏi Việt Nam”. Đây là lúc thuận tiện. Thuyền lớn nhổ neo, máy chạy, và ra khơi ngon lành. Chỉ trong ṿng gần vài tiếng đồng hồ th́ đă thấy xa xa rất nhiều chiến thuyền Mỹ đă sẵn sàng... welcome!

Huynh Bernard Tâm th́ không muốn chiếc thuyền quá lớn như vậy, nên t́m mua một chiếc khác nhỏ hơn “vừa đủ cho khoảng 30 Chị Em La San”. Giờ cũng đă điểm : gần 30 Chị Em La San đă nép sát vào khoang thuyền, hồi hộp chờ đợi giây phút vượt trùng khơi. Vài Huynh Đệ trẻ loay hoay nhập cuộc vào tṛ chơi mạo hiểm, trong đó có Huynh Théophane Kế. Nhưng người “đầu tàu” đâu? - Tài công đâu? - Thợ máy đâu? [Có tin đồn thất thiệt cho rằng huynh Bernard Tâm “lén” về Saigon t́m thuê tài công và thợ máy, và... người nào đó. Nhưng thật ra, khi xuống thuyền “xem thử” lúc mới tậu xong, huynh Salvator Ngợi chịu không nổi cơn sóng đẩy đưa, nhồi lên nhồi xuống... đ̣i xuống ghe và trở về Saigon. Huynh Bernard phải đích thân đưa về Saigon và luôn tiện mua sắm thêm vài vật dụng cần thiết. Khi trở ra lại Vũng Tàu th́ kẹt đường. Huynh Tâm t́m mọi cách để ra Vũng Tàu cho đúng kỳ hạn dự liệu trước, nhưng đến Vũng Tàu chiều 29 tháng 4 th́ ghe đă ra khơi.]

Các Huynh trẻ trổ tài tháo vác, nghiên cứu máy móc rồi cuối cùng cũng “ầm ầm ́ ́ sịt khói tùm lum!”. Phải khen tài tháo vác của Huynh Long (gồ) và tài công bất đắc dĩ cứ quay quay bánh lái, làm chiếc ghe xoay ṿng chao đảo, các “thuyền viên” kêu la oai oái cầu cứu. Một chiếc xà lan hăng xăng dầu Shell bên cạnh thấy cảnh hổn độn trên chiếc ghe toàn là tu sĩ (các Tỉ Muội và các Huynh Đệ đều mặc áo ḍng) sáp lại gần, dùng giây thừng kéo chiếc ghe mong manh ra khơi. Một cuộc phiêu lưu, tuy bắt đầu bằng những lo âu kinh hoàng, nhưng cũng đầy thú vị. Đến xế chiều 29, lẫn xà lan và ghe nhỏ cũng cập bến mơ : đệ thất hạm đội đang vui vẻ sẵn sàng... welcome! Sau nỗi lo âu kinh hoàng, các Huynh Tỉ gặp được niềm an ủi vui sướng không ai ngờ. Trong khi ghe lớn của gia đ́nh Huynh Phong được welcome trên một chiến hạm, và hơn một tuần sau mới được đưa đến đảo Guam, th́ ghe nhỏ của các Huynh Tỉ lại được hàng không mẫu hạm tiếp rước, chỉ cần 3 ngày sau được đưa về Subic Bay, Phi Luật Tân. Từ Subic Bay, các Huynh Tỉ lại được đưa đến đảo Guam bằng máy bay, và đến trước gia đ́nh của Huynh Phong và các Huynh Đệ khác 3 ngày!

***

Anh Em “đi phục vụ tiếp cư” tại đảo Phú Quốc không được may mắn như Anh Chị Em ở Vũng Tàu. Huynh Roger Vĩnh có người em họ làm đề đốc hải quân, cho biết sẽ có tàu hải quân cập đảo Phú Quốc trong trường hợp khẩn cấp. Đông đảo dân chúng túa quanh bờ biển. Huynh Đệ già trẻ cũng chen lấn để có chỗ an toàn và bảo đảm. Chiếc tàu to lớn từ từ đến gần, nhưng không thể cập bến. Làm sao “leo trèo” lên sườn tàu đây? Người người nhảy ùm xuống biển, bơi lội, níu kéo nhau la lối ỏm tỏi. Một số đặt chân lên boong tàu, vui sướng rạng rỡ. Một số khá đông dù cho biết bơi, nhưng cũng cảm thấy lạnh cẳng, đứng trên bờ mà thấp thỏm không biết phải làm sao. Trong số Huynh Đệ, một bóng áo đen dài cổ trắng nhảy tủm xuống, ra sức vợi vợi, rồi cũng túm được một đoạn dây thừng, rồi cũng sung sướng thỏa măn đặt được đôi chân lên boong tàu: đó là Huynh Ignace Châu. Một Huynh khác thấy Huynh Châu thành công leo lên được boong tàu, cũng vội nhảy tủm xuống, quên rằng ḿnh không biết bơi! Chới với kêu cứu một lúc, hai Huynh Đệ trẻ khác nhảy xuống cứu, đưa lên bờ an toàn.

Huynh Roland Anh th́ một tay giữ chặt chiếc xe đạp course, một tay vẫy vẫy như thể bảo chiếc tàu lại gần hơn. Trong sự hỗn độn lúc đó, khi chiếc tàu nhổ neo ra xa, ra xa dần, Huynh Roland mới nhận thức được rằng chiếc xe đạp đă “không cánh mà bay!” Các Huynh Đệ khác, cùng với đông đảo đồng bào thấy chiếc tàu ra xa, xa quá tầm mắt rồi, đành tiu nghỉu kéo nhau về trại... tạm cư. Chắc hẳn mọi người c̣n nuôi hy vọng một chiếc tàu khác sẽ đến. Phải, tàu khác sẽ đến, và đă đến - không phải một chiếc mà khá nhiều chiếc - không phải để đưa lên “miền đất hứa” mà đưa đi “hồi hương” vào đất liền tại Saigon, hoặc Vũng Tàu, hoặc Nha Trang tuỳ nơi xuất phát “tị nạn” của từng người, hoặc từng gia đ́nh. Huynh trưởng Gaston Thọ và các Tập Sinh trở về lại Đồi La San, Nha Trang.

***

Hai Anh Em Constance và Eugène, cùng đi với Huynh Herman Lăng, Marcel Phước và Bénilde Tín t́m đường theo hướng “biển tây”: miền Rạch Giá. Một nhóm 5 Huynh Đệ cùng rời Saigon một lúc, nhưng khi gần đến Rạch Giá th́ trở thành 3 nhóm:
* Nhóm một: huynh Herman Lăng và Marcel Phước.
* Nhóm hai: huynh Eugène Lư và Bénilde Tín.
Hai nhóm này may mắn gặp lại nhau trên đất Thái.
* Nhóm ba: Huynh Constance một ḿnh một nhóm và mất tung mất tích cho đến bây giờ.

***

Sáng sớm ngày 29, dân chúng không biết từ đâu tuôn đến, gồng gánh đầy nghẹt đường Nguyễn Du, đường Hoàng Diệu, trực chỉ chợ Thủ Đức. Huynh Hồng và tôi định mở cửa phía sau của Đệ Tử Viện, cửa thông qua căn cứ Thủy Quân Lục Chiến cũ, để tiếp đón đoàn người có thể đă bôn ba suốt đêm qua trên đường chạy giặc. Nhưng dù sao cũng phải thỉnh ư Huynh phụ tá giám tỉnh Fidèle Nguyễn Văn Linh, hiện là Huynh trường cộng đoàn La San Mossard. Huynh trưởng ra lệnh bác giữ cổng mở tung cả hai cánh cửa, cổng chính và cổng phụ. Đoàn người ào ào tiến vào như nước vỡ bờ. Lúc đó là khoảng 9 giờ sáng.

Khoảng 5 giờ chiều, anh Tư - em của Huynh Jean Trần Văn Ba, trú đóng tại căn cứ Sóng Thần, trong bộ đồ tác chiến thuộc Thủy Quân Lục Chiến, đến gặp tôi. “Frère ơi! Frère nói các Frères t́m cách lên Saigon đi, v́ tối nay bỏ ngơ Thủ Đức!” Tôi t́m gặp Huynh trưởng Fidèle tŕnh bày sự việc. Huynh trưởng Fidèle triệu tập khẩn cấp tất cả các Huynh có mặt trong khuôn viên Mossard.
* Có Huynh th́ dứt khoát : “ở đây cũng thế thôi! Thủ Đức cách Saigon chỉ trên 13 cây số th́ chạy lên Saigon hay ở Thủ Đức khác biệt nhau ǵ đâu?”
* Có Huynh th́ “sao cũng được!
* Có Huynh th́ nhất quyết phải lên Saigon, “lư do dễ hiểu: trên Saigon hiện nay có nhiều Anh Em chúng ta, ở với Anh Em, Anh Em biết ai ở đâu, ai c̣n ai mất, cũng là điều tốt! Hăy rút kinh nghiệm ngay từ đầu: vận mạng Anh Em ở Ban Mê Thuột ra sao, không ai biết, và đó là thêm một mối lo cho Anh Em ḿnh!
* Huynh trưởng “bật mí” cho biết: “Có tin là vào phút chót, nếu t́nh thế bắt buộc, Huynh tổng quyền đă liên lạc với toà đại sứ Mỹ và được hứa là sẽ cho trực thăng đến trường Taberd đón các Frère”. Sự “bật mí” này chẳng những không làm Anh Em hứng khởi và hy vọng ǵ, trái lại số Anh Em không chịu đi Saigon càng tăng thêm.

Bàn đi tính lại, Anh Em đồng tâm lên Saigon, “chỉ v́ muốn cùng chung với Anh Em đang ở Saigon chia sẻ và nâng đỡ nhau trong hoàn cảnh khẩn trương sống chết này.” Lúc đó là 5giờ 45 chiều. Huynh trưởng cho Anh Em 15 phút để thu dọn những ǵ cần thiết, và đúng 6 giờ, lên xe đi ra ngả sau, phía bên Đệ Tử Viện, trực chỉ Saigon.

Về đến pḥng, việc đầu tiên là tôi đem thủ tiêu tất cả những hồ sơ làm việc của ông anh từ Tây Ninh đem xuống. Vừa đốt những hồ sơ, tôi vừa liếc mắt đọc nhanh. Th́ ra ông anh là “trưởng pḥng G” và hồ sơ là những báo cáo những cuộc thẩm vấn tù cộng sản bị bắt trong các trận chiến trước ở vùng Tây Ninh. “Đốt thủ tiêu là phải rồi!” tôi tự nhủ.

Đang loay hoay đốt thủ tiêu các hồ sơ th́ hai đứa cháu con ông anh xuất hiện, tay lè kè mỗi đứa một cái túi đựng vật dụng, làm như sẵn sàng lên đường. “Chú! Mẹ bảo hai cháu cứ đi theo chú. Chú đi đâu th́ cứ theo đến đó!” - “Quái! Làm sao mà biết được ḿnh sắp đi lên Saigon?” Tôi tự hỏi. Tôi nh́n hai cháu Châu 12 tuổi &Thành 11 tuổi, vẻ mặt đơn sơ vô tội, mà ḷng cảm thấy băn khoăn khó nghĩ. “Giúp chú đốt hết các giấy tờ này của ba hai cháu. Mau đi!” Trong khi tôi thu góp vài vật dụng cần thiết th́ hai cháu đă đốt sạch một thùng giấy tờ của ông anh. Tôi nói với hai cháu: “Hai cháu về nhà đi! Chú chỉ lên Saigon vài ngày rồi trở lại Thủ Đức. Nói với mẹ và các cháu cứ yên tâm. Đợi ba các cháu từ Tây Ninh xuống Thủ Đức rồi hẵn tính.”

Hai cháu ra về, và cũng đúng giờ hẹn, tôi xuống mở cổng sau rồi hai xe chở 8 Anh Em lên đường.

***

Chợ Thủ Đức vắng tanh. Các cửa nhà hai bên chợ đóng kín mít. Lác đác đây đó vài anh chiến sĩ Thủy Quân Lục Chiến đăm chiêu canh gác, tay gh́m chặt M16. Trời nhá nhem tối. Qua khỏi hăng nước đá và xưởng mộc Phước Tường Phát, tôi thấy h́nh như có một chiếc xe đang theo đuôi hai xe chúng tôi. Bầu không khí trong xe nặng nề khó chịu, không ai nói với ai một lời nào.

Đến cầu G̣ Dưa, một chiếc ngựa cũi chắn ngang cầu. Một tốp binh sĩ canh gác cầu. Xe dẫn đầu ngưng lại ngay trước ngựa cũi, kế tiếp là hai xe nối đuôi nhau ngưng lại. Huynh trưởng Fidèle Linh xuống xe, đến trước một viên sĩ quan, to nhỏ điều ǵ đó. Viên sĩ quan đến gần hai xe chúng tôi, nh́n vào xe. Có lẽ v́ chúng tôi đều mặc áo ḍng đen cổ trắng, nên viên sĩ quan khẻ cúi đầu chào, rồi ra lệnh đẩy ngựa cũi qua một bên và cho phép hai xe chúng tôi qua cầu. Tôi quay lại nh́n xe theo sau chúng tôi: xe nhỏ model sport màu vàng quay đầu lại và mất hút trong bóng tối. Tôi nhận ra ngay đó là của gia đ́nh kiến trúc sư Nhâm chủ quán Con Nai Vàng Ngơ Ngác, phụ huynh các em học sinh, tên cúng cớm là Tam Anh và Bi Bo.

Đến ga xe lửa B́nh Triệu, cảnh hỗn độn không thể tưởng tượng diễn ra trước mặt. Người gồng kẻ gánh, người cúi gầm mặt, kẻ ngơ ngác t́m lối đi, người chen kẻ chúc xô lấn t́m lối bước, người già kḥm lưng, kẻ trẻ nít khóc la inh ỏi... xen lẫn với đủ loại xe hai bánh, ba bánh, bốn bánh, kèn xe vang dội. Tất cả đều hướng lên cầu B́nh Triệu, đi về phía Hàng Xanh. Xe hơi lăn bánh giữa rừng người, nhích từng phân một, nhích lên rồi lại ngừng, rồi nhích tiếp, rồi lại ngưng. Lâu lâu vài anh binh sĩ đủ màu sắc phục, tay lè kè súng đạn, lựu đạn đeo quanh thắt lưng, chen lấn giữa rừng người, trông mà khiếp sợ. Chợt nhớ tới đoạn kư giả Nguyễn Tú viết về “con rắn khổng lồ” trườn ḿnh băng rừng lội suối chạy giặc cuối tháng ba, tôi cảm nghiệm được phần nào “chạy giặc” là thế đó!

Xe từ từ lăn bánh. Người từ từ chen lấn nhích từng bước. Rồi cũng đến nơi chúng tôi muốn đến: trường La San Đức Minh, Tân Định. Gần 11 giờ khuya. Sau khi chào hỏi Anh Em đă đến tạm trú tại Đức Minh vài ngày trước, gặp lại Huynh trưởng Colomban Đào, Huynh thầy việc Hubert và các em đệ tử, Huynh Hồng và tôi cùng vài em đệ tử lên ngồi trên sân thượng xem máy bay trực thăng quần đảo khắp bầu trời Saigon, nh́n về phía sân thượng toà đại sứ Mỹ trên đường Thống Nhất mà bàn tán vu vơ. C̣n một tiếng nữa là sẽ không c̣n một bóng “người bạn đồng minh Mỹ” nào trên lănh thổ Việt Nam (!?)

12 giờ đêm 29 tháng 4, 1975, hoặc 0 giờ sáng 30 tháng 4, 1975, quả thật không c̣n máy bay trực thăng lên xuống trên sân thượng toà đại sứ Mỹ, và cũng không c̣n trực thăng quần đảo bầu trời Saigon, “Ḥn Ngọc Viễn Đông” nữa.

Trời tối đen.

***

Ngày 30 tháng 4, 1975, tưởng nhớ sinh nhật thánh tổ phụ lập ḍng La San (30-4-1651). Thú thật nếu một vài em Đệ Tử không nhắc th́ hầu hết các Huynh Đệ đàn anh cũng không nhớ ngày sinh của cha thánh tổ phụ!

Các Huynh Grégoire Tân, Rogatien Sơn, Joseph Hạnh muốn dùng banh basket để “quảng gánh lo”. Ba Huynh đang chơi vui vẻ trên sân basket trường La San Nguyễn Thông, một người bạn từ đâu chạy vào lớn tiếng : “có tàu Hải Quân ở Bến Bạch Đằng! Người ta tranh nhau nhảy lên tàu. Các Huynh có muốn ‘đi’ không?” Các Huynh vội vàng chạy lên pḥng vơ đại một túi với vài áo quần rồi hè nhau lên đường. Huynh Grégoire Tân nổ máy xe lambro 3 bánh, đưa hai Huynh kia phóng nhanh ra bến Bạch Đằng. Quả thật, phải chen chúc tranh giựt lắm mới lên đến gần tàu to lớn đang sẵn sàng rời bến. Huynh Tân bảo hai Huynh Sơn và Hạnh lên tàu trước, “’moi’ đem xe lambro về trả lại cho trường rồi sẽ phóng ra ngay!” Huynh Tân cấp tốc chạy ra bến Bạch Đằng th́ tàu đă rời bến mất tiêu rồi! Thiệt là “số không vượt biển được!” Tiếc hùi hụi nhưng cũng vui vui v́ ít nhất có hai Huynh thoát nạn!

***

Tại sân trường La San Đức Minh, khoảng 9 giờ sáng, Huynh Đệ tụm ba tụm bảy, tán gẫu đủ chuyện. Một vài Anh Em xúm quanh radio nghe tin tức qua đài BBC, c̣n đài Saigon th́ chỉ nghe rè rè, tiếng được tiếng mất. Bỗng nghe như tiếng xé gió trên đầu, rồi không đầy vài giây sau, một tiếng nổ chát chúa chấn động, dường như từ góc đường Duy Tân - Phan Đ́nh Phùng. “122 ly”, Huynh Hồng lớn tiếng thét lên. Một số Anh Em tháo chạy tứ tung, như t́m nơi an toàn trú ẩn. Chưa được 2 phút sau, tiếng xé gió rùng rợn trên đầu, rồi tiếng nổ thứ hai vang lên nghe như gần hơn, có lẽ khoảng gần bùng binh Hữu Nghị (bùng binh con rùa) trên đường Duy Tân. Không hẹn mà ḥ, ai nấy như muốn chạy mà không chạy nổi, mắt láo liên t́m nơi ẩn núp. Núp đâu bây giờ?

Sau vài phút không nghe thấy động tịnh ǵ nữa, Huynh Đệ lại tụm ba tụm bảy bàn chuyện... giả sử, v́ biết mô tê ǵ xác thực đâu mà bàn với thảo! Vài Huynh trưởng đề nghị các Huynh trẻ t́m cuốc xẻng đào hố trú ẩn, pḥng hờ “122 ly” rơi trên sân trường! Không c̣n kịp nữa! Tiếng rè rè của radio Saigon bỗng nghe mồn một : “... mời đồng bào nghe lời hiệu triệu của tổng thống Việt Nam Cộng Hoà Dương Văn Minh...” Tất cả xúm lại quanh radio. Khoảng 10 giờ sáng. Trời bỗng trở nên âm u, mưa lất phất...
... Đọc đi! đọc đi! c̣n đợi ǵ nữa?...

Khoảng gần một phút sau:
Thưa đồng bào
...
... Tôi kêu gọi anh em chiến sĩ Việt Nam Cộng Ḥa buông súng tại chỗ...
...
Tôi đợi anh em Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam
.
... “

Trời vẫn c̣n mưa lất phất. Bài hiệu triệu chấm dứt hồi nào rồi mà Huynh Đệ cứ như sững sờ, đôi mắt lim dim, như gắn sát tai vào radio. Một tiếng thở dài kèm theo “c’est fini!” làm Huynh Đệ như choàng tỉnh dậy. Không ai lên tiếng nào, từ từ từng người một lăng xa ra khỏi cái radio.

Tiếng hát nhừa nhựa của chính tác giả bài “Nối Ṿng Tay Lớn”, không đàn, không kèn không trống đệm, vang lên : “Rừng núi giang tay nối liền....” nghe sao mà nhạt nhẽo, làm cho bầu không khí lúc bấy giờ đă ảm đạm c̣n tăng thêm niềm thê lương tủi nhục.

Bản hiệu “ba cây trúc xanh” của “đứa học tṛ” tổng thống Dương Văn Minh chưa kịp khô nước sơn, sẽ không c̣n dùng được nữa.

“C’est fini!”

Thay v́ “bức màn trong đền thánh rách tung làm hai từ trên xuống” khai mở một thời đại... “vui mừng và hy vọng”, th́ đối với dân tộc Việt Nam nói chung, đối với nền dân chủ tự do Việt Nam Cộng Hoà nói riêng, một bức màn sắt h́nh thành, “che khuất tương lai”

Cuộc “đổi đời” bắt đầu.