Ngày 19 tháng 4, Huynh Hồng và tôi tiếp đón một người bạn quư: anh Cương, cựu hướng đạo sinh thuộc Đạo Lâm Viên Đà Lạt trong những năm 65-69, nay là Đại Úy đại đội trưởng đặc trách an ninh và pḥng thủ Xuân Lộc. Anh Cương cho biết anh vừa chạy bán sống bán chết từ Bà Rịa vào, và hy vọng gặp được 2 Huynh c̣n ở đây.

Th́ ra, sau khi sư đoàn thiện chiến của Bắc Việt được “ăn” hai trái CBU, đă xin đầu hàng. Lữ Đoàn Dù QLVNCH toàn thắng, giao trách nhiệm thu dọn chiến trường cho đại đội địa phương quân anh Cương làm đại đội trưởng. Anh Cương vừa tập họp binh sĩ chia trách nhiệm tiến vào thu gọn chiến lợi phẩm th́ được lệnh : “di tản chiến thuật: chuyển đại đội về Bà Rịa ngay lập tức, đi theo con đường đă bỏ từ lâu.” Trên chiến trường, lệnh nào cũng là mật lệnh. Tuy nhiên, trong trường hợp này, ông đại đội trưởng có b́nh tĩnh cách mấy cũng không thể thốt lên những tiếng ngạc nhiên cùng độ. Và v́ thế mà “bí mật” đă ít nhiều bị “bật mí”.

Thay v́ di tản chiến thuật theo quân kỷ, th́ binh sĩ từ cấp úy đến binh nh́, tái phối trí lực lượng theo “gia kỷ” : ông bà, cha mẹ, vợ con đèo bồng chạy tán loạn “theo con đường đă bỏ từ lâu” tiến về Bà Rịa.

Anh Cương kể tiếp: “Về đến Bà Rịa, em mất liên lạc với bộ chỉ huy. Trong t́nh thế “rắn mất đầu” này, tụi em biết làm sao? Mà dù em có dùng “quân kỷ” để điều binh khiển tướng th́ cũng vô hiệu, v́ ai nấy lo cho gia đ́nh vợ con c̣n không nổi, làm sao mà nghe lệnh của em? Thôi đành tán loạn, mạnh ai nấy cứu mạng sống ḿnh với gia đ́nh ḿnh... Em c̣n độc thân nên thay bộ thường phục, t́m cách về Saigon coi t́nh thế biến chuyển thế nào. Chạy ngang Thủ Đức, nhớ là có hai Huynh ở Mossard nên chạy đại vào, may quá em gặp hai Huynh c̣n ở đây.”

Như thể sực nhớ chuyện ǵ, anh Cường hỏi: “Hai Huynh có nghe nói việc ông tướng người Do Thái được mời đến Saigon, nghiên cứu t́nh h́nh chiến sự không?” Tôi trả lời: “Có! Nhưng nhận định của ông tướng này có vẽ tiêu cực quá!” Huynh Hồng lên tiếng: “Đúng là tướng Độc Nhăn.” Tôi nói: “Phải rồi! ông tướng đó tên là Moshe Dayan, người chỉ có một mắt mà rất tài giỏi, chuyên viên chiến tranh du kích. Ông nghiên cứu t́nh h́nh chiến tranh ngay tại chiến trường; trước khi trở về Do Thái, ông đành nhận định: ‘Muốn thắng cộng sản, phải để thua cộng sản!’.”

Suốt hai ngày đêm, anh Cương ở với chúng tôi, theo dơi t́nh h́nh chiến sự qua đài phát thanh và truyền h́nh. Chỉ biết thở dài, lắc đầu : t́nh h́nh ngày càng rối ren hơn...

***

Ngày 21/4/1975 theo dơi đài truyền h́nh tối nay, anh em chúng tôi linh cảm một biến cố trọng đại sắp diễn ra. Quả thật, tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đọc một bài diễn văn lịch sử :

- tŕnh bày diễn tiến cuộc chiến ở miền nam Việt Nam “như là một tiền tuyến giữa hai khối tự do dân chủ và cộng sản”;
- diễn tiến và mưu đồ của đồng minh trong việc “Việt Nam hoá chiến tranh”;
- diễn tiến bị ép buộc phải kư “hiệp định Paris” - một h́nh thức “phủi tay ra khỏi chiến trường Việt Nam trong vinh dự của đồng minh Mỹ”, và bỏ rơi “người bạn đă kề vai sát cánh bảo vệ tiền đồn của khối tự do”;
- ...
- từ chức và giao quyền lănh đạo quốc gia cho phó tổng thống Trần Văn Hương “để không một giây phút nào mà một quốc gia không có người lănh đạo”.

Bài diễn văn từ chức chấm dứt, ba anh em chúng tôi như đờ đẫn trong giây lát, không ai lên tiếng. Không biết hai Anh Em kia đang suy tưởng điều ǵ, riêng tôi, tôi sực nhớ đến một đoạn đối thoại giữa tổng thống Ngô Đ́nh Diệm và ông đại sứ Cabot Lodge mà nhà văn Morris L. West [Morris West sinh tại Melbourne, Úc Châu, trưởng nam trong gia đ́nh 6 người con. West muốn trở thành một tu sĩ ḍng La San, và trong nhiều năm đă là thành viên của ḍng. Từ năm 1939 đến 1943, West dạy học tại các trường La San ở New South Wales và Tasmania, nhưng hồi tục trước khi khấn trọn đời.] ghi lại trong cuốn sách Ngài Đại Sứ. Tôi kể lại cho hai anh em:

“... Chiều tối 31 tháng 10 năm 1963, ông đại sứ Cabot Lodge cảm thấy khó ngủ. Ông gọi điện thoại liên lạc trực tiếp với tổng thống Ngô Đ́nh Diệm.
- Ngài tổng thống vẫn mạnh khoẻ?
- vâng, cám ơn ông đại sứ đă có lời hỏi thăm.
- tuy tối rồi, nhưng tôi có thể đến “uống trà” với tổng thống không?
- được chứ! mời ông đại sứ.
Không đầy 5 phút sau, ông đại sứ đă có mặt tại pḥng khách riêng của tổng thống. Hai người ngồi đối diện, uống trà, hút thuốc [tổng thống Ngô Đ́nh Diệm có tiếng là hết điếu thuốc này đến điếu thuốc khác...] Hai người chỉ nói chuyện trên trời dưới mây, trời mưa trời gió, rồi trời lại nắng êm dịu. Tuyệt nhiên không bên nào muốn nói việc chính chị chính em. Cả hai đều coi việc uống trà nói chuyện giải trí hôm đó thật tuyệt diệu, thật thân t́nh và thoải mái.
Quá khuya, ông đại sứ cáo từ ra về. Tới bậc thang xuống tầng lầu dưới, ông đại sứ đứng lại, nh́n tổng thống trong giây lát rồi nói:
- Thưa ngài tổng thống, tôi có câu chuyện này muốn hỏi tổng thống.
Không đợi phản ứng ǵ của tổng thống, ông đại sứ nói tiếp:
- Tôi có nuôi một con chim cu gáy, được 3 năm nay. Tôi chăm sóc rất kỹ lưỡng, cho ăn uống đầy đủ. Tôi đợi chờ nó cất tiếng gáy đầu tiên. Đợi hoài không thấy nó gáy. Có 3 trường hợp tôi có thể làm:
1. cứ tiếp tục nuôi, chăm sóc kỹ hơn, cho ăn uống nhiều hơn, và đợi cho đến khi nó biết gáy;
2. đích thân tập cho nó biết gáy, hoặc nếu cần thuê người chuyên môn hơn đến tập cho nó gáy;
3. tôi bảo nó: ta đă nuôi ngươi rất kỹ lưỡng, chăm sóc ngươi tưởng không c̣n cách nào tốt hơn nữa... thế mà ngươi không biết gáy hoặc không chịu gáy. Thôi, vậy th́ ta bỏ mặt ngươi, không c̣n nuôi ngươi nữa.
Trong ba trường hợp, nếu tổng thống là chủ nhân của con chim đó, th́ tổng thống sẽ chọn trường hợp nào?
Tổng thống mỉm cười, không trả lời. Giơ tay bắt chào và ông đại sứ ra về. Trưa hôm sau, đảo chánh... Sáng sớm hôm sau nữa, tổng thống Ngô Đ́nh Diệm và bào đệ của tổng thống, ông Ngô Đ́nh Nhu, bị thảm sát, ngày 2/11/1963”

***

Ba anh em bàn tán:

* Phủi tay ra đi? - Chắc không đâu! Tôi tin rằng tổng thống Nguyễn Văn Thiệu là người:
- rất cương quyết - xuất thân là một vị tướng trong quân đội từng vào sinh ra tử chống xâm lược của chủ nghĩa cộng sản;
- từng mạnh tiếng bảo vệ miền Nam bằng mọi giá với chương tŕnh “4 Không” rơ rệt và quyết liệt;
- lại nữa tổng thống Thiệu từng tuyên bố: “làm chính trị th́ phải ‘ĺ’!”;
- từng được báo chí ngoại quốc khen là “người khôn ngoan”: trong một cuộc họp báo sau biến cố Mậu Thân, nhân phó tổng thống Nguyễn Cao Kỳ tuyên bố vung vít ǵ ǵ đó [Sau biến cố Tết Mậu Thân, chính phủ đề xướng chương tŕnh “quân sự học đường”. Tất cả sinh viên các đại học phải tham dự khoá quân sự học đường trong 3 tháng mùa hè. Đại học Đà Lạt tổ chức lễ măn khoá tại sân vận động, và phó tổng thống Nguyễn Cao Kỳ ban huấn từ. Trong bài huấn từ, phó tổng thống nhấn mạnh về tự lập cánh sinh để khỏi lệ thuộc ngoại bang, trong mọi lănh vực, cách riêng về quân sự. Phó tổng thống nói:“Không phải những người mang tên Jack, John... là muốn làm ǵ th́ làm trên đất nước chúng ta...” Nghe đâu có hai du khách người Mỹ bên kia bờ hồ Xuân Hương đă xé cờ VNCH.] có thể làm thương tổn đến ngoại giao với đồng minh Mỹ, một kư giả nêu câu hỏi: “Thưa tổng thống, ngài có ư kiến ǵ về lời tuyên bố của phó tổng thống Nguyễn Cao Kỳ”? Tổng thổng nhanh nhẹn trả lời: “Có những điều phó tổng thống nói được mà tổng thống không nên nói; cũng có những điều tổng thống làm được mà phó tổng thống không được làm!”
V́ thế, tổng thống Nguyễn Văn Thiệu không phải là người dễ bỏ cuộc!

* “Mission Accomplie”? - Nếu quả thật là như vậy, th́ chắc chắn tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đă bị một áp lực ghê gớm lắm. Một câu trong diễn văn từ chức “... Làm bạn với Mỹ th́ rất khó, nhưng trở thành kẻ thù của người Mỹ th́ rất dễ!” có lẽ là điều mà tổng thống muốn phô bày những áp lực chính trị đó chăng?

Chỉ biết thở dài cho thân phận nước nhược tiểu! Ngay tối khuya hôm đó, anh Cương từ giă chúng tôi, lên đường ra Bà Rịa. “Em phải đi ngay ra Bà Rịa, gặp lại anh em. T́nh Huynh Đệ Chi Binh mà !”

Sáng sớm hôm sau, Huynh thầy việc Hubert Huy, Huynh Hồng và tôi đem gạo và lương khô ra Vũng Tàu tiếp tế cho Huynh trưởng Colomban Đào và các em đệ tử đang tạm trú tại “Biệt Thự Văn Thiên”. [Ngôi nhà cũ của LaSan ở băi sau đă và đang được tân trang từ cuối năm 1974, dự định làm nơi nghỉ mát cho các Huynh Đệ và các em học sinh, nhất là biến cơ sở nghỉ mát này thành trung tâm hội họp quốc tế cho các Tỉnh Ḍng La San vùng Đông Nam Á, và được đặt tên là “Văn Thiên” để ghi công vị giám tỉnh người Việt tiên khởi của Tỉnh Ḍng La San Saigon, Huynh giám tỉnh Cyprien Trần Văn Thiên.] Vừa đến Biệt Thự , tôi gặp chào hỏi hầu hết các Huynh Đệ. Huynh trưởng Chuẩn Viện Mutien Ngọc cùng Huynh Martin Phước vui vẻ chào hỏi tôi, Huynh trưởng Mutien Ngọc nói với tôi : “An, thôi ở lại đây luôn đi! - Ḿnh đợi dịp thuận tiện là... đi từ Bến Đá, hoặc ḿnh qua Phước Tỉnh t́m đường cũng tốt lắm!” Tôi mỉm cười nửa thật nửa đùa: “Đi mô mà đi! tử thủ chiến đấu cho đến cùng chứ! Nói vậy chứ em phải đem các em đệ tử về Saigon, lỡ phụ huynh các em đă t́m đường chạy giặc và đến được Saigon rồi th́ sao?”

Huynh Hubert Huy muốn ở lại Vũng Tàu để tiếp tay với Huynh trưởng Colomban Đào chăm sóc các em đệ tử.

***

Tổng thống Trần Văn Hương vừa nhậm chức liền thay đổi Nội Các cho phù hợp với t́nh thế đang sôi bỏng và nguy ngập của đất nước. Nhiều tin đồn về việc “chia cắt đất nước lần thứ hai tại vĩ tuyến 13: từ đèo Cả Đại Lănh miền bắc Nha Trang đến vĩ tuyến 17 thuộc Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam”, và miền Nam Việt Nam sẽ được Pháp thay thế Mỹ làm bạn đồng minh, theo thể chế “trung lập”. Nhóm chính trị mệnh danh là “Thành phần thứ ba” hoạt động mạnh.

“Ce n’est pas dans le plan!” - Huynh Felicien Lương nói khi nghe tin cộng quân đă tiến chiếm Nha Trang và đang trên đà tiến nhanh về Phan Rang, Phan Thiết. Huynh Felicien có quốc tịch Pháp, thường xuyên liên lạc với toà đại sứ Pháp, nên tin chắc rằng “giải pháp vĩ tuyến 13” sẽ là biện pháp chấm dứt chiến tranh.