Ngày 11 tháng 3 năm 1975, cộng quân tiến đánh Ban Mê Thuột, mở màn cho một bước ngoặt lịch sử của miền Nam Việt Nam.

Trong lúc đoàn người vô tội “chạy giặc như một con rắn khổng lồ từ Kontum xuống Nhatrang” - như lời kư giả gạo cội Nguyễn Tú gởi về cho báo Chính Luận ngay tuần đầu tiên khi cuộc chiến khởi sự, chúng tôi được tin là các Huynh thuộc cộng đoàn La San Ban Mê Thuột đă bị bắt giữ, và Huynh Dosithée Nghị bị điếc do một quả lựu đạn nổ tung sát bên bàn giấy Huynh đang làm việc. H́nh ảnh biến cố Mậu Thân đă xảy ra cho hai Huynh Sylvestre Diệp và Aglibert Thành bị bắt giữ tại trường Lasan Phú Vang Huế, và bị “chôn sống”, lại ẩn hiện trong tâm trí.

Trường La San B́nh Linh & Phú Vang và Biến cố Tết Mậu Thân

Năm nay phải nói là B́nh Linh nhận nhiều âu lo quá lớn và đồng thời phải chấp nhận những thiệt hại đáng kể do cuộc tổng tấn công của quân đội phương Bắc vào những ngày đầu năm Mậu Thân.

Ngày 29 tháng giêng năm 1968 tức mồng một Tết Mậu Thân, vào khoảng 3g30 sáng, vang lên những tiếng súng nổ ngay trong thành phố Huế đang ch́m đắm trong giấc ngủ b́nh dị. Lúc 6g00 sáng các bộ đội đă tràn vào khuôn viên nhà trường B́nh Linh và đóng quân luôn tại đây, cho đến ngày 07/02.

Khoảng 20 chú bộ đội c̣n rất trẻ và đều là người miền Bắc tỏ ra nghiêm túc trong cách ăn nói, song trong thái độ lại tỏ ra rất e dè và nghi ngại. Ngay trong buổi sáng hôm ấy, 4 Huynh được đưa sang ṭa Đại biểu, nơi đặt ban chỉ huy của “quân giải phóng”. Sau khi cung khai lư lịch và được giải thích về chính sách của nhà nước miền Bắc, các Huynh được cho trở về trường và hội ngộ với các Anh Em khác đang được giữ trong pḥng giám hiệu, và được trông chừng cẩn mật. Về phần các nhân viên trường và gia đ́nh họ, tất cả bị tống vào ở trong một lớp học.

Ngày 05/02, pháo của hạm đội Mỹ từ ngoài khơi biển Đông nă vào Huế : 3 viên đạn pháo rơi trúng đệ tử viện và phân nửa ṭa nhà này bị sụp đổ, một viên pháo khác trúng nhà nguyện và làm vỡ toàn bộ cửa kính, hơn 100 tấm kính lớn !

Ngày 07/02, cũng vào khoảng 3g30, bộ đội di tản. Trước lúc ấy, các chú lính trẻ không quên đặt súng cối và nă pháo liên hồi vào đồn công binh bên kia sông. Đồn này đă anh dũng chống cự trong suốt những ngày giao tranh, trong khi nhiều đồn khác tại Huế lại dừng chiến đấu ngay trong những ngày đầu.

Quân đội Việt Cộng vừa rút đi, quân Mỹ lại nhảy vào chiếm đóng ngôi trường trong đó các Huynh Đệ chỉ ao ước được sống trong b́nh an. Sự hiện diện của họ là một tai họa cho trường : ngày 10/02, dăy nhà 2 tầng của trường và dăy nhà dành cho giáo viên, lănh mỗi nhà 2 hỏa tiễn làm tung tóe trần nhà và đồ đạc bàn ghế. Đấy là chưa kể ngói kiếng bể nát, tường nhà sụp đổ hoặc nứt nẻ.

Ngay vừa khi được phép ra khỏi nhà, các Huynh Đệ đă tự nguyện đi giúp các tổ chức y tế : quét dọn các bệnh viện, sửa chữa hệ thống điện bị hư hại, băn bó thương tích cho các bệnh nhân… Cũng trong thời gian này, Anh Em trong cộng đoàn B́nh Linh hoàn toàn mất liên lạc với 2 Huynh Aglibert và Sylvestre đang ở lại trường La San Phú Vang để tổ chức mừng Xuân cho các em, và giữ ǵn cơ sở trong những ngày Xuân. Theo những tin tức nhận được, 2 Huynh này đă bị giam giữ ngày 04/02 và được đưa tới Chợ Mai, cách trường 500m. Được thả ra, các Huynh đến tạm trú tại nhà của một học sinh cách trường vài bước. Khi tin tức loan ra là quân đội Cộng Ḥa tiến về Phú Vang, bộ đội Việt Cộng liền rút lui và không quên mang theo 2 Huynh cùng 2 linh mục, và một chủng sinh, cùng nhiều giáo dân khác.

T́m được hài cốt của 2 sh Aglibert và Sylvestre.
Ngày 08/11/1969, 5 Huynh cùng 3 nhân viên trường tháp tùng một đoàn người đi t́m xác các thân nhân kém may mắn của gia đ́nh ḿnh. Ngay ngày đầu của cuộc khai quật, vào lúc 11g00, tại hố chôn tập thể thứ nhất, người ta t́m thấy 3 thi thể thối rữa nằm chồng lên nhau.
* Thi thể thứ nhất được đưa lên và được nhận diện ngay : đó là xác của linh mục Bửu Đồng.
* Hai thi thể kia c̣n trong ṿng hồ nghi, tuy thế khi xem xét kỹ th́ thấy :
- một thi thể mặc chiếc áo sơ mi có đánh dấu số 59 (số quần áo của Huynh Sylvestre),
- thi thể kia mặc 3 áo sơ mi, 2 quần dài, một tờ giấy bài hát được đánh máy và 2 chiếc răng vàng (đặc điểm của sh Aglibert).
Các Huynh tin chắc rằng đó chính là thi thể của 2 người Anh Em, Huynh Sylvestre và Aglibert.

Ngày 10/11/69, 2 Anh Em của chúng ta được rước từ Phú Thứ về, và tẩm liệm trong quan tài có 2 lớp vỏ bọc, và quàn tại pḥng ăn của cộng đoàn B́nh Linh nay đă được biến thành pḥng tang lễ. Sau thánh lễ đồng tế do đức tổng giám mục cùng 10 linh mục cử hành tại nhà thờ chánh ṭa Huế (Phủ Cam) và một thánh lễ tiễn đưa diễn ra trên sân trường B́nh Linh, một đoàn xe gồm 10 chiếc hộ tống 2 quan tài của hai Anh Em Lasan rất đáng mến và đáng kính phục ra phi trường Phú Bài vào ngày 12/11/69. Từ đấy, các Sư Huynh nhờ một máy bay dân sự của cơ quan USAID đảm trách việc chuyển đưa về Sài G̣n.

==> Xin đọc thêm "bài nói chuyện" của GS Nguyễn Lư-Tưởng: "... bốn mươi ba năm trước đây, lúc đó tôi là Dân Biểu Hạ Nghị Viện (1967-1971), tôi đại diện cho cử tri tỉnh Thừa Thiên, nơi đă xảy ra cuộc tổng tấn công của Việt cộng vào thành phố Huế vào ngày 31 tháng 01 năm 1968 đúng vào dịp Tết Mậu Thân, khiến cho hàng ngàn người dân vô tội bị Việt cộng giết chết một cách dă man, trong đó có những nhà tu hành, sinh viên học sinh, người buôn bán, làm nghề tự do và các công chức, quân nhân đang ăn Tết với gia đ́nh trong tay không có vũ khí..."

***

Các em đệ tử có gia đ́nh vùng Ban Mê Thuột, Kontum, Pleiku ăn ngủ không yên. Tôi được huynh trưởng Colomban Đào gởi ra Nhatrang t́m tin tức gia đ́nh các em. Trong dịp này, tôi t́m được gia đ́nh anh B́nh tôi chạy lánh nạn từ Kontum, đến ở một trại tiếp cư hơn tuần nay.

Tin tức không mấy sáng sủa dồn dập. Chiến sự bùng nổ khắp miền Cao Nguyên Trung Phần và miền Trung: “di tản chiến thuật” từ Ban Mê Thuột, rồi Pleiku, rồi Kontum, rồi Quảng Trị, rồi Huế, v.v... Đài BBC liên tiếp loan tin sớm hơn hiện thực: Quảng Trị thất thủ, Thừa Thiên chuẩn bị “di tản chiến thuật”, “tái phối trí lực lượng” tại Đà Nẵng, Nha Trang, v.v... để phản công. Đoàn dân chạy giặc đổ tuôn từ Quảng Trị vào Huế, rồi chạy tiếp vào Đà Nẵng, rồi cứ tiếp tục chạy. Chắc hẳn dân miền Trung chưa quên biến cố Tết Mậu Thân năm 1968 và “Đại Lộ Kinh Hoàng” năm 1972. Những ai đă từng di cư năm 1954 - hơn ai hết, chắc hiểu rơ tâm trạng của dân vùng Cao Nguyên và miền Trung lúc bấy giờ. Và những người di cư năm 54 mà nay, hơn 20 năm sau, lại phải tiếp tục chạy giặc th́ càng nhanh tay lẹ chân hơn!

Chiến sự ngày càng gây cấn. Tin thất thủ tỉnh này đến tỉnh khác đă xảy ra đúng như lời “tiên báo” của đài BBC. Bài học “công dân giáo dục” do chính tổng thống Nguyễn Văn Thiệu giảng dạy suốt hai tiếng đồng hồ qua hệ thống truyền thanh truyền h́nh, có phần trấn an, nhưng cũng có phần càng làm dân chúng hoang mang...

***

Ngày 1 tháng 4 năm 1975, đang nằm nghỉ trưa, tôi nghe tiếng gọi cửa ầm ầm, tiếng nói lắp bắp: "An đâu! dậy mau... gấp... gấp... gấp... lắm!" Th́ ra Huynh Phong. Vừa mừng v́ được tin người anh em từ miền Trung xa xôi, vừa tức cười v́ lối ăn mặc kiểu chạy giặc... không giống ai, vừa xúc cảm v́ thấy người anh em bơ phờ, vai mang balô, chân mang đôi dép râu... kinh hoàng.
- Chi mà dữ rứa cha! Mau! vô đây!
- Tên Hồng mô rồi?
- Ngồi đây đă! Để “moi” đi kêu lăo Hồng!

Chạy qua pḥng bên cạnh la ơi ới : "lăo Hồng ơi! có lăo Phong từ Huế vô đây ń."

Huynh Hồng hớt ha hớt hải chạy vào pḥng tôi, ngồi đối diện Huynh Phong mà mắt chớp chớp, miệng chu chu... Huynh Phong vào đề ngay:
- hai “vous” lấy balô ra ngay, soạn vài bộ áo quần, đi ngay!...
- "đi mô chừ ?" Huynh Hồng c̣n bồi thêm : "đi mô mà đi ? - ở cái lộ ni mà tử thủ chứ đi mô nữa!"

Huynh Phong cố nén cơn tức giận, kể lại cho chúng tôi vài chi tiết khá lư thú:

* Cộng Đoàn La San B́nh Linh quyết định “di tản” vào Đà Nẵng bằng ghe/tàu, cùng một chuyến với các Soeurs Jeanne d’Arc. Nhưng đến ngày đă định, 15/3/1975, các Soeurs đă cao bay xa chạy trước rồi!
* Huynh trưởng Thiện Hưởng “nhân danh đức vâng lời” khuyến dụ ông nội Paul - đă gần 99 tuổi - “bay” vào Saigon với Huynh Tiên.
* Các Huynh Anatole Bạch, Bellarmin Tâm, Anicet Tân, Fortunat Phong và Thiện Hưởng thay phiên nhau “đẩy” xe Opel cũ rích chất chứa hành trang cần thiết, đồng hành với dân chúng trực chỉ Đà Nẵng để lánh nạn chiến tranh đang theo đuổi sát nách. Đó là ngày lễ thánh Giuse, 19/3.
* Huynh Rodriguez Đào th́ đă đi với các Soeurs Jeanne d’Arc để giúp đỡ khi cần thiết.
* “Chạy đâu cho khỏi ánh mặt trời!” - Vừa đến Sơn Trà th́ đă có “anh em ta” dàn chào, trang bị súng ống tận răng! Hai hôm sau, bộ đội nón cối tụ tập dân chúng trong vùng, lên lớp giảng giải “chính sách ưu việt của bác và đảng”: chống Mỹ cứu nước, giải phóng miền Nam khỏi gông cùm kềm kẹp của đế quốc tư bản. “V́ thế, hăy loại bỏ tất cả những ǵ là của đế quốc Mỹ: sách vở văn hoá đồi trụy, tất cả sản phẩm đế quốc Mỹ bỏ lại, v.v...” Một người trong dân chúng nhận thấy dây nịt bằng da tên cán bộ đang mang ngang lưng có chữ U.S. liều lĩnh giơ tay nói: “c̣n chiếc nịt bằng da ông đang đeo ngang lưng th́ sao?” Tên cán bộ hănh diện đáp trả ngay: “đây là sản phẩm của... U Ét mà!”
* Đài BBC bắn tin: “Đệ Thất Hạm Đội của Mỹ đang chờ sẵn ngoài khơi, sẵn sàng chào đón tị nạn...” Huynh Phong rủ các Huynh khác t́m cách ... ra khơi! Huynh Bellarmin Tâm có quốc tịch Pháp, nên t́m đến toà lănh sự Pháp để được bảo vệ. Huynh trưởng Thiện Hưởng không đồng ư, và muốn trở về La San B́nh Linh, Huế. Huynh Anicet Tân theo Huynh trưởng Thiện Hưởng. Huynh Rodriguez Đào nhất quyết về lại cố đô tử thủ.
* Huynh Anatole Bạch và Fortunat Phong làm giấy phép “hồi hương” với ư định đi ngă Trường Sơn, v́ nghĩ rằng bộ đội đă xuống đồng bằng ven biển Đông. Nhưng khi xin giấy th́ ô hô mới nhận biết rằng “ông chủ tịch ǵ ǵ đó không biết đọc, chỉ biết quẹt quẹt vài cái xem ra như là kư tên” nên đổi ư, xin hồi hương về Nha Trang và nhân tiện trực chỉ Saigon.
* Hai Huynh Bạch và Phong lên đường, nhưng giữa đường th́ mất liên lạc, đành mạnh ai nấy trực chỉ miền Nam.
* Đến Đồi LaSan, Nhatrang, Huynh Phong bỗng cảm thấy tủi thân v́ tưởng ḿnh đă bị Anh Em đồng môn bỏ rơi: Cả Đồi La San Nha Trang vắng tanh. Th́ ra các Huynh đàn anh nhà hưu dưỡng, các Huynh và các em nhà tập, các Huynh và các em chuẩn sinh, các Huynh và ngay cả học sinh trường La San Vĩnh Phước [
Sau 50 năm giao quyền cho các Huynh Đệ La San hoạt động tông đồ tại Qui Nhơn, các linh mục nghĩ rằng “ḿnh cũng có thể điều hành trường trung học như mấy ông La San”, nên đ̣i lại ngôi trường địa phận. Các Huynh Đệ La San đă tổ chức lễ Kỷ Niệm 50 năm thành lập trường La San B́nh Lợi, và di dân về Đồi La San, Nha Trang. đổi tên thành trường La San Vĩnh Phước, năm 1973.]... đă rời bỏ Nhatrang ngay ngày thứ năm tuần thánh 27/3, và mừng đại lễ Chúa phục sinh trên con tàu đang lênh đênh trên biển cả, trực chỉ Vũng Tàu.
* Huynh Phong ban đêm leo rào vào toà giám mục Nha Trang, gặp giám mục Nguyễn Văn Thuận. Hai cha con vui mừng cho biết tin tức thời sự nóng bỏng của nhau, và cuối cùng, giám mục Thuận khuyến khích Huynh Phong t́m mọi cách vào Saigon cho sớm, và nếu được th́ nên ... ra khơi!
* Tiếp tục len lỏi t́m đường về Saigon, Huynh Phong đến Thủ Đức lối 1giờ trưa ngày 1/4 và vào gặp hai Huynh An, Hồng ngay trưa đó.


- Mấy “vous” thấy chưa? Thế tiến quân của Bắc Việt như thể chẻ tre. Đi! ḿnh phải “chạy” ngay kẻo không kịp!

Huynh Hồng và tôi nh́n nhau cười ha hả, cười nói bô bô “tử thủ! tử thủ chứ đi mô mà đi ! hihihihihihahahaha!!!” càng làm cho Huynh Phong nổi giận hơn. Huynh Phong đứng dậy ra đi, lộ vẻ tức giận và chừng như thương hại cho hai Huynh Hồng và An, như thể “con nít quá! ngây thơ ... cụ quá!” hoặc ngu quá: chưa thuộc bài học Tết Mậu Thân và mùa hè khói lửa, nhất là Đại Lộ Kinh Hoàng!

***

Khi chiến tranh bắt đầu bùng nổ, Huynh giám tỉnh Lucien Hoàng Gia Quảng, vừa được chọn làm giám tỉnh Tỉnh Ḍng Saigon vài tháng trước, đă nghĩ ngay đến việc t́m cách đưa các Huynh đang làm việc tại các vùng lâm chiến (Ban Mê Thuột), và các vùng xa xôi (B́nh Linh, Huế) về Saigon.

Huynh trưởng Fidèle, vừa được Anh Em tuyển chọn làm phụ tá giám tỉnh, tiếp tay với Huynh giám tỉnh Lucien, liên lạc với tổng trưởng Sắc Tộc để xin cấp ngay phương tiện đem các em học sinh Sắc Tộc ở trường Chư Prong, Nhatrang và các em học sinh Sắc Tộc ở Lang Biang, Đà Lạt về Saigon. Tổng trưởng cấp nguyên một chuyến bay. Nhưng đến phi trường Nhatrang th́, v́ số đông dân chúng tụ tập ngay trên phi đạo, phi cơ đành quay về lại Saigon.

Cuộc chiến bộc phát quá nhanh và “như thế chẻ tre”, Huynh giám tỉnh chỉ c̣n cách gởi một Huynh nhanh nhẹn, biết tháo vác, Huynh Ephrem Tú, đích thân đem một số ngân khoản khả dĩ giúp các cộng đoàn xoay sở t́m đường lánh nạn và tạm sinh sống trong một thời gian hạn định. Huynh Ephrem Tú bôn ba nhảy chuyến bay này đến chuyến bay khác ra Huế, rồi Đà Nẵng. Nhưng, theo lời Huynh Tú kể lại, “máy bay không đáp xuống được v́ dân chúng t́m đường chạy giặc túa đầy cả sân bay; mà dù có đáp xuống được rồi, thấy cảnh dân chúng ùa chạy theo đến gần máy bay để hy vọng bám vào một chỗ nào đó như bánh xe, cánh máy bay, v.v... th́ thử hỏi làm sao phi công dám ngừng lại? Đành chạy tiếp và... cất cánh trở về Saigon”. Đường lên Ban Mê Thuột, Kontum, Đà Lạt, th́ chịu thua: sóng người chạy giặc “như một con rắn khổng lồ” tuôn đổ xuống Nha Trang, Saigon... th́ làm sao có đường ngược lên được? Huynh Ephrem Tú đă tận dụng mọi phương cách để liên lạc với các Huynh ở các cộng đoàn miền Trung và vùng Cao Nguyên, ngay cả các cộng đoàn ở Nha Trang... mà cũng đành bó tay.

***

Huynh trưởng Mutien Ngọc đă cùng với vài Huynh Đệ và các em chuẩn sinh rời Đồi La San từ hai hôm trước, len lỏi ra tận phi trường Nha Trang, thấy máy bay đang đáp xuống, vội vă chạy theo “đeo” ngay cầu thang, “chạy đua” với máy bay... nhưng rồi cũng phải buông tay, nh́n máy bay cất cánh mà tiếc hùi hụi, lại c̣n đánh mất một cặp xách tay rất quan trọng.

Sau đó, cùng nhau chạy chọt được một thuyền chở hàng của Hải Quân, vui mừng vượt biển vào Vũng Tàu sau gần một tuần lênh đênh trên biển cả. Trong cuộc hành tŕnh “vượt biển” này, c̣n có Huynh trưởng Gaston và các em tập sinh. Nhưng khi đến Vũng Tàu, Huynh trưởng Gaston cùng với một số em tập sinh, chuẩn sinh, tiếp tục cuộc hành tŕnh ra tận đảo Phú Quốc. Huynh trưởng Désiré Nghiêm cũng t́m mọi phương cách đem các em học sinh sắc tộc vào Saigon bằng đường biển, nhưng cuối cùng tàu hải quân đưa toàn bộ ra đảo Phú Quốc.

***

T́nh thế có vẻ quá nguy ngập. Phần v́ đài BBC ‘tiên tri” quá đúng, phần v́ các em đệ tử có gia đ́nh ở Nha Trang quá lo sợ cho gia đ́nh và những muốn đoàn tụ gia đ́nh trong t́nh huống khó khăn cơ cực này. V́ thế, Huynh trưởng Colomban Đào đề nghị tôi t́m cách liên lạc với Đại Tá Nguyệt, Quân Tiếp Vụ Trưởng, đặc trách tiếp tế xăng dầu trên toàn lănh thổ Miền Nam, đặc biệt vùng Khánh Hoà, Nha Trang. "Frère có ư định ǵ lạ thế?" Đại Tá Nguyệt nói. "Dân chúng lo chạy đôn chạy đáo từ Nha Trang vào Vũng Tàu hoặc Côn Đảo hoặc Phú Quốc, bằng tất cả mọi phương tiện có thể có: ghe lớn ghe nhỏ, ngay cả xuồng thúng. Frère lại có ư định đem các em nhỏ về gia đ́nh ở Nha Trang? Mà dù cho có phương tiện đi nữa, th́ về đến Nha Trang, gia đ́nh các em c̣n ở đó không? Hay là đang lênh đênh trên biển cả? Hay là đang trú ngụ tại một trại tạm cư nào đó th́ sao?" Đại Tá Nguyệt nói đúng, thật hợp t́nh hợp lư.

Huynh trưởng Đào đồng ư gởi Huynh Hồng và tôi, cùng vài em Đệ Tử đi t́m thân nhân ở các trại tạm cư: làng cô nhi Long Thành, trại tiếp cư Vũng Tàu, v.v... Nghe ở đâu có trại tiếp cư là chúng tôi bay đến ngay.

Biệt tăm vẫn hoàn biệt tích!