Bài Chia Sẻ tại Nhà Mẹ (Rôma)
Ḍng Các Anh Em Trường Ki-tô
ngày 14 tháng 5 năm 2010

Giám mục Jean-Louis Bruguès, o.p.
Thư Kư Toà Thánh đặc trách việc Giáo Dục Công Giáo

Người Trẻ là Thầy Giáo của chúng ta

Chúng ta nên t́m đức Ki-tô ở đâu? Chúng ta có thể gặp Người ở đâu, và làm sao chúng ta có thể theo Người? Như hiện nay người ta thường nói, đó là những câu hỏi "căn bản" của đời sống Ki-tô hữu. Thật vậy, đó là những câu hỏi của sự sống và sự chết, nghĩa là của ân sủng, cứu độ và t́nh thương. Và, như đă xảy ra, đoạn phúc âm chúng ta vừa đọc cho chúng ta câu trả lời: "Người nào tiếp nhận một em bé như em bé này v́ danh Thầy là tiếp nhận chính Thầy". Chúng ta không khó mường tượng khung cảnh này. Các môn đệ đang sôi nổi tranh luận về những vấn đề tương tự: Ai là người lớn nhất? Ai là người quan trọng hơn những người khác? Ai có thể là người lănh đạo? Chúng ta có thể lầm khi nghĩ tưởng rằng những câu hỏi đó là vô bỗ và lạc đề. Nếu chúng ta lắng sâu tận đáy ḷng, chúng ta t́m thấy chúng tại đó, dưới h́nh thức này hay phương thức khác; v́, nếu sự thật được phô bày, khi chúng ta đối diện với người khác, th́ nẩy sinh sự đối chứng và đối chọi. Cảm giác tiên khởi là đe doạ, chúng ta thấy gương mặt nhăn nhó. Như vậy, quả thật, đó là những vấn đề của sự sống và sự chết.

Cũng như mọi khi, Chúa Giêsu không cho một câu trả lời lư thuyết, Người tŕnh bày một cách thực tế. Người gọi một em bé và đặt đứng giữa các môn đệ - một chi tiết quan trọng. Người nói: "Nếu Anh Em không trở nên giống như em bé này Anh Em sẽ chẳng được vào Nước Trời". Chúng ta đừng lầm lẫn về việc này: Chúa Giêsu không nêu em bé này như là một gương mẫu cho chúng ta. Người không cần phải đợi cho đến khi Freud xuất hiện - Freud là người cho rằng em bé như là những thứ "lệch lạc bệnh hoạn", và trong mọi trường hợp, sự tinh tuyền gán cho em bé thường là sản phẩm của một cái nh́n lăng mạn về các sự vật. Tin Mừng không đề xướng bất kỳ một h́nh thức nào có tính cách áp đặt trên tuổi trẻ; Tin Mừng không t́m cách biến chúng ta thành ngu xuẩn hay ngây ngô. Không, em bé mà Chúa Giêsu giới thiệu là một sinh vật mỏng manh và lệ thuộc, một tạo vật cần sự nâng đỡ của người khác để có thể trở thành chính ḿnh. V́ thế, chúng ta cũng được mời gọi nhận thực chính ḿnh như trẻ nhỏ, là con cái của cùng một Cha là Đấng quan pḥng dạy dỗ và nâng đỡ chúng ta để chúng ta trở thành chính ḿnh, chan chứa ước mong mà Thiên Chúa đă dự định cho mỗi một chúng ta.

Đức Giêsu kết thúc với lời khuyến dụ: "Người nào tiếp đón một em bé như em này v́ danh Thầy là tiếp đón chính Thầy". Để trung thành với bản văn, chúng ta cần phải nói "chính bản thân Thầy". Ít có lời khuyến dụ được thi hành nguyên văn như khuyến dụ này. Đă từ lâu, có thể ngay từ lúc khởi đầu, Giáo Hội  đă chăm sóc đặc biệt chu đáo đến việc giáo dục trẻ em. Đó là, một cách nào đó, chính bản năng của người mẹ hướng dẫn con em từ thuở sơ sinh đến phép rửa tội, và bảo đảm bản tính con người của con em cũng phải được rửa tái sinh bởi một nền giáo dục do quyền năng của tin mừng linh hoạt và bày tỏ hiện thực. Giáo Hội đă giao phó phận vụ này cho những người tín hữu tốt nhất; và Giáo Hội đă đưa một số đáng kể những người này lên bàn thờ. Tưởng nên nêu danh ở đây một số tốt lành nhất: John Eudes và John Bosco, Angela Merici, Peter Canisius và, lẽ tất nhiên, thánh John Baptist De La Salle là Đấng đă được giáo hoàng Pius XII tôn phong làm Quan Thầy các nhà giáo ngày 15 tháng 5 năm 1950 - đúng 60 năm nay, và đối với các môn đệ của thánh nhân, cá nhân tôi mang ơn thật nhiều.

Qúy Sư Huynh thân kính, tôi đến với qúy Sư Huynh hôm nay với ḷng biết ơn. Trong suốt 10 năm, từ năm 1948 đến năm 1958, tôi là học sinh của quư Sư Huynh trong một thành phố nhỏ tại miền nam nước Pháp. Trong khi dọn bài nói chuyện hôm nay, tôi đă muốn đọc lại vài đoạn về những việc làm của thánh Tổ Phụ. Tôi đă may mắn gặp lại đoạn văn sau đây, một đoạn mà chắc hẳn quư Sư Huynh đă nằm ḷng, và tôi nghĩ rằng có thể tóm lượt tinh thần sáng tạo của cha thánh De La Salle: "Mục đích cứu cánh của Hội Ḍng này là giáo dục tuổi trẻ theo tinh thần Ki-tô; chính v́ mục đích này mà Anh Em mở trường học để Anh Em chăm sóc trẻ em từ sáng đến chiều, và nhờ đó mà Anh Em hướng dẫn dạy dỗ trẻ em sống tốt, bằng cách dạy các em biết những mầu nhiệm của đạo thánh và khai tâm cho các em theo những châm ngôn Ki-tô, and như thế đem đến cho các em một nền giáo dục thích ứng" (Luật Ḍng, chương 1. Từ sáng đến chiều, với tinh thần cộng đoàn - một đặc điểm của lối sống của quư Sư Huynh, chúng ta, thầy giáo và học sinh, phải xây dựng một lối kinh đô thành phố trong đó trẻ em là hoàng tử. Tôi muốn nói rằng học sinh, như đức Giêsu đă khuyến dạy, là trọng điểm mà các môn đệ Người phải lưu tâm. Một kinh thành trong đó người ta học biết cách sống, nghĩa là "nghệ thuật sống tốt", như chúng ta vừa nghe trong bài tin mừng. Ở đây, trong một nhóm trẻ em "sống với nhau từ sáng đến chiều" - theo những từ ngữ của cha thánh Lập Ḍng, diễn tiến một nhà tập sống, trong đó cùng với sự khám phá tiệm tiến của những đam mê và cảm nghiệm trước sức mănh liệt của những đam mê đó, chúng ta được dạy dỗ giáo huấn bí quyết làm chủ để khỏi bị những đam mê đó trấn áp chiếm đoạt.

Trong cùng đoạn văn đó, John Baptist De La Salle khuyến dụ rằng trẻ em phải được dạy về "những mầu nhiệm đạo thánh của chúng ta". Tinh thần đức tin vẫn c̣n là đặc tính của linh đạo của Anh Em. Để tôi chia sẻ một bí mật với Anh Em: khi tôi gia nhập ḍng Đa Minh, tôi phải thụ huấn - như tất cả mọi người, một chuỗi dài thực tập về thần học, nhưng thật sự tôi không học được thêm điều ǵ mới. Đương nhiên, càng học thâm sâu càng giúp chúng ta phát triển sự hiểu biết và khai mở nhiều chân trời mới, nhưng điểm cốt lơi của thần học đă do quư Sư Huynh Trường Ki-tô trao ban cho tôi. Theo lẽ tự nhiên, khai tâm vào những mầu nhiệm Ki-tô giáo đă được dạy dỗ thích ứng với khả năng của chúng ta, nhưng quả thật những mầu nhiệm đó đă được trao cho chúng ta toàn diện. Từ đó, tôi chỉ cần đào sâu thêm. Được trang bị với ngôn ngữ đơn giản, của ăn đi dàng đó, mỗi một chúng ta tự lăn xả vào cuộc sống, như một chiếc thuyền nhỏ phóng ra biển khơi. Mỗi một chúng ta sử dụng nó ứng với hoàn cảnh mà ḿnh suy tưởng thích hợp nhất, vẽ ra từ đó nguồn năng động cho đức tin của ḿnh hoặc đơn giản một phương thức cho sự thăng tiến của đời ḿnh. Những kẻ khác tránh né lăng quên mọi sự: Giáo dục Ki-tô cũng là một sự giáo dục trong tự do.

Trong thời điểm mà chúng ta bị chi phối bởi những vận động chưa bao giờ có trước - một sự phát động t́m cách làm giảm uy tín của Công giáo và, cách đặc biệt, sứ mạng của Giáo Hội đối với tuổi trẻ, chúng ta nên tự hỏi câu hỏi sau đây: Tại sao Gíáo Hội tỏ ra quá nhiệt t́nh về việc giáo dục? Tại sao giáo dục, tại sao ḷng nhiệt thành lại được đánh giá rất cao, như John Baptist de La Salle đă nói? Khi hành động trong đường lối này, Giáo Hội không chỉ đơn giản thoả măn bản năng sinh tồn của ḿnh; Giáo Hội không phải lưu tâm trước hết mọi sự về tương lai của ḿnh hay của nhân loại, ngay cả khi chúng ta đă bắt đầu một thiên niên kỷ mới mà Giáo Hội không ngừng kêu gọi nhấn mạnh về vấn đề tuổi trẻ. Không, Giáo Hội công bố một căn bản mà sự thật không được biết đến: Tuổi trẻ là thầy dạy của chúng ta.

Người trẻ là thầy giáo của chúng ta v́ họ kéo chúng ta ra khỏi con người của chính chúng ta; họ lôi kéo chúng ta ra khỏi khoảng riêng tư, nơi mà chúng ta đă chất chứa những xác quyết, xác tín và ngay cả mệt mỏi của cuộc sống của chúng ta. Những quỉ quái của tuổi chúng ta thường che mờ đôi mắt chúng ta, chúng làm chúng ta căn thẳng đối với sự việc tích cực của xă hội và văn hoá của nó. Những khai phá về kỹ thuật và hứa hẹn của khoa học lôi cuốn họ. Tôi đă phải mất nhiều tháng trước khi có thể sử dụng ít nhiều hoàn chỉnh máy điện toán, trong khi những đứa con đỡ đầu của tôi đă xem chuyện phức tạp của ngôn ngữ khoa học kỷ thuật vi tính như là chuyện đầu môi chóp lưỡi, sử dụng nó như thể một tṛ chơi. Thề hệ trẻ yêu thích thiên nhiên, lưu tâm chăm sóc chim chóc bị dính dầu thô, bảo vệ môi trường mưu sinh, và nhắc nhở cho chúng ta nhớ bổn phận của chúng ta đối với quả đất già nua nhưng tốt lành này, quả đất mà tuổi trẻ đă sẵn sàng chuẩn bị lấy làm gia sản cho ḿnh. Họ t́m kiếm hoà b́nh và phản đối sự bất công kỳ thị. Họ đi du lịch nhiều hơn bất kỳ ai trong chúng ta trong quá khứ và tụ tập nhau thật đông đảo, như tại Rôma, Taizé, St Jeames of Compostella, hoặc trong những Ngày Trẻ Thế Giới, họ khám phá rằng điều liên kết họ với nhau cường mạnh hơn điều làm họ phân hoá. Họ nhắc nhở về những lư do để hy vọng cho tâm trí chúng ta thường bị mệt mỏi suy yếu.

Tuổi trẻ c̣n đem đến cho Giáo Hội của chúng ta một nguồn khí mới, giống như nguồn sinh khí vĩ đại của Chúa Thánh Thần. Phong trào Ân Sủng Thánh Linh là tuổi trẻ. Sự canh tân đời sống tín ngưỡng với những dám đương đầu thích ứng, độc đáo và h́nh thức mới là tuổi trẻ. Sự khám phá lại kinh nguyện như chiều kích căn bản của đời sống Ki-tô cũng là tuổi trẻ. Biết bao tín hữu ngă ḷng, bao nhiêu linh mục vỡ mộng cũng đă t́m lại được, nhờ tiếp xúc với tuổi trẻ, ư nghĩa của lời ca tụng, của nguyện cầu và đời sống nội tâm? Tuổi trẻ đảm bảo cho chúng ta thấy rằng sự hấp thụ giáo huấn của chúng ta - mà một số có lẽ quá hấp tấp đă gọi là hậu-Kitô, vẫn c̣n là sự mong đợi ơn cứu rỗ mà đức Ki-tô đem đến. Tuổi trẻ dọn đường cho những sứ mạng mới, và t́nh nguyện phát huy "sự phúc-âm-hoá thứ hai" mà Giáo Hội kêu mời.

Tôi sẽ tạm kết thúc với h́nh ảnh thật đẹp của một câu chuyện nhỏ, một câu chuyện mà tôi nghĩ trọn vẹn đầy đủ ư nghĩa để giao hoà giữa hai thế hệ. Câu chuyện xảy ra từ một trong những sự tích thời Giáo Hội sơ khai. Bảy chàng thanh niên miền Ephesus sẽ bị xử tử v́ bị nghi ngờ là những người theo chân đức Ki-tô. Đại đế Diocletian cho gọi họ đến diện kiến, nhưng v́ xúc động thấy "tuổi trẻ đang tươi nở" của họ - như nguyên bản viết lại, nhà vua cho họ được tự do. Một giấc ngủ say đă đem lại cho họ được sống c̣n qua những bách hại và, khi cơn nguy hiểm đă qua, thần khí của Thiên Chúa đă thức họ dậy với sức sống tuổi trẻ của họ bảo toàn nguyên vẹn. Tuổi trẻ làm vô hiệu hoá sự chết. Tuổi trẻ là sự hiển linh của một siêu việt không bao giờ trở lại nữa. Đó là dấu hiệu đầu tiên; đối với Ki-tô hữu, đó là bí tích tiên khởi; đối với các triết gia, đó là sự "tương quan" tiên khởi của sự vĩnh cửu thần thiêng. Và như thế, bây giờ chúng ta hiểu điều mà đức Ki-tô truyền dạy khi Người nói: "Ngoại trừ Anh Em trở nên giống như em bé này, anh em sẽ không vào được nước trời"