Trường La San Mossard vẫn tiếp tục một ngày như mọi ngày, tuân theo chỉ thị của tổng trưởng giáo dục Ngô Khắc Tĩnh: “... các trường học vẫn mở như thường lệ, các em học sinh nam nữ vẫn phải đến trường học như mọi ngày...” Ngoại trừ một số rất ít “con ông cháu cha” được gia đ́nh đến rước về trước, số đông c̣n lại vẫn sáng chiều đến trường học, vẫn vang dội tiếng vui cười đùa giỡn trong vườn cây dầu, hay trong hồ bơi, hay trên sân cỏ, hoặc trên sân bóng rổ. Làm sao mà các em tưởng tượng nổi sự lo âu của bậc đàn anh, thầy cô, cha mẹ? - Không hiểu nổi - không tưởng tượng nổi - vậy là tốt hơn!

Huynh trưởng Fidèle Linh, mặc dù đă được bầu chọn làm phụ tá giám tỉnh vài tháng trước, vẫn tiếp tục chu toàn nhiệm vụ Huynh trưởng cộng đoàn, kiêm hiệu trưởng trường Trung-Tiểu-Học La San Thủ Đức. Cùng với các Huynh đặc trách mỗi cấp (cấp tiểu học, trung học đệ nhất cấp, và hai lớp trung học đệ nhị cấp), với sự hợp tác hăng say nhiệt t́nh của ban giám đốc Đệ Tử Viện, ban hiệu trưởng trường tổ chức thi đua quyên góp để tiếp tay với chính quyền và các hội đoàn từ thiện khác trong việc cứu trợ dân chúng trong các trại tiếp cư, nhất là để ủy lạo và bày tỏ sự liên đới, đồng t́nh với các chiến sĩ đang “v́ nước quên ḿnh”. Các em học sinh và đệ tử, tuy c̣n nhỏ tuổi, vẫn rất hăng say và tích cực tham gia sự quyên góp “của ít ḷng nhiều” để chia sẻ với người kém may mắn hơn.

Đệ Tử Viện vẫn tiếp tục chương tŕnh học và huấn luyện như thường lệ. Gia đ́nh anh chị Cang với em bé gái được 2 tuổi, lo ẩm thực cho cộng đoàn Đệ Tử Viện, “không chịu rời bỏ các Frères và các em đệ tử, nhất là trong hoàn cảnh này. Chúng con nguyện theo các Frères: các Frères ‘di tản’ đi đâu, chúng con cũng theo đến đó!”

***

Ngay từ cuối năm 1974, “kinh tế mùa Thu” ảnh hưởng rất nhiều đến phần ăn/uống của các Huynh và Đệ Tử trong cộng đoàn Đệ Tử Viện. Huynh thầy việc Hubert Huy chạy đôn chạy đáo t́m mọi phương cách cung ứng tương đối đầy đủ phần ăn cho các em trong tuổi đang lớn. Phải ghi nhâïn ở đây nổ lực đáng khen ngợi của gia đ́nh anh chị Cang đầu bếp. Có nhiều tháng, hai anh chị Cang không nhận tiền lương, mà có nhận chăng nữa th́ cũng chi dùng cho việc đi chợ bù đắp thêm cho khẩu phần ngày càng bị cắt xén.

Ngân khoản chi thu dành cho các nhà huấn luyện Đệ Tử Viện, Chuẩn Viện, Thỉnh Viện, Tập Viện và Kinh Viện th́ đă từ lâu đời, rất hạn hẹp và chắt chiu. Nhưng trong vài năm sau đây, với phong trào “thắt lưng buộc bụng” của nền kinh tế mùa Thu với nào là thuế thu nhập, thuế “trị giá gia tăng”, thuế... đủ loại, nhận lănh nhiệm vụ thầy việc trong các nhà huấn luyện quả là một hy sinh cao trọng. Ngay sau khi chiến tranh bùng nổ tại Ban Mê Thuột, Huynh “thầy việc” Hubert Huy đă lo tích trữ món ăn cần thiết nhất: gạo - mà không phải gạo trắng thơm ngon, toàn là gạo đỏ! Nói là tích trữ chứ thật ra có thể nuôi sống gần 100 miệng ăn trong vài tuần.

Vào một buổi chiều đầu tháng 4, hai chiếc xe đầy nhóc hành khách và hành lư đậu trước pḥng khách Đệ Tử Viện: Huynh trưởng Matthias Tẩm và Huynh Jean Ngọc cùng với khoảng 20 em học sinh người Thượng đến xin tạm cư. Huynh thầy việc Hubert chép miệng: “có chết không! - mấy bao gạo đỏ chắc cũng không ... thọ được lâu!”

Số là khoảng vào năm 1972, bộ Sắc Tộc xin Huynh giám tỉnh Bruno Bằng mở một trường học tại Lang Biang, Đà Lạt, cho các em người Thượng, với Huynh trưởng là Matthias Tẩm, và các Huynh giáo sư là Jean Ngọc và Martin Phước. Chương tŕnh gởi các em người Thượng đến các trường Lasan vùng Saigon, Gia Định, và Huế, đă có từ thời tổng thống Ngô Đ́nh Diệm.
* tôi c̣n nhớ đă học cùng lớp Đệ Thất và Đệ Lục trong hai niên khoá 58-60 với 4 anh người Thượng tại trường Lasan B́nh Linh. Tôi chỉ c̣n nhớ hai tên: Y Tờ A-Yung và Y Bờ-Hăng A-Yung;
* 10 em người Thượng theo học tại trường La San Taberd;
* 5 em người Thượng theo học tại trường La San Đức Minh;
* 5 em người Thượng theo học tại trường La San Hiền Vương.
Không biết v́ lư do nào mà sau năm 1963, nghĩa là sau khi tổng thống Diệm bị đảo chánh và giết chết, không c̣n thấy các em người Thượng theo chương tŕnh này nữa.

Tuy nhiên, các Huynh Đệ La San vẫn có các cơ sở, hoặc hợp tác với các tu hội khác, để mở lớp giảng dạy cho các em Thượng trong nhiều thập niên trước.
* Trong thập niên 50, trường La San Adran - Đà Lạt đă đón nhận vài em học sinh người Thượng (hai trong số các cựu học sinh sau này là tổng trưởng Sắc Tộc thời đệ nhị cộng hoà, và vị thứ hai xin mở trường dành riêng cho các em người Thượng tại Lang Biang).
* Hợp tác với hội các linh mục thừa sai Paris do linh mục Boutari điều hành. Huynh Bernardin Tính thuộc cộng đoàn La San Adran, hằng ngày đến dạy các em Thượng tại trung tâm Cam-Ly. Có em đến từ Ban Mê Thuột, ở nội trú tại Cam-Ly từ thứ hai đến thứ sáu, và đi bộ đường rừng về nhà ở tận Ban mê Thuột từ sáng sớm thứ bảy rồi trở lại Cam-Ly chiều tối Chúa nhật!
* Trường La San Kim Phước, Kontum dưới sự lănh đạo của Huynh trưởng Daniel Trạng, vẫn tiếp tục đón nhận một số các em người Thượng vùng Kontum, Pleiku đến học chung với các em người Kinh. Đến khoảng năm 1971, v́ t́nh h́nh bất ổn và gặp nhiều trở ngại, trường La San Kim Phước đành đóng cửa.
* Chỉ hơn một năm sau, trường dành riêng cho các em người Thượng do các Huynh La San điều khiển và giảng dạy được chính thức thành lập tại Lang Biang, Đà Lạt. V́ nhu cầu đáp ứng sỉ số học sinh người Thượng vùng Nhatrang - Khánh Hoà, quá lớn, Huynh giám tỉnh Bruno mở thêm trường La San Chư Prong kế bên trường La San Bá Ninh, Nha Trang. Huynh trưởng là Désiré Nghiêm.

***

Cũng khoảng thời gian đó, trường Kỹ Thuật La San, Đà Lạt do Huynh trưởng Eugène Lư điều hành, t́m mọi phương tiện trong tầm tay di chuyển các máy móc cần thiết về Mai Thôn: 10 máy tiện, 5 máy bào/cưa gỗ, 7 máy hàn điện, và những thứ lặt vặt điện tử.

Huynh Théophane Kế, Huynh trưởng học viện tại số 6 - Trần Hưng Đạo, nguyên là nhà Kinh Viện dời về Mai Thôn năm 1973, cùng với các Huynh Alban Thanh, Gervais Hà đang là sinh viên đại học Thụ Nhân, cũng phải ba chân bốn cẳng t́m đường lánh nạn, v́ theo BBC, Đà Lạt sẽ mất nay mai! Các Huynh vui sướng kể lại: “mấy ‘vous’ không tưởng tượng nổi tụi ‘moi’ làm thế nào mà khiêng hết các máy móc này về Mai Thôn! May mà trong trường ḿnh có xe Renault và pick-up, nếu không th́... mỗi người ‘vác’ một máy chạy! Đoàn người lũ lượt chạy tán loạn, gồng gánh đủ kiểu. Đến gần thác Prenn, bị chận đứng hết, may mà một số binh sĩ cựu học sinh nhận ra ḿnh nên mới đi qua được. Cà rịch cà tan hơn 3 ngày 2 đêm mới đến đây.“

Duy có Huynh Corentin Phi, tổng giám thị trường La San Kỹ Thuật, không chịu đi theo, nhất quyết tử thủ. Nhưng thật ra không đầy hai tuần sau, khi Đà Lạt vừa mất, Huynh Corentin tự động hồi tục, và “bàn giao” trường Kỹ Thuật cho chủ mới, rồi kết duyên với một bà goá - chắc là nằm vùng - cư ngụ tại một căn biệt thự khá khang trang trên dốc Hoà B́nh.

***

Huynh trưởng Herman Lăng cùng các Huynh trong cộng đoàn La San Adran cũng lo thu gọn, t́m đường lánh nạn. Huynh Michel Hải nhất định không đi, muốn tử thủ, sống chết với trường Adran. Cho đến nay, năm 2008, Huynh Michel Hải c̣n “tử thủ” và căn cứ chiến đấu là dăy pḥng của linh mục tuyên úy.

Huynh Raymondus là người thừa sai Pháp. Huynh rất thương người Việt Nam, và c̣n thương người Thượng nhiều hơn nữa. Huynh sinh sống giữa người Thượng, ăn uống y hệt như người Thượng, thậm chí sinh hoạt ăn mặc như người Thượng, và chăm lo dạy dỗ các em Thượng với tấm ḷng thật sự... Thượng. V́ thế Huynh lấy tên Việt là Nguyễn Ái Việt-Thượng. Huynh rất yêu thích lối sống với người Thượng đến độ Huynh trưởng La San Adran mời về dạy tiếng Pháp và văn chương Pháp các lớp trung học, nhưng Huynh Ái Việt-Thượng muốn ăn ở và sinh hoạt với người Thượng hơn.

Trong những năm 70-75, Huynh Ái Việt-Thượng làm việc với linh mục Boutari, thuộc hội Missions Étrangères, Pháp, chuyên lo cho người Thượng vùng thác Cam-Ly. Khi Đà Lạt bị đe doạ nặng nề, linh mục Boutari dẫn đưa các em và một số đông người Thượng đi lánh nạn, đến “nơi an toàn hơn, do chính phủ Pháp bảo trợ”. Huynh Ái Việt-Thượng vào trường Adran với Huynh Michel Hải.

Sau khi Đà Lạt thất thủ, Huynh Ái Việt-Thượng thủ sẵn một lá cờ Mặt Trận - xanh đỏ và sao vàng - để khi cần thiết lắm mới dùng. Một sáng sớm thứ hai, theo thông lệ, chào cờ đầu tuần. Huynh Ái Việt-Thượng đem lá cờ ra móc vào cột cờ, và dù không có ai khác, Huynh vẫn nghiêm chỉnh chào cờ. Bỗng một bộ đội đứng sau lưng lúc nào không biết, chỉa mũi súng AK vào lưng Huynh, miệng la lớn: “phản động! cực kỳ phản động!” Huynh Ái Việt-Thượng không hiểu mô tê ǵ cả, chỉ biết quay lại và sổ một tràng tiếng Pháp: “Quoi? Qu’est-ce que vous dites?” Nhưng thấy mũi súng chỉa vào lưng là Huynh tự động giơ hai tay lên. Một bộ đội khác từ trong nhà đi ra, có vẻ biết điều hơn, nói chậm răi : “Chú treo cờ ngược rồi! Ngôi sao thẳng đứng lên chứ không phải ngược xuống như vậy!” Huynh sổ một tràng tiếng Pháp: “ô ô ô, mais c’est comme ca... Ca va! Ca va!” Ngay trưa hôm đó, Huynh Ái Việt-Thượng về Saigon, đến tŕnh diện toà lănh sự Pháp và vài hôm sau hồi hương về Pháp.

***

Huynh giám tỉnh Lucien được tin các Huynh Đệ vùng Nhatrang đă đến đảo Phú Quốc, liền bay ra liên hệ với hải quân, xin một chuyến tàu đưa Anh Em La San về Saigon. Cấp chỉ huy hải quân biện bạch: “v́ t́nh h́nh chiến tranh chính trị chưa thích hợp, nên không thể thoả măn yêu cầu”. Huynh giám tỉnh nghĩ rằng, cần phải có một động cơ tương hợp để Huynh Đệ La San ở lại Phú Quốc: sinh hoạt động viên và trấn an tinh thần cho đồng bào vừa chạy giặc đến. Thế là Huynh giám tỉnh động viên mời gọi một vài Huynh Kinh Sinh tại Mai Thôn và vài Huynh ở các cộng đoàn Taberd, Hiền Vương, Đức Minh, Chánh Hưng cùng đi Phú Quốc với danh nghĩa “giúp đồng bào chạy giặc từ miền Trung và Cao Nguyên đến”. Các em người Thượng đến tá túc tại Đệ Tử Viện Thủ Đức được trên 10 ngày, Huynh trưởng Matthias và Huynh Jean dẫn đi đảo Phú Quốc. Nghe đâu để tránh bom đạn. Các Huynh chuyên viên kỹ thuật, cùng với Huynh Constance Hữu, Huynh trưởng La San Đức Minh và là anh ruột của Huynh Eugène Lư, cũng đi đâu mất, để lại các xưởng ngổn ngang như những đống sắt vụn!

Nhiều tin đồn rỉ tai nghe thật mâu thuẫn càng làm ḷng dân xao xuyến. “Tiên tri” BBC càng thấy ứng nghiệm. Dân chúng hầu như tin BBC hơn là nghe lời hướng dẫn hoặc chỉ thị của chính quyền: đoàn người chạy giặc càng ngày càng đông, gây một sự xáo trộn trong nếp sinh hoạt thường ngày của xă hội.

***

Ngày 10 tháng 4, Huynh Hồng và tôi rủ nhau đi hiến máu theo lời kêu gọi khẩn trương của đài tiếng nói Saigon. Anh em chúng tôi bảo nhau: “ḿnh không xả thân ra chiến trường được, th́ ít ra ḿnh đóng góp phần nào để tiếp tay với các chiến sĩ anh dũng đă, đang và sẽ đổ máu tại chiến trường v́ sự an nguy cho ḿnh tại hậu phương: đi lên đường Hồng Thập Tự để hiến máu”. Hai anh em chúng tôi đèo Honda từ hơn 8 giờ sáng, băng qua G̣ Dưa, lên dốc cầu B́nh Triệu. Cảnh sinh hoạt tương đối b́nh thường. Nhưng khi từ từ tiến đến ngă tư Hàng Xanh th́ thấy dân chúng tỏ ra hốt hoảng: người chạy ngược kẻ chạy xuôi, vừa chạy vừa ngoảnh mặt nh́n về hướng Dinh Độc Lập. Các tiệm ăn, quán phở dọc theo đường Cầu Sơn hấp tấp đóng cửa, vội vă gác ghế lên bàn...

Đến gần đài truyền h́nh và đài phát thanh, đường phố có vẻ trống vắng cách lạ thường. Hai anh em bàn nhau: “Quái! Có chuyện ǵ nguy hiểm vừa xảy ra đây! Hay là ḿnh quay trở về ngay, lỡ có chuyện bất trắc th́ ḿnh cũng ở với Anh Em, ở với cộng đoàn cho chắc!” Thế là anh em quay xe về. Trên đường về đến gần cầu G̣ Dưa thấy xe cộ chạy về hướng Saigon càng nhiều. Đến chợ Thủ Đức, cảnh xe hơi, xe Honda đèo hai đèo ba, ngay cả xe đạp cũng đèo hai đèo ba... chạy tán loạn. Vào cổng trường La San Mossard, cảnh xe cộ ra vào càng hỗn tạp hơn. “Quái! Mới gần 10 giờ sáng mà tan học sao?” Tôi thét lớn vào tai Huynh Hồng.

Chạy vào pḥng, mở radio th́ nghe tiếng tổng thống Nguyễn Văn Thiệu: “... tạ ơn Thượng Đế! Tôi và gia đ́nh vẫn b́nh an.” - “Đảo chánh à? Bây giờ là lúc nào mà đ̣i đảo với chánh?” Huynh Hồng không nhịn được lớn tiếng hầm hừ. Th́ ra “tên giặc lái” nào đó đă ném bom vào Dinh Độc Lập. Cảnh xe cộ ra vào dồn dập trường La San Mossard lúc 10 giờ sáng, đó là phụ huynh nghe tin “Dinh Độc Lập bị dội bom”, hốt hoảng đem con về nhà v́ phần đông các em học sinh nội trú ở Saigon, Chợ Lớn.

Bắt đầu từ hôm đó, trường La San Mossard chính thức đóng cửa. Cộng đoàn Đệ Tử Viện lúc bấy giờ gồm có : Huynh trưởng Colomban Đào, Huynh Léopold Kiệt, Huynh Hubert Huy, Huynh Michel Hồng, Huynh Pierre Tâm, Huynh Antoine Đông và Huynh Valery An. Chỉ một hôm sau khi trường La San Mossard đóng cửa, chúng tôi quyết định cho các em đệ tử có gia đ́nh vùng Saigon, Gia Định được về với gia đ́nh. C̣n khoảng 20 đệ tử có gia đ́nh “mất tích” th́ ở lại. V́ nhận thấy các em đệ tử mất liên lạc với gia đ́nh quá lâu, đâm ra như khủng hoảng tinh thần, Huynh trưởng Đào đề nghị dẫn các em theo từng nhóm gồm có đủ mỗi địa phương - Nhatrang, Đà Lạt, Kontum, Ban Mê Thuột - mỗi nhóm 5-6 em, chia nhau đi t́m thân nhân tại các trại tiếp cư khác nhau. Mỗi nhóm có Huynh Hồng, Huynh Tâm Pierre và Huynh An dẫn đầu. Sau 5 ngày chạy khắp nơi t́m kiếm, “biệt tăm vẫn hoàn biệt tích”.

***

Trong thời gian này, Huynh trưởng Đào đi họp liên miên: họp hội đồng cố vấn của Tỉnh Ḍng và các Huynh trưởng. Mỗi lần đi họp về, Huynh trưởng Đào chỉ cho biết đại khái rằng ban lănh đạo Tỉnh Ḍng đang cố gắng liên lạc với ban tổng cố vấn và các Huynh đang ở hải ngoại, đồng thời đang bàn thảo với các tu hội, ḍng tu khác để có nhận định khách quan hơn và lấy quyết định thích hợp hơn.

Cẩn thận là tốt!

Khoảng giữa tháng 4, 1975, báo chí trong nước - nhất là báo Chính Luận - đăng tải ngay trang đầu một tin xem ra không mấy thích hợp với hoàn cảnh bấy giờ: một nhóm khá đông tu sinh và tu sĩ ḍng Đồng Công, Thủ Đức “di tản chiến thuật” ven theo bờ biển Phước Tỉnh và đang chuẩn bị cho một chuyến vượt biển có tổ chức rất qui mô. Bài báo c̣n thêm : “... Trong khi chiến sĩ đang đổ máu sa trường bảo vệ an ninh cho hậu phương, th́ việc làm này ... [tự ư đục bỏ]”

Nhưng quá cẩn thận cũng không phải là điều hay!

Sau hiệp định Gevneva chia đôi nước Việt Nam, Huynh phụ quyền Zacharias, đặc trách vùng Đông Nam Á từ Rôma đến gặp chủ tịch Hồ Chí Minh. Huynh phụ quyền hỏi: "Thưa ông chủ tịch, công việc dạy học của ḍng La San c̣n có thể được tiếp tục trên lănh thổ miền Bắc Việt Nam không?" Ông chủ tịch trả lời ngay, không do dự : "Không thể được!"

Có thể ông Hồ Chí Minh nghe biết là ông đại tướng Vơ Nguyên Giáp, ông Hà Văn Lâu, và nhiều chính khách có công với đảng do ông lănh đạo, là những cựu học sinh xuất thân từ trường Puginier, Saint Joseph, v.v... nên dịu giọng: "Có lẽ quí ngài nên di chuyển đi nơi khác." [Theo lời Huynh Cosmes kể lại]

***

Huynh giám tỉnh Lucien Quảng triệu tập mỗi ngày hội đồng cố vấn và mời thêm vài Huynh trưởng cộng đoàn có mặt tại Saigon, Gia Định, bàn thảo liên miên dựa theo những tin tức mới nhất để cùng nhau biểu quyết phương án hành động thích hợp với hiện t́nh chiến tranh và xă hội, và nhất là phù hợp với văn hoá dân tộc về mặt t́nh cảm gia đ́nh. Huynh tổng quyền Charles Henry từ Rôma điện tín “trao toàn quyền quyết định” cho Huynh giám tỉnh trong t́nh huống cấp bách và khó khăn hiện tại của miền Nam Việt nói chung, của Tỉnh Ḍng La San Saigon nói riêng.

Lập trường của Tỉnh Ḍng về việc “đi hay ở” rất dứt khoát: “Tỉnh Ḍng không chính thức tổ chức ‘đi’, v́ chúng ta sát cánh với giáo hội, ở với giáo hội, làm việc với giáo hội. Giáo hội ở đâu, chúng ta ở đó. Lại nữa, các em học sinh, thanh thiếu niên nam nữ, giới trẻ có thể bỏ chúng ta, nhưng chúng ta không thể bỏ họ. Đó là lẽ sống tông đồ giáo dục của chúng ta.” Tuy nhiên, các Huynh cố vấn và Huynh trưởng đồng t́nh tạo mọi điều kiện thuận lợi cho Anh Em nào muốn cùng gia đ́nh quyết định “đi hay ở”. Hội đồng cố vấn c̣n nghĩ đến việc “nếu v́ một lư do nào đó mà Anh Em bị phân tán” th́ Tỉnh Ḍng cung ứng cho mỗi Anh Em một số tiền để xoay sở tự lập trong một thời gian. Tỉnh Ḍng trao cho mỗi Anh Em 100,000 đồng VNCH. Song song với việc chuẩn bị lo cho Anh Em có đủ phương tiện sinh sống trong hoàn cảnh tồi tệ nhất : bị phân tán mất liên lạc nhau, thất lạc gia đ́nh hay người thân, bị bắt v́ bất cứ lư do nào, v.v... Tỉnh Ḍng c̣n đề cử giao trách nhiệm cho vài Huynh “quen việc” t́m nơi tránh bom đạn để Anh Em được yên tâm hơn. Huynh Bernard Bường và Huynh trưởng Herman Lê Viết Lăng chịu trách nhiệm lo cho Anh Em nào muốn đi tạm cư tại vùng Vũng Tàu; Huynh Raymond Hinh chịu trách nhiệm lo cho Anh Em nào muốn di tản ra vùng đảo Phú Quốc. Thêm vào đó, để bảo đảm “chân tính” của Anh Em - trong trường hợp một số Anh Em nào đó “ra đi” với gia đ́nh, hoặc riêng rẽ một ḿnh, và tại nơi đất khách quê người, những Anh Em đó có thể liên lạc với các Anh Em khác trong cùng nhà ḍng La San, hoặc các nhà ḍng bạn tại địa phương - hội đồng cố vấn c̣n cấp cho mỗi Anh Em một “Thẻ Tu Sĩ” với chữ kư của Huynh giám tỉnh và xác nhận bằng chữ kư và khuôn mộc của Tổng giám mục Nguyễn Văn B́nh.

Sau quyết định của Huynh giám tỉnh và hội đồng cố vấn, một số Anh Em trẻ trong Kinh Viện rủ nhau ra Vũng Tàu. Huynh Phong cùng gia đ́nh cũng ra Vũng Tàu lánh nạn. Một số Anh Em trẻ hiện ở vùng Saigon rủ nhau đi Phú Quốc, nhập với các em Sắc Tộc, “để tiếp tay với chính quyền địa phương trong việc tiếp cư đón nhận và giúp đỡ đồng bào chạy giặc từ miền Trung vào”. Huynh trưởng Francois Ánh rảo quanh các pḥng các vị Đàn Anh hưu dưỡng tại Mai Thôn. Vào pḥng nào Huynh trưởng Ánh cũng nói rơ cho các vị biết là “ai muốn tránh bom đạn th́ ra Vũng Tàu, Tỉnh Ḍng sẽ lo liệu đầy đủ tiện nghi tối đa cho các vị an tâm hưu dưỡng...” Huynh trưởng Ánh không quên nói nhỏ vào tai các vị : “Nếu Việt cộng chiếm đánh Saigon th́ ḿnh c̣n có thể ... vượt biển từ Vũng Tàu dễ hơn.” Phần đông các vị Đàn Anh cười trả lời : “Đi đâu nữa? ‘Moi’ già rồi th́ tránh bom đạn cũng bằng thừa!” Khi đến pḥng Huynh Gonzague Bí, Huynh trưởng Ánh thấy Huynh Gonzague đang nằm đu đưa trên chiếc ghế dài. Cũng câu điệp khúc được lập lại, nhưng phản ứng lần này hoàn toàn khác hẳn. “Việt cộng chiếm Saigon à ? - Vậy th́ tôi đi! Tôi không thể sống với Việt cộng được!” Và bật dậy như một ḷ xo, Huynh Gonzague thu vén hai ba bộ đồ, không quên mang theo áo ḍng đen cổ trắng, tức tốc chạy xuống cầu thang, vào ngồi sẵn trong xe Desoto, chờ giờ ra đi. Phản ứng tương tự đă đến với Huynh Jean Ngoạn. Sau đó, huynh Salvator Ngợi cũng muốn thử thời vận. Thế là ba vị Đàn Anh đă ngồi sẵn trong xe, chờ đợi các Huynh trẻ tuổi mà chậm chạp v́... bịn rịn!

***

Huynh trưởng Colomban Đào hội ư với các Huynh thuộc cộng đoàn Đệ Tử Viện, đồng ư để Huynh Léopold Kiệt về với gia đ́nh; Huynh Pierre Tâm đoàn tụ với gia đ́nh từ Ban Mê Thuột xuống và tiếp tục t́m tông tích của vài chị em trong gia đ́nh bị mất liên lạc vài tuần nay [Huynh Pierre Tâm rất buồn và đau khổ khi biết người em gái thương mến, em gái út Mẫu Đơn, bị tử nạn v́ pháo kích ngay ngày đầu tiên; Huynh Antoine Đông được tin gia đ́nh chạy từ Qui Nhơn vào nên được nhập chung đoàn tụ với gia đ́nh. Huynh Hubert Huy, Huynh Hồng và Huynh An quyết tâm với Huynh trưởng Colomban Đào ở lại Đệ Tử Viện lo cho trên dưới 20 em Đệ Tử chưa liên lạc được với gia đ́nh.

Trước t́nh thế hỗn độn ngày càng lan rộng, Huynh trưởng Đào đồng ư cho tôi dẫn 20 em Đệ Tử chưa liên lạc được với gia đ́nh ra Vũng Tàu để tránh bom đạn - theo đúng nghĩa đen của các từ “tránh bom đạn”, v́ quả thật không ai trong chúng tôi có “mưu đồ” ǵ khác. Hai, ba ngày một lần, Huynh Hồng và tôi chở gạo và vài món lương khô tiếp tế cho các em. Huynh trưởng Colomban ở sát cánh với các em để giúp đỡ các em về mọi mặt.